Đánh giá đúng thực trạng đội ngũ giáo viên dạy tiếng Anh trong các trường THPT

Một phần của tài liệu giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy tiếng Anh ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An (Trang 61 - 63)

6 Công nhận kết quả và danh hiệu thi đua,

3.2.2.Đánh giá đúng thực trạng đội ngũ giáo viên dạy tiếng Anh trong các trường THPT

3.2.2.1. Mục tiêu của giải pháp

- Nhằm cung cấp các thông tin chính xác về thực trạng đội ngũ giáo viên tiếng Anh đê từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi duỡng nâng cao chất lirợng đội ngũ, bố trí, sử dụng đội ngũ giáo viên tiếng Anh của các trirờng THPT cho hợp lý, đáp ứng các yêu cầu về trình độ, năng lực của giáo viên khi tham gia giảng dạy tiếng Anh theo chương trình của Đe án ngoại ngữ theo Quyết định số 1400/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

- Việc khảo sát và đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên tiếng Anh các trường THPT phải đảm bảo độ chính xác, khoa học của các thông tin, đáp ứng yêu cầu hoạch định kế hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ.

- Thúc đẩy tinh thần, ý thức tự bồi dưỡng về chuyên môn của giáo viên tiếng Anh đáp ứng yêu cầu giảng dạy tiếng Anh trong giai đoạn mới.

3.2.2.2. Nội dung của giải pháp

- Cần tập trung làm rõ các thông tin về số lượng, cơ cấu, trình độ đào tạo, hệ đào tạo, địa chỉ đào tạo, nhiệm vụ được phân công, năng lực và kết quả công tác, trình độ tin học, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực sư phạm ...

- Phân tích, đánh giá những mặt mạnh, mặt yếu của đội ngũ giáo viên tiếng Anh về các mặt theo chuẩn nghề nghiệp GVTrH, cụ thể là năng lực

nghề nghiệp của GV biểu hiện ở phấm chất chính trị, đạo đức lối sống và năng lực sư phạm của người GV bao gồm: năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường GD; năng lực dạy học; năng lực GD; năng lực hoạt động chính trị xã hội; năng lực phát triển nghề nghiệp.

3.2.2.3. Cách thức thực hiện giải pháp

- Bước 1, lấy thông tin về số lượng, cơ cấu, trình độ đào tạo, hệ đào tạo, trình độ tin học qua hồ sơ quản lý của nhà trường.

- Bước 2, xem xét kết quả thực hiện nhiệm vụ giảng dạy trong ba năm của tất cả giáo viên dạy tiếng Anh dựa trên đánh giá về chuyên môn của tổ, của ban thanh tra chuyên môn nhà trường và kết quả học tập bộ môn của học sinh qua các kỳ thi khảo sát của nhà trường.

- Bước 3, nghiên cứu kỹ các bản tự cho điểm đánh giá theo chuẩn của giáo viên dạy tiếng Anh và các minh chứng kèm theo; các bản đánh giá của tổ chuyên môn và của hiệu trưởng về mức độ hoàn thành các mặt theo chuẩn nghề nghiệp GVTrH.

- Bước 4, tiến hành khảo sát đội ngũ giáo viên tiếng Anh về năng lực chuyên môn thông qua kỳ thi giáo viên dạy giỏi trường và cử giáo viên tham gia các đợt khảo sát tiếng Anh do sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức, qua đó nắm rõ năng lực thực sự của họ và có thể xếp loại, xếp vị thứ các giáo viên trong tố cũng như chiều hướng phát triển của mỗi giáo viên.

- Bước 5, bước cuối cùng, tổng hợp, phân tích các thông tin đã thu thập được, đánh giá mặt mạnh, mặt yếu, chiều hướng phát triển trong tương lai của từng giáo viên dạy tiếng Anh, đối chiếu với những yêu cầu của việc giảng dạy tiếng Anh trong giai đoạn mới theo đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020", từ đó xây dựng cơ chế chính sách phù hợp cho công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh theo hướng đáp ứng.

3.2.3. Đối mới công tác xây dụng kế hoạch nâng cao chất lượng đội ngũgiáo viên dạy tiếng Anh trong các trường THPT

Một phần của tài liệu giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy tiếng Anh ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An (Trang 61 - 63)