0
Tải bản đầy đủ (.doc) (103 trang)

Nội dung của quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy tiếng Anh ở trường THPT

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN DẠY TIẾNG ANH Ở CÁC TRƯỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN (Trang 25 -30 )

1.4.2.1. Điều tra về thực trạng đội ngũ GV dạy tiếng Anh ở trường THPT

Đây là một việc làm thực sự cần thiết trước khi đưa ra bất kỳ một quyết định nào liên quan đến công tác quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo

viên. Việc điều tra nhằm đẻ biết một cách chính xác, cập nhật tất cả những thông tin về thực trạng đội ngũ giáo viên dạy tiếng Anh ở các trường THPT, bao gồm thực trạng về số lượng thành viên trong đội ngũ; Cơ cấu đội ngũ; Phâm chất của đội ngũ; Trình độ của đội ngũ và năng lực của đội ngũ. Những thông tin chính xác được cung cấp đến cho các nhà quản lý, giúp cho họ có được cái nhìn tổng thê về đội ngũ GV dạy tiếng Anh trên địa bàn quản lý.

1.4.2.2. Lập kế hoạch năng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy tiếng Anh ở trường THPT

Ke hoạch là đường lối, là cơ sở pháp lý của nhà trường, kế hoạch được xây dựng trên cơ sở nhiệm vụ năm học của cấp trên. Hằng năm hiệu trưởng

phải xây dựng kế hoạch cho năm học, kế hoạch này phải được thông qua đội ngũ cốt cán, hội đồng sư phạm nhà trường lấy ý kiến đóng góp, sau khi đã thống nhất hiệu trưởng ra quyết định thi hành.

Đối với việc lập kế hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy tiếng Anh ở THPT, hiệu trưởng nhà trường dựa trên những định hướng lớn về nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của Đảng, các văn bản hướng dẫn thực hiện của các cấp quản lý giáo dục và căn cứ vào các điều kiện thực tế của nhà trường về tổ chức bộ máy, về nguồn nhân lực và các điều kiện khác đé xây dựng kế hoạch sao cho phù họp theo các bước cơ bản như sau:

- Xác định mục tiêu, yêu cầu của việc nâng cao chất lượng đội ngũ GV tiếng Anh.

- Xác định chi tiết những hoạt động cần thực hiện nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ GV tiếng Anh:

+ Bồi dưỡng về phẩm chất chính trị, đạo đức tư tưởng, lối sống cho GV tiếng Anh.

+ Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ GV dạy tiếng Anh đế đáp ứng được với yêu cầu trong giai đoạn hiện nay như phải có kế hoạch cử người đi học các lớp đào tạo sau đại học, tham gia tập huấn đổi mới phương pháp dạy học, tham gia các lớp bồi dưỡng để thi lấy chứng chỉ B2, C1 theo Khung tham chiếu năng lực ngôn ngữ Châu Âu...

+ Bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ giáo viên tiếng Anh, đặc biệt là năng lực giảng dạy như cách lập kế hoạch dạy học của cá nhân, xác định mục tiêu bài dạy, cách vận dụng các phương pháp dạy học cho phù hợp với nội dung bài dạy và trình độ của học sinh, ...

- Xác định trách nhiệm và cách thức tổ chức thực hiện.

Công tác quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiếng Anh của các trường THPT được xác định là trách nhiệm của không chỉ BGH nhà

trường mà còn là của tổ chuyên môn tiếng Anh, của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường.

Việc nâng cao chất lượng giáo viên có thể thực hiện bằng các hình thức bồi dưỡng:

I Tập trung ngắn hạn, dài hạn đẻ nâng cao trình độ đào tạo. + Bồi dưỡng theo chuyên đề.

I Bồi dưỡng qua các hoạt động của tố chuyên môn. + Bồi dưỡng thông qua hội thảo khoa học.

I Bồi dưỡng thông qua việc tố chức viết sáng kiến kinh nghiệm. I Bồi dưỡng thông qua việc tố chức hội thi giáo viên giỏi cấp trường. - Xác định nguồn lực và tiến độ thực hiện.

- Xác định phương pháp và các chỉ số chính giám sát tiến độ và đánh giá kết quả thực hiện

Việc lập kế hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy tiếng Anh ở THPT cần phải tuân theo các yêu cầu sau:

- Ke hoạch phải xây dựng trên cơ sở thực tiễn, phù hợp với điều kiện khách quan, điều kiện chủ quan

- Ke hoạch phải xác định được thực trạng, mục tiêu cần đạt được và các biện pháp đế đạt được các mục tiêu đó

- Xây dựng kế hoạch phải xác định được định hướng ưu tiên cần thiết trong năm học.

- Ke hoạnh phải đưa ra được các tiền đề đảm bảo cho kế hoạch được thực hiện tốt.

1.4.2.3. Tô chức thực hiện kế hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy tiếng Anh ở trường THPT

Là quá trình phân phối và sắp xếp nguồn lực theo những cách thức nhất định để đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu về nâng cao chất lượng đội

ngũ GV tiếng Anh đã đề ra.

Các công việc cơ bản của phần này bao gồm:

- Truyền đạt, giải thích nhiệm vụ cho các bộ phận, các cá nhân thực hiện kế hoạch: phân công thực hiện, bố trí sắp xếp bộ phận và các cá nhân cho đúng người, đúng việc; quy định chức năng, quyền hạn cho từng bộ phận có tính đến năng lực từng người cũng như khó khăn họ sẽ gặp phải.

- Phân bố kinh phí và các điều kiện vật chất cho viêc thực hiện kế hoạch. Cần chú ý các hoạt động có tính ưu tiên (hoạt động dạy và học; giáo dục đạo đức...)

- Lập chương trình hoạt động, tức là kế hoạch cụ thể đê thực hiện các việc đã nêu trong kế hoạch.

- Ra các quyết định thực hiện kế hoạch.

Đẻ thực hiện điều đó, Hiệu trưởng cần tổ chức cho các thành viên trong nhà trường cùng làm việc với nhau có hiệu quả. Hiệu trưởng cần phân quyền, phân nhiệm cho Phó Hiệu trưởng, cho tổ trưởng chuyên môn để họ giúp Hiệu trưởng tổ chức và kiêm soát các hoạt động của tổ cũng như các thành viên nhằm tạo điều kiện đạt được mục tiêu dễ dàng. Hiệu trưởng cần phải lựa chọn, sắp xếp, bố trí công việc cho từng GV sao cho đảm bảo phát huy hiệu quả tối đa sự đóng góp của họ cho nhà trường nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.

1.4.2.4. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy tiếng Anh ở trường THPT

Cần thực hiện các nội dung sau:

- Bố trí công việc phù hợp với năng lực của GV. - Giám sát quá trình thực hiện công việc.

- Thuyên chuyển, đề bạt: Làm cho GV phát huy hết khả năng, năng lực, làm cho công việc của họ trở nên thú vị hơn.

- Động viên, khen thưởng, xây dựng tinh thần làm việc.

Để chỉ đạo thực hiện kế hoạch có hiệu quả, trước hết người quản lý cần quan tâm xây đựng khối đoàn kết, ý thức trách nhiệm, tình cảm nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên tiếng Anh. Xây dựng và duy trì nề nếp hoạt động giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học của giáo viên. Tăng cường sự hợp tác giao lưu giữa các trường, đẩy mạnh hoạt động trao đổi chuyên môn nghiệp vụ, thường xuyên đổi mới hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cả nội dung và phương pháp. Có hình thức động viên kịp thời đê tạo động lực thúc đấy giáo viên tiếng Anh hăng hái hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị, các tài liệu tham khảo phục vụ công tác dạy, học môn tiếng Anh (như phòng học ngoại ngữ, băng hình...)

1.4.2.5. Kiếm tra, đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên dạy tiếng Anh ở trường THPT

Kiểm tra, đánh giá là một trong bốn chức năng cơ bản của chu trình quản lý. Kiểm tra, đánh giá chất lượng đội ngũ là nhằm mục đích:

- Phát hiện thực trạng về chất lượng của GV và việc quản lý nâng cao chất lượng GV, từ đó có sự điều chỉnh cần thiết để hoạt động này đạt hiệu quả hơn.

- Phát huy hết mọi tiềm năng của GV.

- Tạo ra sự gắn bó giữa GV với nhà trường, với tập thể. Quy trình kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên:

- Xây dựng kế hoạch, tiêu chuẩn, tiêu chí kiểm tra, đánh giá. - Tiến hành kiểm tra, đánh giá.

- Ra kết luận về công tác kiêm tra, đánh giá. Yêu cầu khi kiểm tra, đánh giá đội ngũ:

- Kiểm tra, đánh giá phải mang tính chất quá trình, tức là nội dung kiểm tra, đánh giá phải thể hiện sự tiếp nối giữa những vấn đề cũ và mói, sự vận dụng kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm. Mỗi nội dung kiểm tra là một khâu

liên tục để người giáo viên điều chỉnh quá trình dạy học của bản thân cho phù hợp, từ đó khắc phục và phấn đấu tự hoàn thiện mình.

- Kiếm tra đánh giá phải dựa vào các chuẩn mực đã quy định và được công khai hóa. Nếu đạt tốt được biểu dương khen thưởng, nếu có sai lệch thì nhắc nhở, điều chỉnh. Kiêm tra đánh giá là một chức năng quan trọng của công tác quản lý. Thông qua chức năng này mỗi cá nhân có thể khẳng định được vị trí của mình trong tổ chức.

- Phải phân loại giáo viên tiếng Anh chính xác, có kế hoạch bồi dưỡng giáo viên giỏi, kèm cặp, giúp đỡ giáo viên yếu.

1.4.2.6. Thi đua, khen thưởng đội ngũ giáo viên dạy tiếng Anh ở trường THPT

Thi đua, khen thưởng là nội dung không thể thiếu trong công tác quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ GV nói chung và đội ngũ GV tiếng Anh nói riêng. Làm tốt công tác thi đua, khen thưởng là tạo động lực giúp cho GV luôn cố gắng hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ của mình. Vì vậy, người cán bộ quản lý cần phải quan tâm thực hiện tốt quyền lợi tinh thần cho GV tiếng Anh như: Biểu dương, khen thưởng giáo viên giỏi, xét tặng các danh hiệu cao quý,...

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý nâng cao chất lượng đội ngũGV nói chung và GV dạy tiếng Anh ở trường THPT nói riêng

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN DẠY TIẾNG ANH Ở CÁC TRƯỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN (Trang 25 -30 )

×