To chức tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng; nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên dạy tiếng Anh trong các

Một phần của tài liệu giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy tiếng Anh ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An (Trang 66 - 71)

6 Công nhận kết quả và danh hiệu thi đua,

3.2.4.To chức tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng; nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên dạy tiếng Anh trong các

trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên dạy tiếng Anh trong các trường THPT

3.2.4.1. Mục tiêu của giải pháp

- Việc bồi dưỡng, tự bồi dưỡng chuyên môn phải thực sự thiết thực và phục vụ cho chính công tác giảng dạy của giáo viên hoặc những công việc sẽ đảm nhận sau này.

- Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GV nhằm mục đích đáp ứng tối đa cho yêu cầu, mục tiêu đã đề ra, khắc phục những hạn chế, thiếu sót về mặt quan điểm, nội dung, phương pháp dạy học.

- Việc bồi dưỡng, tự bồi dưỡng chuyên môn phải góp phần nâng cao chất lượng của đội ngũ giáo viên, nâng cao năng lực chuyên môn, khả năng sư phạm cũng như khả năng tham gia các hoạt động khác trong nhà trường.

3.2.4.2. Nội dung của giải pháp

Công tác đào tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên dạy tiếng Anh trong các trường THPT bao gồm các nội dung cơ bản sau:

- Nâng cao kiến thức chuyên môn.

- Bồi dưỡng về phương pháp giảng dạy, chú ý đến các kỹ năng dạy học trên lớp, kỹ năng hướng dẫn HS hoạt động, kỹ năng tạo tình huống có vấn đề, kỹ năng thực hành và kỹ năng ra đề kiểm tra theo kiểu trắc nghiệm, trắc nghiệm tự luận.

- Bồi dưỡng về kiến thức tin học; sử dụng phương tiện dạy học hiện đại và thiết kế đồ dùng dạy học; kỹ năng khai thác thông tin trên mạng.

- Bồi dưỡng, tự bồi dưỡng về các hoạt động như tố chức hội thảo, thảo luận chuyên đề, tổ chức hoạt động ngoại khoá, câu lạc bộ, sinh hoạt tập thể...

3.2.4.3. Cách thức thực hiện giải pháp

Các nhà trường cần có một chiến lược bồi dưỡng giáo viên với các hành động cụ thế, thiết thực, đưa hắn vào nghị quyết, phương hướng, nhiệm vụ hàng năm; có các quy định cụ thể, rõ ràng về yêu cầu bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của giáo viên. Phải quán triệt tới lãnh đạo và toàn thể giáo viên trong nhà trường có nhận thức đúng đắn, có thái độ tích cực đối với công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ.

Ngay từ đầu năm học, BGH xây dựng kế hoạch bồi dưỡng về chuyên môn cho GV trên cơ sở căn cứ vào trình độ hiện có của GV, căn cứ vào kế hoạch giảng dạy của GV, căn cứ vào những điều kiện khác như lứa tuổi, điều kiện về gia đình, nhu cầu được bồi dưỡng của bản thân mỗi GV....

Cụ thể:

- Mở các lóp đào tạo, bồi dưỡng tại chỗ về tin học và các lớp tập huấn về đổi mới phương pháp giảng dạy, sử dụng các thiết bị, phương tiện dạy học hiện đại.

- Tận dụng tối đa lực lượng giáo viên đầu đàn trong bồi dưỡng giáo viên, tham gia xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động và thiết kế chiến lược phát triển của nhà trường.

- Tổ chức các lớp bồi dưỡng tại trường cho giáo viên bằng cách mời các chuyên gia nước ngoài, các giảng viên ở trường Đại học Vinh. Trên cơ sở điều kiện của nhà trường kết hợp với xã hội hóa giáo dục đế có thể hợp đồng giáo viên người Anh giảng dạy cho học sinh và yêu cầu tất cả giáo viên ngoại ngữ cùng tham dự các buổi học cùng với học sinh, thời lượng mỗi tuần ít nhất một buổi để học tập phương pháp dạy học, luyện thêm kỹ năng nghe nói và cách phát âm.

- BGH phải thường xuyên cập nhật các thông tin của cơ quan quản lý giáo dục cấp trên về yêu cầu bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên tiếng Anh đê tranh thủ thời cơ, xin được chỉ tiêu và kịp thời cử giáo viên tham gia các lớp học bồi dưỡng về phương pháp giảng dạy tiếng Anh. Ngoài ra, phải có kế hoạch cụ thê trong việc cử giáo viên ngoại ngữ đi học các lớp đào tạo sau đại học. Những giáo viên được cử đi đào tạo sau đại học phải thực sự có đủ năng lực và phâm chất để sau khi được đào tạo có thể phát huy tác dụng tích cực trong công tác giảng dạy của nhà trường.

- Tổ chuyên môn sinh hoạt thường kì, có nội dung thiết thực phục vụ cho việc nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho các thành viên trong tổ. Nhà trường định hướng cho tổ, nhóm chuyên môn ngoại ngữ tích cực đổi mới nội dung sinh hoạt. Chú trọng sinh hoạt theo từng chuyên đề như đổi mới phưcmg pháp dạy học, phương pháp dạy học nêu vấn đề, ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, tăng cường theo hướng trao đổi thảo luận đế tháo gữ những khó khăn vướng mắc gặp phải trong hoạt động chuyên môn, chọn các bài khó trong chương trình, cùng trao đổi, phân công giáo viên chuẩn bị, trình bày, tổ góp ý kiến, rút kinh nghiệm để dạy trên lớp. Tổ phân công giáo viên có năng lực nghiệp vụ chuyên môn vững vàng, kèm cặp, giúp đỡ giáo viên mới ra trường hoặc giáo viên còn non yếu về chuyên môn nghiệp vụ.... Qua các chuyên đề hội thảo không chỉ bổ sung kiến thức sư phạm mà còn giúp cho giáo viên trưởng thành hơn trong công tác chuyên môn.

- Tổ chức thao giảng là hoạt động không thể thiếu trong công tác chuyên môn các nhà trường đặc biệt là những trường có tỷ lệ giáo viên trẻ cao nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ, chất lượng giáo dục. Việc tổ chức cho giáo viên thao giảng trong năm học được chia thành nhiều đợt với những nội dung khác nhau: Thao giảng trong các đợt thi đua trọng điểm, thao giảng dạy thực nghiệm các giáo án mẫu... Thao giảng được duy trì thường xuyên cũng là một hình thức có ý nghĩa không nhỏ trong việc nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên. Tổ chức thao giảng thường niên cũng là dịp đê giáo viên thế hiện năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và tài năng sư phạm của mình thông qua các bài giảng cụ thể; đó cũng là dịp đê các giáo viên học tập, trao đối kinh nghiệm và trưởng thành lên trong công tác chuyên môn. Có thể nói thao giảng là một trong những hình thức bồi dưỡng hấp dẫn đối với giáo viên, kinh nghiệm thực tế cho thấy, trường nào duy trì phong trào thao giảng hàng năm thì năng lực chuyên môn cũng như nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ giáo viên

trường đó được nâng lên rõ rệt. Thông qua các đựt thao giảng còn giúp cho nhà quản lý đánh giá được thực trạng chất lượng đội ngũ của mình từ đó có những biện pháp quản lý tốt hơn.

- Thi giáo viên giỏi các cấp thường xuyên cũng là một hình thức bồi dưỡng chuyên môn hiệu quả. Hàng năm các nhà trường cần tố chức cho giáo viên đăng ký' dự thi giáo viên giỏi cấp trường để tạo môi trường bồi dưỡng chuyên môn thuận lợi cho giáo viên có cơ hội được trau dồi kiến thức cũng như phương pháp giảng dạy. Qua các bài giảng được đầu tư công phu không chỉ giúp giáo viên - những người trực tiếp thiết kế và thực thi thể hiện trí tuệ, năng lực, nghệ thuật dạy học, kỹ năng sử dụng CNTT mà còn giúp các giáo viên khác tham gia dự giờ học tập rút được nhiều kinh nghiệm cho bản thân để tự bổ sung những thiếu sót còn tồn tại trong quá trình dạy học.

- Viết sáng kiến kinh nghiệm về công tác giảng dạy tiếng Anh cũng là một hoạt động mà các nhà quản lý cần quan tâm. Ngay từ đầu năm học hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn bàn bạc cho các cá nhân trong tổ chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm trong năm và xây dựng kế hoạch bảo vệ đề cương, bảo vệ chính thức. Đây là việc làm bắt buộc đối với tất cả các giáo viên và là tiêu chí xếp loại thi đua đối vói tố chuyên môn và cá nhân giáo viên. Sau khi có sự xét duyệt của tổ chuyên môn và sự đánh giá của Hội đồng khoa học của trường, của Sở thì những bản sáng kiến có giá trị sẽ là những tài liệu quý giá phục vụ cho công tác giảng dạy.

- Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tiếng Anh là một yêu cầu thiết yếu. Việc sử dụng thành thạo máy tính và khai thác tài nguyên qua mạng Internet là một nhiệm vụ quan trọng trong việc tự bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ sư phạm cũng như chất lượng các giờ giảng. Ban giám hiệu phải luôn khuyến khích các giáo viên tự học, tự bồi dưỡng như học chuyên môn trực tuyến qua Internet, tham gia cuộc thi soạn giáo án tiếng Anh

do Hội đồng Anh tổ chức, nghiên cứu kỹ năng sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại vào dạy học, kỹ năng khai thác thông tin trên mạng, kỹ năng tham gia hội thi, nghiên cứu tài liệu...

Một phần của tài liệu giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy tiếng Anh ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An (Trang 66 - 71)