7 Làm tốt công tác thi đua, khen thưởng chođội ngũ giáo viên dạy tiếng Anh THPT

Một phần của tài liệu giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy tiếng Anh ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An (Trang 78 - 80)

6 Công nhận kết quả và danh hiệu thi đua,

3.2.7 Làm tốt công tác thi đua, khen thưởng chođội ngũ giáo viên dạy tiếng Anh THPT

tiếng Anh THPT

3.2. 7.1. Mục tiêu của giải pháp

Nhằm động viên, khuyến khích đội ngũ giáo viên tiếng Anh phát huy mọi tiềm năng, vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ “Dạy tốt - Học tốt”, năng động, sáng tạo trong công việc, khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành tốt chức trách nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ của nhà trường.

3.2. 7.2. Nội dung của giải pháp

- Nâng cao nhận thức về vai trò của thi đua, khen thưởng đối với việc xây dựng đội ngũ giáo viên tiếng Anh.

- Thực hiện tốt các mặt của công tác thi đua, khen thưởng trong việc xây dựng đội ngũ giáo viên tiếng Anh.

3.2. 7.3. Cách thức thực hiện giải pháp

- Phải làm cho mọi thành viên trong nhà trường nhận thức được mục đích của công tác thi đua là để đánh giá công lao, sự cống hiến của mỗi cá nhân, tập thể. Thi đua, khen thưởng là để động viên, khuyến khích mọi thành viên, tập thể làm tốt hơn nhiệm vụ của mình, cần thực hiện phương châm ai làm tốt sẽ được khen thưởng, sẽ được cử đi học nâng cao, được đề nghị đê bổ nhiệm, ai vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật tùy theo mức độ. Công tác thi đua phải được duy trì đều đặn, liên tục và phải xây dựng được tiêu chí thi đua để mọi người phấn đấu. Đầu năm học, trong hội nghị CNVC cấp tổ, nhà trường cho

các giáo viên, tổ đăng ký danh hiệu thi đua như GV giỏi cấp trường, cấp Tỉnh, danh hiệu lao động giỏi, tố tiên tiến ...

- Thường xuyên tổ chức có hiệu quả các cuộc thi giáo viên dạy giỏi, thi tài năng sư phạm, thi đồ dùng dạy học, thi viết sáng kiến kinh nghiệm, thi tổ chức hoạt động ngoại khóa và thực hiện các hình thức khen thưởng tương ứng để góp phần thúc đẩy phong trào chuyên môn, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.

- Quy trình làm thi đua, khen thưởng phải thê hiện sự dân chủ, phù hợp đối tượng; đánh giá thi đua, khen thưởng phải công bằng xuất phát từ hiệu quả năng suất lao động. Thi đua, khen thưởng nếu đúng người, đúng năng suất lao động, hiệu quả công tác sẽ có tác động tích cực đến sự phấn đấu thi đua của đội ngũ giáo viên. Vì vậy, để công tác thi đua, khen thưởng thực sự là động lực thúc đẩy nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ, nhà quản lý phải khắc phục được tính bình quân chủ nghĩa trong thi đua, không chạy theo thành tích và tạo được không khí cùng nhau thi đua trong tập thể sư phạm để ai cũng có ý thức cao và nỗ lực hơn trong công tác.

- Hình thức thi đua, khen thưởng phải đa dạng, phong phú, linh hoạt như suy tôn điẻn hình tiên tiến, tiêu biểu; đề nghị các cấp khen thưởng, tặng huân, huy chương, bằng khen, giấy khen, tặng các danh hiệu “Giáo viên giỏi Tỉnh”, “Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở”, “Chiến sỹ thi đua cấp Tỉnh”... .

- Nâng cao phát huy hiệu quả của thi đua, khen thưởng đối với quá trình phấn đấu của nhà giáo. Gắn kết quả thi đua, khen thưởng với việc đánh giá xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp, với việc nâng ngạch bậc lương, với việc luân chuyển đề bạt bổ nhiệm vị trí công tác mới của cán bộ giáo viên, tạo điều kiện để mỗi nhà giáo được thể hiện hết khả năng năng lực của mình. Có như vậy thi đua, khen thưởng mới thực sự có ý nghĩa.

Cần thiết cần thiết cần thiết thi khả thi khả thi 1

Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng và nâng cao nhận thức về trách nhiệm của người GV dạy môn tiếng Anh trường THPT

97,62 2,38 0 95,24 4,76 0

2

Đánh giá đúng thực trạng đội ngũ GV dạy tiếng Anh trong các trường THPT

92,86 7,14 0 100 0 0

3

Đổi mới công tác xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy tiếng Anh trong các trường THPT

92,86 7,14 0 90,48 9,52 0

4

Tổ chức tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên dạy tiếng Anh trong các trường THPT

100 0 0 95,24 4,76 0

5

Chỉ đạo sát sao việc thực hiện kế hoạch dạy học bộ môn tiếng Anh

97,62 2,38 0 97,62 2,38 0

Đẩy mạnh công tác thanh 6

tra, kiểm tra và đánh giá đội ngũ GV dạy tiếng Anh THPT Làm tốt công tác thi đua

92,86 7,14 0 92,86 7,14 0

7

khen thưởng cho đội ngũ GV dạy tiếng Anh THPT

95,24 4,76 0 95,24 4,76 0

93

- Thực hiện việc khen thưởng công bằng, kịp thời, trang trọng. Tâm lí chung của mỗi người đều mong muốn được lãnh đạo đánh giá đúng sự cố gắng, tích cực của bản thân mình. Mỗi lời động viên, khích lệ đúng lúc của người lãnh đạo sẽ có tác dụng tích cực, làm cho người được khen có tâm trạng phấn khởi hơn và kết quả công việc đương nhiên sẽ tốt hơn. Trong một tập thể có nhiều người như thế sẽ tạo không khí vui tươi đoàn kết, hỗ trợ nhau để hoàn thành nhiệm vụ. Việc khen thưởng không nhất thiết phải đến kỳ sơ kết, tổng kết phong trào mới đưa bình xét mà cần phải tiến hành hàng ngày; thực chất của việc khen thưởng nặng về yếu tố tinh thần. Thực hiện tốt điều này là chúng ta đã duy trì được thường xuyên phong trào thi đua như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn "Thi đua yêu nước phải được tiến hành thường xuyên, hên tực hàng ngày”.

- Kết hợp khen và thưởng, giữa động viên tinh thần và lợi ích vật chất trong công tác thi đua, khen thưởng đối với đội ngũ giáo viên. Không quá thiên về thưởng vật chất, nhưng nếu không có sự kết hợp hài hòa đó, hoạt động thi đua, khen thưởng sẽ không thu hút được mọi người tham gia, sa vào hô hào hỉnh thức, duy ý chí.

Cần xác định mối quan hệ giữa khen thưởng cá nhân và khen thưởng tập thể, đơn vị trong thành tích xây dựng đội ngũ giáo viên. Khen thưởng tập thể và khen thưởng cá nhân tạo điều kiện thúc đẩy lẫn nhau, tạo nên động lực nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, góp phần xây dựng đội ngũ giáo viên mạnh về chất lượng, đủ về số lượng, hợp về cơ cấu.

Một phần của tài liệu giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy tiếng Anh ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An (Trang 78 - 80)