Tinh hình phát triên kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy tiếng Anh ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An (Trang 36 - 39)

Trong những năm gần đây, khi đất nước bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, tình hình kinh tế - xã hội thành phố Vinh đã có nhiều chuyển biến đáng kể. Báo cáo đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XXII của Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố Vinh đã khăng định: Trong nửa đầu nhiệm kỳ 2010-2015, thành phố đã đạt được những kết quả tích cực trên các lĩnh vực:

Nhịp độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2013 dự ước đạt 7,8%. Thu nhập GTGT bình quân người/năm tăng từ 36,5 triệu đồng năm 2010 lên 50,6 triệu đồng năm 2012, ước hết năm 2013 đạt 59,5 triệu đồng.

Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp: công nghiệp - xây dựng giảm từ 39,4% năm 2010 xuống 35,4% năm 2013, dịch vụ tăng từ 58,7% lên 62,8%, nông - ngư nghiệp giảm từ 2,0% xuống còn 1,7%.

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2013 ước đạt 9685 tỷ đồng, tăng 29,3% so với năm 2010: nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 8,9%

Thành phố đã tạo điều kiện thuận lợi đế các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển kinh tế. Chủ động triển khai các giải pháp tháo gỡ khó

khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy đầu tu, kiềm chế lạm phát; hoãn, giãn, miễn giảm nhiều loại thuế cho doanh nghiệp. Khuyến khích mở rộng và đầu tư các dự án ít ô nhiễm môi trường, thu hút nhiều lao động, ưu tiên phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Các hoạt động dịch vụ tiếp tục phát triển, tìmg bước khăng định là trung tâm vùng trên một số lĩnh vực, nhất là lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm. Xây dựng kế hoạch phát triển du lịch trên địa bàn giai đoạn 2012- 2015 gắn với khôi phục, trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử và xây dựng các công trình văn hóa, phát triển hệ thống nhà hàng, khách sạn để thu hút du khách.

Thành phố đã chỉ đạo chuyển đối cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa. Ban hành chính sách khuyến khích mở rộng mô hình, tạo điều kiện hình thành các vùng thâm canh, khuyến khích phát triển các làng nghề gắn với thực hiện Đe án phát triển nông nghiệp ngoại thành đến năm 2020. Tập trung lãnh đạo, triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Nhìn chung cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội các xã từng bước được tăng cường, bộ mặt nông thôn có sự thay đổi rõ nét theo hướng ngày càng khang trang, sạch đẹp, đời sống nhân dân được nâng lên. Đen nay 100 % các xã hoàn thành quy hoạch nông thôn mới.

Công tác thu hút đầu tư được quan tâm đúng mức. Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư. Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động đối ngoại và kinh tế đối ngoại. Tăng cường các hoạt động giao lưu, quảng bá, xúc tiến, thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp nước ngoài.

Thường xuyên quan tâm các hoạt động xúc tiến đầu tư, thu hút các nguồn vốn ODA, NGO để xây dựng, nâng cấp hạ tầng đô thị; tích cực đẩy nhanh tiến độ Dự án phát triển đô thị Vinh từ nguồn vốn của Ngân hàng Thế giới.

2 DTNT Tỉnh 18 556 84

3 DTNT THPT số 2 5 152 30

4 Huỳnh Thúc Kháng 42 1732 109

5 Hà Huy Tập 39 1788 102

6 Lê Viết Thuật 40 1729 97

7 Nguyễn Trường Tộ 35 1608 97 8 VTC 13 519 49 9 Nguyễn Huệ 8 301 27 10 Nguyễn Trãi 13 538 57 11 HerMann Gmeiner 13 609 34 12 Năng khiếu TDTT 6 205 40 Tổng 265 10887 833 Số học Hạnh kiểm % Học lực %

Năm học sinh Tốt Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu

2010-2011 9842 80.5 15.7 3.4 0.4 16.3 55.1 27.1 1.5

2011-2012 10368 79.2 17.4 3.2 0.2 20.0 48.4 29.8 1.8

2012-2013 10887 86.5 11.8 1.5 0.2 20.0 57.7 22.0 0.3

39

Giáo dục - đào tạo được quan tâm gắn với triển khai thực hiện Nghị quyết 05-NQ/Th.Ư về “nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo giai đoạn 2012 -2015 và những năm tiếp theo”. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về giáo dục, kịp thời thanh tra, kiểm tra, chấn chỉnh, xử lý nghiêm những vi phạm trong công tác quản lý ở trường học. Việc xây dựng trường chuẩn quốc gia được tập trung chỉ đạo gắn với đẩy mạnh huy động các nguồn lực để đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất cho dạy và học, đến năm 2013 đã có 63 trường đạt chuân quốc gia. Chất lượng giáo dục tiếp tục được nâng lên cả về đại trà và mũi nhọn; các hoạt động giáo dục đạo đức, truyền thống, rèn luyện nếp sống văn minh đô thị cho học sinh được quan tâm.

Các truyền thống văn hóa, gia phong tốt đẹp của gia đình, dòng họ được phát huy, đã hình thành một số quy tắc ứng xử để từng bước xóa bỏ các hủ tục trong việc cưới, việc tang, lễ hội. Chất lượng các đơn vị văn hoá được nâng lên. Năm 2012 có 90% gia đình văn hóa, 60,9 % khối, xóm văn hóa, 03 phường, xã đạt chuân văn hóa. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao phát triển rộng khắp gắn với tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền các ngày lễ lớn.

Thành phố Vinh tiếp tục vững bước đi lên, phấn đấu hoàn thành mục tiêu phát triển mà Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ Thành phố Vinh lần thứ XXII nhiệm kỳ 2010 - 2015 đã đề ra: “Tiếp tục đổi mới về tư duy, nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, khai thác mọi nguồn lực, tranh thủ tối đa hỗ trợ của Trung ương, của Tỉnh đế đẩy mạnh phát triển kinh tế gắn với đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh”. Mục tiêu tổng quát là Xây dựng thành phố Vinh phát triển nhanh, bền vững, xứng tầm đô thị loại I và sớm trở thành trung tâm kinh tế - văn hóa của vùng Bắc Trung bộ”

40

2.1.3. Tình hình giáo dục THPT của thành phổ Vinh 2.1.3.1. I e quy mô mạng lưới tnrờng lớp

Trên địa bàn thành phố Vinh có 12 trường THPT, cơ cấu loại hình trường gồm: 01 trường THPT chuyên, 02 trường THPT Dân tộc nội trú (DTNT), 3 trường THPT công lập, 5 trường dân lập, 1 trường năng khiếu thể dục thể thao (TDTT) của tỉnh.

Bảng 2.1: Ouy mô học sinh, cán bộ, giáo viên các tnrờng THPT

trên địa bàn thành phổ Vinh trong năm học 2012 — 2013

(Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An)

41

2.1.3.2. về chất lượng giáo dục

Bảng2.2: Chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh THPT thành phổ Vinh

(Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An)

Chất lượng giáo dục của các trường THPT trên địa bàn thành phố Vinh trong những năm gần đây luôn luôn được duy trì và phát triển vững chắc, toàn diện, đáp ứng nhu cầu học tập của con em trên địa bàn và khu vực xung quanh thành phố. Cơ sở vật chất trường học được đầu tư, nâng cấp, cơ bản xóa nhà học cấp 4, bố sung các phòng học ở các nhà cao tầng. Các trường đều tập trung nâng cấp phòng học bộ môn, phòng vi tính, phòng thí nghiệm thực hành... đế phục vụ cho việc dạy và học.

Chất lượng giáo dục văn hoá đại trà được nâng lên, chất lượng văn hoá mũi nhọn được duy trì vững chắc, có bước đột phá; tỉ lệ học sinh đỗ vào các trường đại học ngày càng cao, hàng năm bình quân chiếm từ 55% trở lên; Tỉ lệ đỗ tốt nghiệp trên 99%. số lượng học sinh giỏi Tỉnh luôn giữ ở mức cao, nằm trong tốp 10 trường dẫn đầu của Tỉnh, số lượng học sinh giỏi cuối năm ngày càng tăng

Đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, trình độ chuyên môn đều đạt chuẩn và trên chuẩn; có phẩm chất chính trị và đạo đức; vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ, luôn có ý thức vươn lên học tập để nâng cao trình độ tay nghề, đáp ứng với yêu cầu của đổi mới giáo dục và yêu cầu của xã hội.

Các trường đều thực hiện tốt việc đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục, tích cực triển khai các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Hai không”, “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực”.

Tuy nhiên chất lượng giáo dục bậc THPT của thành phố Vinh cũng còn nhiều bất cập như:

Sự tác động của cơ chế thị trường, bên cạnh mặt tích cực như: sự tăng cường đầu tư, công tác xã hội hoá đã thúc đẩy quá trình phát triển nâng cao chất lượng, song còn nhiều yếu tố tiêu cực cũng xuất hiện như: nhu cầu qúa mức về dạy thêm, học thêm dẫn đến vẫn còn có hiện tượng dạy thêm, học thêm tràn lan. Hậu quả là nhiều học sinh còn tiếp thu kiến thức thụ động chưa có tính sáng tạo trong vận dụng kiến thức. Áp lực thi cử dẫn đến học sinh chỉ tập trung học một số môn thi đại học, cao đắng, chất lượng giáo dục toàn diện chưa cao. Nhiều giáo viên, học sinh bị ảnh hưởng của lối sống thị trường, chạy theo đồng tiền dẫn đến lương tâm người thầy bị xói mòn, đạo đức học sinh bị xuống cấp.

2.2. Giói thiệu về quá trình nghiên cúu thực trạng công tác quản lý nângcao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy tiếng Anh ở các trường THPT

Một phần của tài liệu giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy tiếng Anh ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w