0
Tải bản đầy đủ (.doc) (103 trang)

Các yếu tố cliủ quan

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN DẠY TIẾNG ANH Ở CÁC TRƯỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN (Trang 30 -34 )

1.5.1.1. về phía cán bộ quản lý

- Cán bộ quản lý cần có nhận thức đúng đắn về tính cấp thiết của việc quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiếng Anh đáp ứng mục tiêu đào tạo của nhà trường trong xu thế hội nhập hiện nay.

- Cần hiểu rõ thực trạng đội ngũ GV dạy tiếng Anh và khoảng cách giữa chất lượng đội ngũ GV dạy tiếng Anh hiện có so với yêu cầu về chất lượng đội ngũ GV dạy tiếng Anh trong tương lai.

- Cần có kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ GV dạy tiếng Anh.

- Cần hiểu nhu cầu, nguyện vọng và hoàn cảnh của đội ngũ GV đê có thể có những tác động quản lý phù hợp để tạo động lực cho họ nâng cao chất lượng (nhận thức, trình độ, năng lực) của bản thân.

1.5.1.2. về phía giáo viên

- Đội ngũ GV tiếng Anh của nhà trường cần nhận thức đúng đắn về việc đổi mới giáo dục, về tầm quan trọng của bộ môn tiếng Anh, của việc đổi mới phương pháp dạy học bộ môn, của việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có tinh thần học hỏi và ý chí phấn đấu.

- Cần được tạo điều kiện thuận lợi về tinh thần trong công tác giảng dạy ngoại ngữ và công tác của đội ngũ giáo viên dạy tiếng Anh ở các trường THPT.

- Giáo viên dạy môn tiếng Anh ở các trường THPT cũng cần đến các yếu tố hỗ trợ đắc lực cho chất lượng của quá trình dạy học như: cơ sở vật chất, phương tiện, đồ dùng dạy học dành cho môn ngoại ngữ.

- Giáo viên tiếng Anh cần được động viên, khuyến khích bằng các chế độ chính sách phù hợp.

1.5.2. Các yếu tố khách quan

1.5.2. ỉ. Các chủ trương của Đảng và Nhà nước về nâng cao chất lượng đội ngũ GV nói chung và GV dạy tiếng Anh ở trường THPT nói riêng

- Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, Đảng và Nhà nước đã đặc biệt quan tâm đến công tác GD&ĐT, coi GD&.ĐT là quốc sách hàng đầu.

- Sự đổi mới của giáo dục thế giới nói chung, ở Việt Nam nói riêng đã đặt ra yêu cầu tất yếu đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng được yêu cầu đổi mới của giáo dục. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (nhiệm kỳ 2010- 2015) đã chỉ rõ:“ Đổi mới căn bản nền giáo dục

Việt nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế, trong đó đối mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt”.

- Trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, của hội nhập kinh tế với thế giới, việc đối mới dạy học ngoại ngữ là yêu cầu hết sức cấp thiết. Đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020" đã được Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam phê duyệt vào ngày 30 tháng 9 năm 2008, trong đó nêu rõ nhiệm vụ đối với bậc THPT:

+ Xây dựng và triển khai chương trình mới đào tạo ngoại ngữ bắt buộc ở cấp học phổ thông đạt các bậc trình độ như sau: tốt nghiệp trung học phổ thông đạt trình độ bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ.

+ Xây dựng và triẻn khai các chương trình dạy và học bằng ngoại ngữ cho một số môn như: Toán và một số môn phù hợp ở các trường THPT.

Và để thực hiện được điều này, đề án đã đề ra nhiều giải pháp và việc chuán hóa đội ngũ giáo viên tiếng Anh là một trong những giải pháp trọng tâm của đề án.

- Quyết định số 1210/QĐ-TTg ngày 05 tháng 9 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo giai đoạn 2012 - 2015, trong đó một trong bốn dự án của chương trình là: Tăng cường dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân với mục tiêu: “Thực hiện đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đảm bảo đến năm 2015 nâng cao rõ rệt trình độ ngoại ngữ của một số đối tượng ưu tiên; đồng thời triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới đối với các cấp học và trình độ đào tạo, tạo điều kiện đế đến năm 2020 tăng đáng kê tỉ lệ thanh thiếu niên Việt Nam có đủ năng lực sử dụng ngoại ngữ một cách độc lập và tự tin trong giao tiếp, học tập

và làm việc trong môi trường đa ngôn ngữ, đa văn hoá, biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam”. Đế thực hiện được mục tiêu này dự án cũng đã đề ra các nhiệm vụ như: “Đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, tố chức dạy và học ngoại ngữ...; Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên/giảng viên ngoại ngữ ở trong nước và ngoài nước...; Tăng cường trang bị cơ sở vật chất và thiết bị thiết yếu cho việc dạy và học ngoại ngữ...”

- Ngày 22 tháng 11 năm 2010 UBND Tỉnh Nghệ An đã ra Quyết định số 5600/QĐ-ƯBND.VX về việc phê duyệt “Ke hoạch dạy và học ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010-2020”. Kế hoạch đã nêu rõ mục đích của việc dạy và học ngoại ngữ, đó là:

+ Tăng cường và nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ một cách đồng bộ và hệ thống trong các cơ sở giáo dục theo định hướng của Quyết định 1400/QĐ - TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 2008 về việc phê duyệt Đe án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020”;

+ Đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục, triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn tỉnh Nghệ An;

+ Xây dựng và phát huy mạnh mẽ các môi trường tự học, tự nâng cao trình độ và sử dụng ngoại ngữ cho giáo viên và học sinh Nghệ An.”

1.5.2.2. Yếu to môi trường giao tiếp và hoạt động bằng tiếng Anh

Môi trường tiếng cũng ảnh hưởng đến chất lượng của quá trình dạy và học ngoại ngữ cũng như ảnh hưởng đến công tác quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy môn tiếng Anh ở các trường THPT. Dạy học ngoại ngữ

mà không có điều kiện tiếp xúc với người bản ngữ cũng hạn chế khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ tiếng Anh của GV.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN DẠY TIẾNG ANH Ở CÁC TRƯỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN (Trang 30 -34 )

×