6 Công nhận kết quả và danh hiệu thi đua,
3.2.6. Đay mạnh công tác thanh tra, kiếm tra vàđánh giá đội ngũ giáo viên dạy tiếng Anh THPT
viên dạy tiếng Anh THPT
3.2.6.1. Mục tiêu của giải pháp
- Đánh giá được những mặt mạnh, tích cực của đội ngũ giáo viên để phát huy những thế mạnh đó. Đồng thời phát hiện những điều chưa được, những vi phạm, tiên lượng những vấn đề vi phạm đế kịp thời uốn nắn, điều chỉnh và tìm ra các biện pháp để khắc phục, sữa chữa.
- Giúp giáo viên có ý thức cao hơn trong công tác chuân bị kế hoạch bài giảng, thực hiện tốt các bước lên lớp, từ đó sẽ nâng cao hiệu quả chất lượng từng giờ giảng, bài giảng.
- Giúp cho người lãnh đạo, quản lý đánh giá đúng thực trạng chất lượng giảng dạy, chất lượng học tập; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của từng giáo viên đê xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên.
3.2.6.2. Nội dung của giải pháp
- Tiến hành kiểm tra, đánh giá toàn diện về phâm chất chính trị, đạo đức, lối sống ; kết quả công tác được giao; khả năng phát triển của người giáo viên; đặc biệt hướng trọng tâm vào công tác chuyên môn nghiệp vụ, gồm ;
+ Kiếm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy của GV. + Kiểm tra đánh giá việc thực hiện công việc chuẩn bị lên lóp của GV.
+ Kiểm tra việc thực hiện các quy định, quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của các truừng về việc đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh (Số lượng bài kiêm tra, chất lượng đề kiêm tra, đề thi, chất lượng chấm thi...).
I Kiểm tra việc sinh hoạt chuyên môn tại tố chuyên môn; việc đổi mới phưcmg pháp dạy học theo hướng khoa học, hiện đại, lấy người học làm trung tâm.
+ Tổ chức dự giờ thăm lớp, tăng cường dự giờ thăm lóp bất thường để uốn nắn kịp thời cho mỗi giáo viên cả về nội dung kiến thức bài dạy cũng như phương pháp giảng dạy.
+ Kiếm tra, đánh giá kết quả đào tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên.
+ Kiểm tra việc nghiên cứu khoa học của giáo viên.
Ngoài ra, cần phải kiểm tra, đánh giá được việc tham gia các công tác khác của giáo viên như; công tác chủ nhiệm, hoạt động ngoại khoá, công tác xã hội hoá, công tác đoàn thẻ...
3.2.6.3. Cách thức thực hiện giải pháp
- Trên cơ sở những văn bản quy định của Nhà nước, của Bộ GD&.ĐT và sở GD&ĐT quy định về quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ của giáo viên, bám sát hướng dẫn nhiệm vụ năm học của Sở các trường cần xây dựng kế hoạch thanh tra, kiếm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên dạy tiếng Anh hàng năm. Chọn số lượng giáo viên cần thanh tra trong năm học (khoảng 30% tổng số giáo viên theo quy định). Có quyết định thành lập tổ thanh tra và danh sách giáo viên được thanh tra. Ke hoạch này được triển khai đến tổ chuyên môn và đến từng giáo viên để tố chuyên môn và các giáo viên nắm được nội dung, thời gian của kế hoạch kiêm tra, đánh giá và chủ động trong việc thực hiện kế
- Để làm tốt được công tác kiểm tra, đánh giá phải xây đựng được các tiêu chí đánh giá, xếp loại. Tiêu chí đánh giá phải được xây dựng dựa trên các văn bản như Quy chế Ban hành kèm theo Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV ngày 21/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Chuẩn nghề nghiệp giáo viên, chuân hiệu trưởng trường THPT đã được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành và các yêu cầu cụ thể của người giáo viên dạy tiếng Anh. Đế đảm bảo tính xác thực và thống nhất trong các trường cần phải đưa ra hội đồng, tổ bộ môn và giáo viên cùng tham gia góp ý sau đó Hiệu trưởng quyết định ban hành.
- Hiệu trưởng ra quyết định thành lập ban thanh tra chuyên môn gồm những giáo viên có uy tín, có nghiệp vụ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm giỏi, phân công cụ thể và xác định quyền hạn, trách nhiệm từng thành viên trong ban thanh tra. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình, ban thanh tra chủ trì cùng với tổ bộ môn tiến hành việc kiểm tra, đánh giá, định kỳ báo cáo với Hiệu trưởng. Tổ bộ môn phải tự kiểm tra, đánh giá, phân loại được giáo viên trong tố mình để giúp việc kiểm tra, đánh giá được thường xuyên và đạt hiệu quả cao, đồng thời góp phần nâng cao nhận thức trong đội ngũ giáo viên tiếng Anh về công việc quan trọng này.
- Thường xuyên kiểm tra mức độ thực hiện nhiệm vụ của giáo viên dạy tiếng Anh, cần chú trọng vào các nội dung như soạn giáo án theo hướng đổi mới, việc dự giờ rút kinh nghiệm, sinh hoạt bộ môn, cách thức và chất lượng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, việc sử dụng thiết bị dạy học và làm đồ dùng dạy học... . Ngoài ra, cần tiến hành việc kiểm tra giảng dạy đột xuất đế hạn chế việc một số giáo viên đã được kiểm tra thường ít quan tâm đến công việc tiếp theo. Khi kiêm tra giờ lên lớp, cùng vói việc kiếm tra kiến thức, kiểm tra nghiệp vụ sư phạm, cần chú ý hơn đến việc chọn và sử dụng phương pháp dạy học môn tiếng Anh, kỹ năng trình bày và sử dụng đồ dùng dạy học, phương tiện dạy học của giáo viên. Yêu cầu khi dạy học môn
tiếng Anh giáo viên phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh và quan trọng nhất là hướng dẫn phương pháp học tập cho học sinh, hình thành được năng lực tự học cho các em.
- Tăng cường kiểm tra hoạt động của tố chuyên môn Tiếng Anh. Để quản lý dạy học môn tiếng Anh có hiệu quả, công tác kiêm tra các hoạt động của tổ chuyên môn phải được thực hiện nghiêm túc. Theo dõi chặt chẽ,quan tâm sâu sát các hoạt động sẽ có biện pháp điều chỉnh, khắc phục kịp thời những sai lệch, tìm hiểu nguyên nhân của những việc chưa làm tốt, tạo điều kiện nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của tổ, tăng ý thức trách nhiệm thực hiện kế hoạch của mỗi một giáo viên.
Việc kiểm tra hoạt động sư phạm của tổ chuyên môn Tiếng Anh có thể thông qua đàm thoại, xem xét, phân tích hồ sơ; qua dự sinh hoạt chuyên môn của tổ; qua nghe báo cáo chuyên đề hay tống kết điều tra thăm dò qua học sinh, phụ huynh; qua kiểm tra chéo giữa các tổ, nhóm chuyên môn.
- Đổi mới việc kiểm tra hồ sơ chuyên môn của giáo viên tiếng Anh cả về mặt hình thức lẫn nội dung, cần chú trọng kiểm tra chất lượng của giáo án, xem xét việc soạn giáo án có phù hợp với mục tiêu đối mới chương trình giáo dục phổ thông hay không, nội dung có phù hợp hay không đê kịp thời điều chỉnh. Cần kiểm tra sổ dự giờ, sổ tích luỹ cá nhân để thấy được tinh thần tự học tự bồi dưỡng và cầu thị thể hiện qua thái độ nghiêm túc của giáo viên khi rút kinh nghiệm từng giờ dạy. Qua đó đánh giá được mức độ ý thức tinh thần trách nhiệm của giáo viên trong việc thực hiện quy chế chuyên môn, dự giờ học tập rút kinh nghiệm ở đồng nghiệp và kết quả tự học tự bồi dưỡng thường xuyên.
- Hiệu trưởng cần phải thu thập thông tin từ nhiều nguồn, xử lý thông tin khoa học để kết luận chính xác, khách quan, công bằng, công khai. Sau thanh tra, kiếm tra phải rút kinh nghiệm và có kết luận ngay. Kết quả kiêm tra, đánh giá là một trong những cơ sở quan trọng để xếp loại giáo viên từng
năm học, xác định yêu cầu bồi dưỡng đối với từng giáo viên để phát huy mặt mạnh, khắc phục những hạn chế. cần nghiêm túc rút kinh nghiệm, kiểm điểm hoặc xử lý kỷ luật đối với những giáo viên vi phạm quy chế chuyên môn nhiều lần hoặc ý thức tổ chức kỷ luật yếu làm ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của nhà trường, làm giảm uy tín và niềm tin của học sinh.