Các bước xử lý điểm nóng CT – XH

Một phần của tài liệu Hệ thống chính trị huyện tam nông, tỉnh phú thọ xử lý điểm nóng chính trị xã hội hiện nay (Trang 30 - 36)

Bất cứ điểm nóng chính trị - xã hội nào cũng bắt nguồn từ mâu thuẫn lợi ích; những mâu thuẫn đó phải đạt đến một mức độ gay gắt, phức tạp nhất định mới phát sinh điểm nóng chính trị - xã hội. Từ khi xuất hiện mâu thuẫn đến khi trở thành điểm nóng phải có một quá trình chuyển hoá; quá trình đó chịu sự tác động thường xuyên của các nhân tố khách quan, chủ quan, làm cho các mâu thuẫn ngày càng gay gắt, phức tạp dần lên. Chỉ cần có một điều kiện thích hợp hay một nhân tố tác động có tính chất, vai trò như “ngòi nổ”, “mồi lửa châm ngòi” thì điểm nóng chính trị - xã hội sẽ bùng phát. Chính vì vậy, khi giải quyết các điểm nóng chính trị - xã hội phải xác định rõ, đâu là nguyên nhân sâu xa, tiềm ẩn; đâu là “ngòi nổ”, là lý do, cái cớ bùng phát điểm nóng chính trị - xã hội, để có biện pháp phù hợp thì mới dập tắt được điểm nóng chính trị - xã hội, giải quyết được tận gốc rễ các nguyên nhân, không để điểm nóng đó tái diễn, bùng phát trở lại.

Quá trình giải quyết điểm nóng chính trị - xã hội cũng cần phải đảm bảo các quy trình, giải pháp chung, đó là:

Bước một: Nắm chắc tình hình, phát hiện nguyên nhân và nhận diện

các dạng mâu thuẫn.

Khi điểm nóng chính trị - xã hội xảy ra, những người có trách nhiệm phải ngay lập tức có biện pháp chỉ đạo, phải bằng mọi cách nắm chắc tình hình, nguyên nhân, xác định đúng mâu thuẫn để có cơ sở đưa ra phương châm, nguyên tắc chỉ đạo phương thức giải quyết và tổ chức lực lượng thực hiện có hiệu quả. Những vấn đề mấu chốt trong bước này là:

- Nắm số lượng quần chúng tham gia: Thành phần đối tượng tham gia, hình thức tổ chức lực lượng; những yêu sách của quần chúng; phân biệt nguyện vọng chính đáng của quần chúng với âm mưu của các thế lực thù địch, phần tử xấu kích động.

- Xác định được người đứng đầu, số đối tượng quá khích, bản chất chính trị của họ, từ đó xác định tính chất điểm nóng và mục tiêu đấu tranh của quần chúng. Vấn đề này rất quan trọng vì: nếu người đứng đầu là người tốt, đại diện cho lợi ích của nhân dân, thì yêu sách của quần chúng thường là chính đáng, mục tiêu đấu tranh là thực hiện dân chủ, công bằng xã hội. Ngược lại, nếu người đứng đầu là kẻ xấu, có động cơ chính trị thì rõ ràng họ có ý đồ lợi dụng, kích động, xúi dục đám đông quần chúng; hình thức bên ngoài là yêu sách về quyền lợi, đấu tranh chống tham nhũng... để che dấu ý đồ bên trong là chống phá, tiến tới lật đổ chính quyền.

- Phân tích tâm lý, hành vi của đám đông quần chúng theo 2 khuynh hướng: + Bộ phận quần chúng bất bình cao độ, không còn tự kiềm chế, dẫn đến những hành vi bột phát, quá đà, trong đó có một số phần tử quá khích làm nòng cốt, đẫn đầu.

+ Quần chúng bị lôi kéo, kích động, ép buộc, hùa theo do ngộ nhận, nhẹ dạ, cả tin. Nếu được tuyên truyền, giải thích, vận động hoặc có biện pháp xử lý cứng rắn, đúng mức thì đám đông dễ bị tan vỡ.

- Đánh giá đúng nguyên nhân phát sinh điểm nóng, chính trị - xã hội trên cơ sở đó tổng hợp thông tin về nhiều mặt, phân tích, tìm ra nguyên nhân khách quan và chủ quan, nguyên nhân bên trong và bên ngoài, nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp.

- Sau khi phân tích nguyên nhân, đi đến xác định những mâu thuẫn xem điểm nóng chính trị - xã hội chứa đựng mâu thuẫn đối kháng hay không đối kháng; mâu thuẫn giữa nội bộ nhân dân hay mẫu thuẫn địch - ta; mức độ đan xen, chuyển hoá của các loại mâu thuẫn.

Nếu nắm tình hình không chính xác, xác định sai mâu thuẫn thì toàn bộ nhận thức và hành động sẽ sai lầm, hậu quả sẽ khôn lường, điểm nóng chính trị - xã hội không những không được giải quyết mà còn bùng phát lớn hơn, lan toả rộng hơn.

Bước hai: Triển khai các biện pháp rút ngòi nổ, hạ nhiệt độ, hạn chế

điểm nóng chính trị- xã hội lan toả.

Trong lúc nước sôi, lửa bỏng, tình thế phức tạp, phải nhanh chóng thiết lập được sự lãnh đạo, chỉ huy thống nhất, phát huy hiệu lực của hệ thống chính trị để giữ vững chính quyền. Phải chọn được người đứng đầu có bản lĩnh chính trị vững vàng, có nghệ thuật lãnh đạo chính trị, tập hợp được lực lượng, kịp thời đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm rút ngòi nổ, hạ nhiệt độ điểm nóng.

Khi điểm nóng nổ ra, đặt ra tình huống mất - còn của hệ thống chính trị ở phạm vi, mức độ nhất định; hệ thống chính trị cấp cơ sở bị tê liệt; không còn khả năng điều hành, giải quyết, ổn định tình hình, cần phải có sự nỗ lực của cấp trên. Do đó lúc này mục đích cao nhất là bằng mọi biện pháp củng cố

và khôi phục để giữ cho được chính quyền, đồng thời giảm cường độ, căng thẳng hạ nhiệt độ ở điểm nóng.

Phải tính toán, lựa chọn các giải pháp phù hợp. Nếu điểm nóng chính trị - xã hội là cuộc đấu tranh của nhân dân với mục đích chống tham nhũng và những vi phạm của cán bộ ở cơ sở, thì cần phải trực tiếp đối thoại với dân, sẵn sàng nhận thiếu sót, khuyết điểm, có kế hoạch sửa chữa, biện pháp xử lý cán bộ sai phạm; đồng thời nghiên cứu, chấp nhận và giải quyết kịp thời những yêu sách chính đáng của quần chúng, tạo niềm tin cho quần chúng.

Nếu điểm nóng chính trị - xã hội là cuộc đấu tranh của nhân dân bị kẻ xấu lợi dụng, kích động với động cơ, mục đích nhằm lật đổ giữa các phe phải trong cấp uỷ, chính quyền địa phương hoặc trả thù vì hiềm khích cá nhân; hoặc có sự can thiệp của các thế lực chính trị, phản động bên ngoài thì phương thức giải quyết cần hết sức tỉnh táo, mềm dẻo, linh hoạt, tuỳ cơ ứng biến; song phải luôn luôn kiên định nguyên tắc, phải giữ vững đoàn kết nội bộ và lựa chọn giải pháp tốt nhất. Phải huy động lực lượng cán bộ, đảng viên, các ngành, đoàn thể mở cuộc tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân để phân hoá, cô lập những kẻ cầm đầu, quá khích, lôi kéo quần chúng về phía mình; động viên khuyến khích những người tích cực và giáo dục, cảm hoá những người bị lôi kéo, kích động, gây mất trật tự công cộng; răn đe và trừng trị những người có hành vi quá khích.

Khi điểm nóng chính trị - xã hội diễn ra gay gắt, phức tạp, quần chúng ngộ nhận, bị kẻ xấu kích động, lôi kéo tham gia khiếu tố vượt cấp, đông người, thì công tác tư tưởng phải đi trước một bước, phải sử dụng mọi lực lượng, biện pháp để làm công tác dân vận, làm cho dân hiểu cán bộ sai đến đâu, mức độ xử lý nghiêm minh như thế nào, những vấn đề gì chưa giải quyết được, kế hoạch giải quyết sắp tới; đồng thời từng bước phân tích, vạch trần âm mưu, thủ đoạn của kẻ xấu, không để chúng tiếp tục kích động, lôi kéo

quần chúng. Với phương châm là kiên trì, mềm dẻo để thu hút quần chúng về phía mình, đặc biệt chú ý tránh đối đầu với quần chúng. Dân vận chỉ có thể thành công khi chúng ta hiểu và nắm bắt được nguyện vọng của dân, đáp ứng yêu cầu chính đáng của nhân dân, làm cho dân hiểu, dân tin và ủng hộ, giúp đỡ ta. Do đó người cán bộ cách mạng phải hiểu dân, tin dân, mọi động tác xử lý các tình huống chính trị, xã hội cũng phải vì dân, thì mới có thể giải quyết được điểm nóng chính trị - xã hội.

Phải đặc biệt tránh dùng biện pháp hạ sách là sử dụng lực lượng quân đội, công an trấn áp đám đông quần chúng. Biện pháp này chỉ đúng và cần thiết để trấn áp đối với số đối tượng chính trị, phản động, cầm đầu quá khích, khi thời cơ đã chín muồi và tình hình chính trị cho phép. Nếu áp dụng với số đông người quần chúng thì mặc dù có thể giải tán được đám đông, nhưng không thể dập tắt được điểm nóng, tình hình chỉ yên mà không ổn; thậm chí còn là nguyên cớ làm cho điểm nóng bùng phát gay gắt, phức tạp hơn, lan toả rộng hơn.

Chuẩn bị phương án xử lý tình huống xấu nhất có thể xẩy ra, ngăn ngừa nguy cơ làn toả sang nơi khác. Trong quá trình giải quyết điểm nóng chính trị - xã hội, phải chuẩn bị ít nhất 3 phương án; theo các mức độ tốt, xấu, thuận lợi, không thuận lợi và tình huống xấu nhất có thể xảy ra để ứng phó kịp thời, không bị động, bất ngờ. Phương châm giải quyết là: Phải kiên định về nguyên tắc, kết hợp mềm dẻo, linh hoạt về sách lược “tuỳ cơ ứng biến” trong quá trình giải quyết điểm nóng; phải chọn giải pháp tốt nhất để giải quyết (thượng sách), ngay từ đầu không được chọn giải pháp bất đắc dĩ (hạ sách); trong mọi tình huống đều phải dựa vào dân, cô lập kẻ xấu, quá khích, tranh thủ sự ủng hộ của đa số quần chúng để giải quyết điểm nóng.

Bước ba: Nhanh chóng khắc phục hậu quả khi điểm nóng chính trị - xã

Sau khi điểm nóng được dập tắt, phải nhanh chóng đưa các hoạt động cơ bản của xã hội trở lại bình thường, làm điều kiện để ổn định các mặt khác, nhất là tình hình an ninh nông thôn; khắc phục những thiệt hại về người và của nếu có xẩy ra; xử lý đúng mức những người vi phạm, kể cả 2 phái cán bộ sai phạm và những người quá khích vi phạm pháp luật, theo nguyên tắc công khai, dân chủ, công minh, đúng pháp luật và các chuẩn mực đạo đức, văn hoá. Đồng thời củng cố bộ máy chính trị đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể lãnh đạo, quản lý, điều hành mọi hoạt động xã hội, khôi phục các phong trào cách mạng ở địa phương.

Bước bốn: Rút kinh nghiệm, dự báo tình hình và áp dụng những giải

pháp để điểm nóng chính trị - xã hội không tái phát.

Sau khi giải quyết điểm nóng, cần tiến hành đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác lãnh đạo và đội ngũ cán bộ chủ chốt; công tác tổ chức, chỉ đạo của hệ thống chính trị; phương thức lãnh đạo, chỉ đạo; những sơ hở, thiếu sót của chính sách pháp luật có liên quan; cơ sở chính trị - xã hội và vai trò của quần chúng; phân tích, đánh giá lực lượng chống đối, phá hoại, phần tử xấu, đối tượng đầu đơn, quá khích. Đồng thời, trên cơ sở đánh giá một cách khách quan, toàn diện những nguyên nhân, điều kiện phát sinh điểm nóng, kết quả giải quyết điểm nóng, các tác động từ bên ngoài, nguyên nhân tồn tại... để có cơ sở dự báo một cách chính xác tình hình và đề xuất các giải pháp có tính chiến lược trong việc phòng ngừa, không để điểm nóng có điều kiện tái phát. Đây là một điều kiện hết sức cơ bản, thể hiện bản lĩnh, năng lực chính trị của người lãnh đạo trong quá trình giải quyết điểm nóng.

Điểm nóng chính trị - xã hội ở nông thôn là một tình huống chính trị hết sức nhạy cảm, liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống chính trị - xã hội; việc xử lý các điểm nóng chính trị - xã hội ở nông thôn phải đảm bảo các yêu cầu về chính trị, pháp luật, quy trình và giải pháp chung. Song mỗi điểm nóng

chính trị - xã hội xảy ra ở những địa phương khác nhau, có đặc điểm tình huống khác nhau, đòi hỏi phải có sự linh hoạt, nhạy bén trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và xử lý. Phải dựa trên quan điểm vì dân, phục vụ lợi ích của nhân dân; đồng thời phải sử dụng tổng thể các giải pháp về kinh tế, chính trị, xã hội và củng cố, nâng cao hiệu lực của hệ thống chính trị ở cơ sở.

Một phần của tài liệu Hệ thống chính trị huyện tam nông, tỉnh phú thọ xử lý điểm nóng chính trị xã hội hiện nay (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)