Tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể nhân dân

Một phần của tài liệu Hệ thống chính trị huyện tam nông, tỉnh phú thọ xử lý điểm nóng chính trị xã hội hiện nay (Trang 73 - 79)

* Mặt trận Tổ quốc

Hoạt động của một số nơi còn hình thức, thiếu chiều sâu, chậm đổi mới. Công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động quần chúng chưa sâu rộng; phát huy vai trò giám sát và phản biện xã hội còn hạn chế. Nắm bắt tình hình tư tưởng, nguyện vọng của Nhân dân và những diễn biến tiêu cực trong đời sống Nhân dân ở cơ sở có lúc, có nơi còn chưa kịp thời. Việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng, giải quyết những kiến nghị của Nhân dân ở một số cơ sở chưa kịp thời và thoả đáng.

Các phong trào thi đua chưa đồng đều giữa các cấp, các ngành, địa phương, một số phong trào hiệu quả chưa cao, đánh giá kết quả chưa sát. Việc phát triển đoàn viên, hội viên được chú trọng, nhưng chưa thực sự bền vững.

Phương thức hoạt động của MTTQ còn biểu hiện hành chính, có lúc chưa sâu sát, thiếu hướng dẫn cụ thể. Việc nắm bắt tình hình, tư tưởng quần chúng nhân dân chưa kịp thời. Việc phối hợp hoạt động giữa các đoàn thể nhân dân với chính quyền chưa được thường xuyên, thiếu chặt chẽ. Vai trò giám sát, tư vấn, phản biện của MTTQ, việc đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí chưa tích cực, hiệu quả.

* Các đoàn thể nhân dân - Đoàn Thanh niên:

Hoạt động giáo dục do Đoàn tổ chức còn đơn điệu, chưa thực sự hấp dẫn, cuốn hút đối với thanh thiếu niên, nhất là các đối tượng thanh niên đặc thù: thanh niên chậm tiến, thanh niên vi phạm pháp luật, thanh niên yếu thế. Công tác nắm bắt tình hình tư tưởng và định hướng dư luận xã hội trong thanh niên ở một số nơi chưa được kịp thời.

Một số nội dung của hai phong trào “Xung kích và tình nguyện phát triển KT-XH và bảo vệ Tổ quốc”, "Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp” như xung kích cải cách hành chính, xung kích hội nhập kinh tế quốc tế; đồng hành với thanh niên trong phát triển kỹ năng xã hội ở một số cấp bộ Đoàn còn hạn chế, chưa có giải pháp cụ thể, hiệu quả chưa cao; chất lượng phong trào giữa các cơ sở Đoàn không đồng đều.

Một số cơ sở việc duy trì sinh hoạt chi đoàn chưa đều, tỷ lệ tập hợp thanh niên vào tổ chức vẫn còn thấp, nhất là ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có đạo. Hoạt động của Đoàn còn nghèo nàn, chưa thực sự thu hút được thanh niên. Việc tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí cho thiếu niên, nhi đồng chưa phong phú cả về nội dung và hình thức.

Công tác chỉ đạo còn có lúc, có nơi chưa quyết liệt, hành chính hóa; tính chủ động, trách nhiệm, sáng tạo trong tổ chức thực hiện các mặt công tác chưa đồng đều, còn biểu hiện né tránh những nội dung mới, nội dung khó.

Đội ngũ cán bộ nhiều nơi chất lượng hạn chế. Công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch còn gặp nhiều khó khăn. Cơ chế, chính sách cho cán bộ Đoàn ở một số nơi còn bất cập.

- Hội Liên hiệp Phụ nữ:

Phong trào phụ nữ và hoạt động giữa các cơ sở Hội phụ nữ chưa thực sự đồng đều. Nội dung, phương thức hoạt động của một số cơ sở Hội còn chậm đổi mới, có những hoạt động còn mang tính hình thức. Chất lượng tham mưu; chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ chưa cao.

Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật; giáo dục phẩm chất đạo đức, bình đẳng giới chưa sâu rộng; việc nắm bắt tình hình tư tưởng, dư luận xã hội, những vụ việc phát sinh liên quan đến quyền lợi phụ nữ, trẻ em chậm được phản ánh từ cơ sở. Một bộ phận còn thiếu hiểu biết về chính sách, pháp luật, hạn chế về nhận thức, vi phạm pháp luật, mắc các tệ nạn xã hội.

Kết quả giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách, kế hoạch phát triển KT-XH, chính sách về bình đẳng giới, chính sách an sinh xã hội theo chức năng của Hội còn hạn chế. Công tác tham mưu lồng ghép giới vào các chương trình phát triển KT-XH ở địa phương hiệu quả còn thấp.

- Hội Nông dân:

Công tác tuyên truyền, giáo dục cán bộ, hội viên nông dân hiểu và thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ở một số cơ sở còn hạn chế, chậm đổi mới. Đây là một trong những lý do chính tác động đến hiệu quả của sản xuất kinh doanh của các hội viên. Nhiều hội viên chưa tích cực áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông - lâm ngư nghiệp, chưa thực sự năng động trong kinh tế thị trường.

Ở một số cơ sở vai trò trung tâm nòng cốt của tổ chức Hội chưa rõ: Tỷ lệ thu hút hội viên vào Hội còn thấp, chất lượng sinh hoạt chi, tổ Hội chưa cao, nội dung sinh hoạt chậm đổi mới, thiếu hấp dẫn và chưa đáp ứng được nguyện vọng của nông dân. Mặt khác, hoạt động của Ban Chấp hành một số cơ sở Hội hiệu quả thấp, chế độ thông tin, báo cáo chưa kịp thời.

Một bộ phận hội viên nông dân tư tưởng còn bảo thủ, trì trệ, trông chờ, ý chí vươn lên thoát nghèo và tự làm giàu còn hạn chế. Công tác chuyển dịch cơ cấu kinh tế, dồn đổi ruộng đất một số nơi chưa đạt yêu cầu, việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ sinh học vào sản xuất còn chậm, tỷ lệ hộ nghèo ở một số nơi còn cao.

Một số cơ sở việc thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động chưa duy trì thường xuyên, thiếu chủ động sáng tạo, chưa bám sát tình hình của địa phương, do vậy dẫn đến kết quả còn hạn chế.

Việc tổng kết nhân rộng các mô hình điển hình trong phong trào sản xuất kinh doanh giỏi, hộ nông dân thu nhập cao, cánh đồng thu nhập cao còn hạn chế. Một bộ phận hội viên, nông dân nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật còn yếu, các hành vi vi phạm pháp luật và các tệ nạn xã hội như ma tuý, mại dâm, cờ bạc, số đề... ở một số vùng nông thôn chưa được ngăn chặn kịp thời.

- Hội Cựu Chiến binh:

Công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục, tổ chức, học tập quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương, của Hội có nội dung còn chưa sâu. Phong trào hoạt động của Hội chưa đều, một số chi hội tỷ lệ hội viên sinh hoạt thấp, nội dung sinh hoạt nghèo nàn. Việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Hội còn lúng túng. Một số đơn vị thực hiện báo cáo chưa nghiêm túc, vẫn còn hiện tượng chạy theo thành tích. Năng lực của một số cán bộ, nhất là một số cán bộ làm công tác kiểm tra còn hạn chế, công tác kiểm tra, giám sát chưa đi sâu giải quyết những vấn đề cụ thể ở cơ sở, có vụ việc giải quyết chưa dứt điểm còn để khiếu kiện nhiều cấp, kéo dài.

Công tác quy hoạch cán bộ chưa sát, có nơi còn nặng về quân hàm, cấp chức khi còn tại ngũ, do đó ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ, cán bộ chủ chốt chưa đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ. Công tác quản lý cán bộ có nơi chưa tốt, cá biệt có cán bộ chủ chốt vi phạm kỷ luật nghiêm trọng phải xử lý. Có đơn vị cán bộ còn biểu hiện thiếu dân chủ, chưa gương mẫu trong lời nói và việc làm, có biểu hiện của cá nhân chủ nghĩa, ảnh hưởng đến sự đoàn kết, nhất trí của tập thể. Công tác tham mưu với cấp uỷ, chính quyền ở một số cấp Hội, một số đơn vị còn thiếu chủ động, còn có tư tưởng trông chờ vào chỉ đạo

của cấp uỷ và cấp trên. Có những đơn vị chưa làm tốt việc tham mưu với cấp uỷ về công tác cán bộ, có đơn vị gần một năm thiếu cán bộ chủ chốt của Hội hoặc thiếu cán bộ theo biên chế.

Mặt khác công tác tham mưu với cấp uỷ, chính quyền, cơ quan, đơn vị về các nhiệm vụ phát triển KT-XH còn hạn chế. Chương trình phối hợp trong kế hoạch thì nhiều, nhưng hiệu quả của một số chương trình còn thấp.

Công tác giảm nghèo trong Hội chưa đạt chỉ tiêu, việc giảm nghèo chưa bền vững. Một số hội viên còn trông chờ, ỷ nại chưa tự lực vươn lên. Việc xây dựng mô hình kinh tế còn thụ động. Việc nhân rộng mô hình còn hạn chế, hiệu quả kinh tế thấp.

Tiểu kết chương 2

Tam Nông là vùng đất có bề dày truyền thống cách mạng; nhân dân cần cù, dũng cảm, sáng tạo, một lòng một dạ trung thành với Đảng, Nhà nước, có những đóng góp to lớn về sức người sức của vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bước vào thời kỳ đổi mới, phát triển kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã thực sự cởi trói, giải phóng sức sản xuất, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của các hộ nông dân trong sản xuất, kinh doanh để xoá đỏi giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng. Đồng thời người nông dân cũng ngày càng có nhận thức và nhu cầu cao hơn về quyền làm chủ, về dân chủ hoá và công bằng xã hội. Họ sẵn sàng tham gia tích cực và ủng hộ hết mình đối với những việc làm ích nước, lợi dân; nhưng cũng kiên quyết lên án, đấu tranh không khoan nhượng với những hành vi tham nhũng, quan liêu, cửa quyền của một số cán bộ, đảng viên trong bộ máy chính quyền thôn, xóm, xã, huyện.

Mặt khác tình hình mâu thuẫn, khiếu tố ở Tam Nông cũng cho thấy hệ thống chính sách, Pháp luật của Đảng, Nhà nước đối với nông nghiệp, nông

thôn và người dân còn rất nhiều bất cập; đời sống vật chất và tinh thần của người nông dân chưa được quan tâm đúng mức, chưa cân đối với các tầng lớp dân cư khác; mặt bằng dân trí thấp, nhiều hộ còn nghèo.

Đồng thời qua đó cũng cho thấy sự yếu kém của hệ thống chính trị ở một số xã và của huyện trong việc nắm bắt nguyện vọng, giải quyết những yêu cầu bức xúc của dân; chưa thật sự là chính quyền “của dân, do dân và vì dân”; cũng như những yếu kém trong công tác quản lý xã hội, tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Chương 3

Một phần của tài liệu Hệ thống chính trị huyện tam nông, tỉnh phú thọ xử lý điểm nóng chính trị xã hội hiện nay (Trang 73 - 79)