Chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ công tác thanh tra, kiểm tra; khẩn trương và thận trọng trong kết luận thanh tra và thực hiện hậu

Một phần của tài liệu Hệ thống chính trị huyện tam nông, tỉnh phú thọ xử lý điểm nóng chính trị xã hội hiện nay (Trang 82 - 85)

tra; khẩn trương và thận trọng trong kết luận thanh tra và thực hiện hậu thanh tra; gắn liền xử lý điểm nóng với củng cố và tăng cường hệ thống chính trị và làm tốt công tác cán bộ ở cơ sở.

Công tác thanh tra phải làm đúng quy trình, thẩm quyền theo quy định của luật Khiếu nại, tố cáo, Pháp lệnh thanh tra, có sự chỉ đạo chặt chẽ của cấp uỷ, chính quyền và sự giám sát của nhân dân theo quy định của Pháp luật; nhằm phát huy dân chủ, tạo sự thống nhất cao, đảm bảo tính khách quan trong quá trình giải quyết. Quá trình thanh tra phải xác định rõ nguyên nhân của việc khiếu nại, tố cáo để có biện pháp tổ chức thanh tra sát hợp; tập trung giải quyết ngay, đúng thẩm quyền và kịp thời những vấn đề bức xúc nhất, những đề nghị chính đáng nhất, hợp tình hợp lý nhất của nhân dân.

Vấn đề mấu chốt của điểm nóng chính là các hoạt động khiếu nại, tố cáo và kể cả các hoạt động quá khích đã vượt ra ngoài khuôn khổ của pháp luật, vì vậy việc thanh tra giải quyết, hậu thanh tra phải vận dụng linh hoạt sáng tạo các biện pháp công tác. Đối với công tác thanh tra, phải kịp thời khoanh phạm vi, chốt vấn đề khiếu nại, tố cáo để tiến hành thanh tra. Quá trình thanh tra, kết luận để giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân ở các điểm nóng phải huy động sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành, các đoàn thể quần chúng; làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng. Làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho nhân dân, mặt khác tích cực tranh thủ ý kiến nhân dân vào dự thảo kết luận thanh tra, đặc biệt là những nhân chứng, người liên quan và đội ngũ cán bộ cốt cán. Đồng thời làm tốt

việc đối thoại với người bị đơn và người đầu đơn để tạo được sự đồng tình, nhất trí với kết luận thanh tra, không có tái khiếu kiện vượt cấp.

Quá trình đối thoại với người bị đơn và đầu đơn phải kiên trì; mềm dẻo đối thoại được hình thành theo phương pháp loại dần từng vấn đề, tránh gây căng thẳng, đối đầu, nhưng phải kiên quyết giữ vững nguyên tắc, tích cực cảm hoá, thu phục nhân tâm, để hạn chế sự chống đối. Khi nào người bị đơn, đầu đơn và số đông quần chúng ở điểm nóng đồng tình dự thảo kết luận thanh tra hoặc có băn khoăn nhưng không có căn cứ bác bỏ, lúc đó mới ra kết luận chính thức.

Đối với những trường hợp sai phạm gây thiệt hại lợi ích của dân đã được kết luận, phải nhanh chóng sai đâu sửa đấy, kịp thời bồi hoàn thiệt hại và xin lỗi nhân dân để tranh thủ sự đồng tình ủng hộ. Đối với những người có sai phạm, phải xử lý nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, tạo được niềm tin cho nhân dân. Đồng thời với quá trình đó cũng phải kiên quyết đấu tranh và xử lý nghiêm minh những người lợi dụng dân chủ, lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để gây ra những hành vi vi phạm pháp luật, gây rối trật trự trị an. Với phương châm tiến hành xử lý cán bộ sai phạm, xem xét, giải quyết khiếu kiện của dân trước để “hạ nhiệt độ”, “tháo ngòi nổ” ở điểm nóng; loại trừ những nguyên cớ mà đối tượng đầu đơn, quá khích lợi dụng kích động quần chúng.

Xử lý các đối tượng quá khích, vi phạm pháp luật phải hết sức mềm dẻo, thận trọng, biết kiềm chế. Chỉ bắt, cưỡng chế khi đã có đủ tài liệu, chứng cứ và xét thấy đó là giải pháp cần thiết, bắt buộc phải tiến hành để lập lại trật tự kỷ cương và được quần chúng đồng tình ủng hộ; tách đối tượng quá khích ra khỏi quần chúng lạc hậu, đồng thời phải làm hết mọi biện pháp tác động đối tượng tự đình chỉ ra đầu thú (như 2 vụ bắt giữ người trái pháp luật, gây rối trật tự công cộng ở xã Tề Lễ).

Sau khi xử lý điểm nóng, phải kịp thời thay thế những cán bộ sai phạm, kiện toàn những chức danh thiếu khuyết, đồng thời khẩn trương tập trung củng cố, khôi phục duy trì hoạt động của tổ chức đảng, chính quyền, các đoàn thể quần chúng, đưa các tổ chức này trở lại hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương. Giải quyết tốt những vấn đề mâu thuẫn nội bộ, ảnh hưởng đến sự đoàn kết, nhất trí trong đảng, đề cao nguyên tắc phê bình và tự phê bình, tập trung dân chủ; tăng cường kiểm tra của cấp uỷ, chính quyền cấp trên; thường xuyên lắng nghe ý kiến của cán bộ, đảng viên và quần chúng; tổ chức thực hiện nghiêm Chỉ thị 55 của Bộ Chính trị và 19 điều cấm đảng viên không được làm.

Thứ hai là, nâng cao năng lực hoạt động, quản lý, điều hành của chính quyền cấp xã; gắn bó mật thiết với nhân dân, phát huy vai trò giám sát của nhân dân, thực hiện “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND và đại biểu HĐND xã, tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của chính quyền cấp xã, phản ánh kịp thời nguyện vọng của nhân dân trong các kỳ họp HĐND. Xây dựng các tổ chức đoàn thể nhân dân, phát huy vai trò tập hợp, vận động quần chúng tích cực tham gia các phong trào của địa phương, của các tổ chức đoàn thể.

Thứ ba là, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tạo động lực cho sự ổn định và phát triển, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư; phát huy truyền thống văn hoá, phong tục tập quán tốt đẹp của địa phương; tạo điều kiện cho nhân dân tham gia nhiều hơn vào đời sống chính trị, các hoạt động văn hoá, xã hội. Đây chính là những vấn đề mấu chốt để giải quyết những yếu tố nội sinh, nguyên nhân, điều kiện không phát sinh mâu thuẫn khiếu tố trong nội bộ nhân dân, hạn chế điểm nóng xảy ra ở địa bàn.

Một phần của tài liệu Hệ thống chính trị huyện tam nông, tỉnh phú thọ xử lý điểm nóng chính trị xã hội hiện nay (Trang 82 - 85)