dân ở Tam Nông
Hầu hết các xã trong huyện Tam Nông trong những năm qua, nhất là từ 2008-2010 xuất hiện khiếu nại, tố cáo đông người, điển hình như Tam Cường, Xuân Quang, … gần đây là Tề Lễ. Cá biệt một số nơi có từ 400-500 người như ở xã Tề Lễ. Có phiên tiếp dân của Chủ tịch UBND huyện hàng trăm người ở các xã cùng lúc kéo tới khiếu tố. Đặc biệt những ngày công bố kết luận tranh tra ở các xã thì số người đến dự thường rất đông. Điển hình, sáng ngày 01-6- 2010 số đầu đơn đã kích động hàng trăm quần chúng ở xã Tề Lễ kéo lên trụ sở UBND huyện Tam Nông đòi phải xử lý một cán bộ công an huyện.
Đáng lưu ý là số đầu đơn ở xã Tam Cường đã liên kết, thống nhất kế hoạch, ngày giờ với số đầu đơn của xã Văn Lương, số người quê làm nghề tự do ở Hà Nội và số người khiếu tố ở các tỉnh khác để kéo đông người đến nơi tiếp dân của Chính phủ, nhà riêng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước khiếu tố nhằm lấy số đông gây sức ép. Từ tháng 11/2009-9/2010 đã có bốn lần họ huy động đông người đưa đơn khiếu tố vượt cấp lên Trung ương, bình quân mỗi lần có vài chục người; đông nhất có lần lên tới gần 50 người. Trong các lần khiếu tố vượt cấp họ đã gây ra một vụ việc quá khích: Bắt giữ đồng chí Phó Bí thư huyện ủy, đánh bị thương hai chiến sỹ công an và một số cán bộ huyện trong đoàn công tác.
Qua tổng hợp phân tích, thành phần tham gia khiếu tố rất đa dạng có cả già, trẻ, gái, trai, nông dân, kinh doanh, buôn bán, làm nghề tự do, cán bộ về hưu, cựu chiến binh, gia đình chính sách. Qua phân tích ở huyện Tam Nông trong 5 năm (2010 - 2015) từ các đầu đơn, đa số là người có học vấn thấp; nhưng tham gia rất tích cực, thường có hành vi quá khích có 83 đảng viên tham gia khiếu tố, 26 đảng viên là đầu đơn, trong đó 8 đầu đơn giữ vai trò chỉ đạo, 57 đảng viên tham gia và ủng hộ khiếu tố, có 95 cựu chiến binh (1 người giữ vai trò chỉ đạo, 22 đầu đơn), 5 thương binh, 40 đối tượng chính sách, 18 đối tượng hình sự, không có đối tượng chính trị. Độ tuổi chủ yếu ở 40-70; có một số cán bộ trung cao cấp nghỉ hưu tham gia đầu đơn.
Để huy động được số đông quần chúng tham gia khiếu tố, số đầu đơn đã dùng rất nhiều thủ đoạn, như kêu gọi, kích động quần chúng đấu tranh chống tham nhũng, tạo ra những việc lây ra khiếu kiện, kiểu như phản ứng dây chuyền, nhất là đối với những sai phạm trong việc đổi đất lấy hạ tầng, miễn giảm thiên tai, hỗ trợ sản xuất vụ đông. Mặt khác, họ tích cực tác động để các đối tượng có điều kiện và khả năng bị xâm hại về chính sách, về quyền lợi để kích động, đồng thời đến từng gia đình lôi kéo đối với số lừng chừng; hứa hẹn ích lợi vật chất để mua chuộc đối với những người nhận thức kém, nhẹ dạ, cả tin, nhất là số giáo dân, như mỗi ngày đi khiếu tố được trả tiền công, nếu khiếu tố thành công sẽ được miễn giảm thuế 5 - 10 năm, không phải nộp các khoản quỹ... hoặc đe doạ tinh thần như “cháy nhà không chữa, chết không đưa ma”, khai trừ ra khỏi họ; thậm chí phá hoại hoa mầu, giết gia súc, thả thuốc sâu xuống ao cá,... đối với những người phản đối hoặc không đồng tình.
Về tổ chức khiếu tố, mặc dù lực lượng tham gia đông, thành phần phức tạp nhưng được tổ chức khá chặt chẽ, phân công cụ thể, có người chỉ huy trực tiếp, có người chỉ đạo gián tiếp, lo công tác hậu cần, phụ trách việc vận động,
lôi kéo nhân dân tham gia; có người được cử để đối thoại, tranh luận, nêu yêu sách... những người là gia đình chính sách thường được phân công đi đầu và mang theo cờ Tổ quốc, ảnh Bác, băng khẩu hiệu có nội dung chống tham nhũng để khiếu nại tố cáo.