Một số kiến nghị, đề xuất

Một phần của tài liệu Hệ thống chính trị huyện tam nông, tỉnh phú thọ xử lý điểm nóng chính trị xã hội hiện nay (Trang 96 - 102)

a. Đối với Quốc hội

Đề nghị Quốc hội sớm nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện Luật khiếu nại, tố cáo. Cần sửa đổi luật pháp và các chính sách về tố cáo, khiếu nại có liên quan cho phù hợp với tình hình; phân định rõ thẩm quyền và cấp giải quyết cuối cùng đối với việc khiếu nại, tố cáo trước khi chuyển sang toà án hành chính; không để tình trạng các vụ khiếu tố kéo dài vô thời hạn, phát sinh phức tạp, căng thẳng về chính trị - xã hội, ĐNXH, ĐNCT-XH.

b. Đối với Chính phủ và các ban, ngành Trung ương

Trung ương cần có chính sách quan tâm một cách toàn diện đến sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn ngang tầm yêu cầu, nhiệm vụ, là mặt trận hàng đầu trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay. Đồng thời có chính sách cụ thể đối với vùng được xác định là vùng an ninh lương thực của đất nước như ưu đãi về đầu tư, hỗ trợ giống vốn, tín dụng, bao tiêu trợ giá sản phẩm.

Đề nghị Nhà nước có chính sách quan tâm hơn nữa đến việc đào tạo, bồi dưỡng để chuẩn hoá cán bộ, đồng thời đảm bảo chế độ đãi ngộ tối thiểu đối với cán bộ cơ sở. Để cán bộ cơ sở yêu tâm công tác, cần tạo điều kiện nâng cao trình độ, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Mặt khác cần mạnh dạn đưa nề nếp việc lấy tín nhiệm của nhân dân không phải chỉ với chức danh dân bầu mà cả các chức danh chuyên môn ở cơ sở có liên quan nhiều tới việc phục vụ nhân dân như tài chính, quản lý đất đai xây dựng, lao động thương binh xã hội, hộ tịch, hộ khẩu.

c. Đối với Bộ Tài nguyên và Môi trường

Đề nghị các cơ quan Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm tổ chức nghiên cứu các giải pháp quản lý đất đai phù hợp với tình hình hiện nay, đảm bảo đề cao quyền sở hữu Nhà nước về đất đai, quyền sử dụng hợp lý đất đai trong sản xuất của người nông dân, quyền bình đẳng về lợi nhuận của toàn dân đối với những khu vực đất đai sinh lời do quy hoạch và cải tạo của Nhà nước mà có. Đồng thời xây dựng các chế độ, chính sách cụ thể trong việc đền bù, giải toả, thu hồi đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Có chủ trương cụ thể trong việc giải quyết những vấn đề phát sinh trong việc đền bù, giải phóng mặt bằng, quản lý đất đai của tôn giáo, các di tích lịch sử, văn hoá, khắc phục tình trạng văn bản hướng dẫn vừa chồng chéo, vừa mâu thuẫn, phủ định lẫn nhau, dễ nảy sinh, khiếu tố, khiếu kiện.

d. Đối với hệ thống chính trị cơ sở

Một là, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Phú Thọ, Huyện ủy, UBND huyện Tam

Nông cần tiếp tục quan tâm, chỉ đạo, làm điểm đơn vị xã, phường, thị trấn xây dựng HTCT vững mạnh, tiêu biểu, trên cơ sở đó, tổ chức cho cán bộ chủ chốt cấp xã trong tỉnh tới tham quan, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, từ đó nhân rộng ra toàn tỉnh.

Hai là, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Phú Thọ, Huyện ủy, UBND huyện Tam

Nông cần tiếp tục có chính sách đặc thù nhằm thu hút cán bộ trẻ có trình độ cao về công tác tại cơ sở; từng bước trẻ hóa và nâng cao chất lượng cán bộ đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới.

Ba là, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Phú Thọ, Huyện ủy, UBND huyện Tam

Nông tiếp tục quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở cả về chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý hành chính nhà nước theo hướng đảm bảo về bề rộng, chú trọng chiều sâu. Phấn đấu đến năm 2020, có 100% cán bộ chủ chốt các xã điểm xây dựng nông thôn mới có trình độ chuyên môn đại học, cao cấp lý luận chính trị và quản lý hành chính nhà nước.

Bốn là, đối với MTTQ và các đoàn thể CT-XH cấp tỉnh, huyện cần

quan tâm, hướng dẫn MTTQ và các đoàn thể CT-XH cấp xã đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, thực hiện có hiệu quả quy chế phối hợp, quy chế giám sát, phản biện xã hội của MTTQ và các đoàn thể CT-XH, cơ chế để Nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền. Từng bước khắc phục có hiệu quả tình trạng hành chính hoá hoạt động đoàn thể, thiếu sâu sát cơ sở, thiếu tính thuyết phục quần chúng nhân dân.

Năm là, MTTQ và các đoàn thể CT-XH các cấp cần có kết hoạch cụ

thể chăm lo, bồi dưỡng, giúp đỡ quần chúng ưu tú giới thiệu cho Đảng kết nạp. Đặc biệt, đối với những địa phương ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, vùng đồng bào có đạo tỷ lệ đảng viên còn thấp.

Sáu là, cấp uỷ, chính quyền cấp xã cần tiếp tục quan tâm, chăm lo xây

dựng đội ngũ cán bộ công chức có phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu, tình hình nhiệm vụ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH.

Bảy là, cấp uỷ, chính quyền cấp xã cần tiếp tục thực hiện tốt công tác

cải cách hành chính, giải quyết kịp thời các thủ tục hành chính, giấy tờ khi người dân có nhu cầu với thái độ đúng mực, tạo nên sự gắn bó, hài lòng khi người dân tiếp xúc với cơ quan công quyền. Đồng thời, nâng cao năng lực quản lý, hiệu quả hoạt động của chính quyền cấp cơ sở. Chính quyền cơ sở cần có bước đột phá, tìm ra giải pháp hiệu quả để giúp dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bảo vệ môi trường, vấn đề đào tạo nghề, sử dụng lao động ở nông thôn…

Tám là, cấp uỷ, chính quyền cấp xã cần phải đưa Pháp lệnh thực hiện

dân chủ ở xã, phường, thị trấn vào cuộc sống, tạo bước chuyển đồng bộ, sâu rộng, mọi việc liên quan đến đời sống Nhân dân phải được bàn bạc, thống nhất. Cán bộ phải biết lấy nòng cốt trong dân làm điểm tựa. Đồng thời, thường xuyên nhận sự đóng góp ý kiến của dân thông qua các cuộc họp và tiếp xúc với dân ở thôn, xóm, khu.

KẾT LUẬN

Điểm nóng chính trị - xã hội là vấn đề xã hội có tính lịch sử thường xuất hiện trong những hoàn cảnh lịch sử nhất định như khi xã hội có khủng hoảng kinh tế, có những biến động chính trị, có chuyển đổi cơ chế hoặc thực hiện công cuộc đổi mới. Tuy nhiên, điểm nóng chính trị - xã hội xuất hiện hay không phần lớn phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong thực thi chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước và thái độ ứng xử của người thụ hưởng chính sách.

Kết quả nghiên cứu đề tài đã minh chứng nguyên nhân trực tiếp của điểm nóng chính trị - xã hội là đơn thư khiếu nại, tố cáo, nhưng do không phát hiện giải quyết kịp thời, dứt điểm, bị tích đọng lại, tạo ra những phản ứng, sự bất bình của số đông nhân dân, dẫn đến những hành động quá khích vượt ra ngoài khuôn khổ quy định của pháp luật, tạo thành điểm nóng chính trị - xã hội, gây nhiều trở ngại cho tiến trình phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, việc nghiên cứu các yếu tố tác động đã giúp chúng ta không những nhận dạng được tính chất điểm nóng, mà quan trọng hơn là xác định được nguyên nhân sâu xa của điểm nóng, làm cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc đề ra các giải pháp giải quyết điểm nóng một cách sát thực, hiệu quả, kịp thời.

Nghiên cứu tình hình điểm nóng chính trị - xã hội ở huyện Tam Nông cho phép chúng ta có thêm cơ sở không những thẩm định tính đúng đắn các chủ trương, đường lối chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước, mà còn kịp thời phát hiện được những sơ hở, thiếu sót của đường lối, chính sách, pháp luật và đặc biệt là sự yếu kém, bất cập của hệ thống chính trị trong thực thi chính sách, pháp luật. Từ đó, giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và những bài học kinh nghiệm sâu sắc về công tác xây dựng, củng cố hệ thống chính trị, về đảm bảo dân chủ và công bằng xã hội và không

ngừng chăm lo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Đó chính là những bài học sâu sắc và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong phòng ngừa và giải quyết điểm nóng chính trị xã hội.

Qua đó cũng khẳng định rằng, công tác chủ động phòng ngừa, không để xảy ra ĐNXH, ĐNCT-XH mới là biện pháp quan trọng, có ý nghĩa chiến lược lâu dài, đồng thời công tác chủ động tích cực phát hiện giải quyết kịp thời điểm nóng chính trị - xã hội là hết sức quan trọng.

Từ những kết quả, hạn chế, bài học kinh nghiệm và vấn đề đặt ra trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Hệ thống chính trị huyện trong xử lý các điểm nóng CT - XH ở Tam Nông những năm qua, có thể nêu lên những phương hướng, giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc xử lý các điểm nóng CT - XH theo quan điểm "ổn định để phát triển" đi đôi với "phát triển để ổn định tốt hơn".

Một phần của tài liệu Hệ thống chính trị huyện tam nông, tỉnh phú thọ xử lý điểm nóng chính trị xã hội hiện nay (Trang 96 - 102)