Sự bất cập của hệ thống chính trị cơ sở ở huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ với vấn đề điểm nóng CT XH

Một phần của tài liệu Hệ thống chính trị huyện tam nông, tỉnh phú thọ xử lý điểm nóng chính trị xã hội hiện nay (Trang 44 - 45)

tỉnh Phú Thọ với vấn đề điểm nóng CT - XH

Đảng bộ các xã, thị trấn trong huyện đều có trên dưới 300 đảng viên. Đây là lực lượng chính trị lớn, chiếm tới 5-7% dân số. Đội ngũ đảng viên ở nông thôn có kết cấu đa dạng, với nhiều thế hệ, từ nhiều lĩnh vực công tác, nghề nghiệp, thành phần xã hội... Trình độ chính trị, văn hoá, khoa học, kỹ thuật thấp. Điều đặc biệt là đảng viên ở các khu vực dân cư thì không ít, nhưng số đảng viên trực tiếp tham gia lao động sản xuất tại địa phương lại rất ít. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới việc lãnh đạo chỉ đạo của cơ sở Đảng ở địa phương.

Trong những năm qua, Huyện uỷ và các cấp uỷ Đảng trong huyện rất quan tâm đến công tác xây dựng Đảng ở địa bàn dân cư. Song nhìn chung, chất lượng các tổ chức cơ sở Đảng ở các xã, thị trấn còn nhiều hạn chế. Trong những năm 2011- 2015, số tổ chức cơ sở Đảng trong toàn huyện đạt trong sạch, vững mạnh chiếm 75%; loại khá chiếm 19,8%, loại yếu còn 5,2%. Ở địa bàn nông thôn, số cơ sở Đảng đạt trong sạch, vững mạnh thấp hơn mức chung toàn huyện, chỉ đạt 56,19%.

Trong 5 năm 2011-2015, Đảng bộ đã thi hành kỷ luật 123 đảng viên, trong đó có 36 đảng viên là cấp uỷ viên các cấp. Thống kê ở 22 Đảng bộ xã, thị trấn và Đảng bộ trực thuộc huyện ủy Tam Nông năm 2015, chỉ có 8 Đảng bộ đạt trong sạch, vững mạnh, chiếm 36,3%; 6 Đảng bộ đạt loại khá, chiếm 27,2%; có tới 5 Đảng bộ loại yếu chiếm 22,7%.

Về đội ngũ cán bộ cơ sở, theo thống kê năm 2015 của Ban Tổ chức Huyện uỷ và Phòng Nội vụ huyện, hơn 80% cán bộ cơ sở xã, phường, thị trấn trong huyện là cán bộ nghỉ hưu, bộ đội xuất ngũ. Số cán bộ trên có ưu điểm là đã trải qua thử thách trong chiến đấu và công tác trên nhiều lĩnh vực; có bản lĩnh chính trị vững vàng. Về trình độ lý luận chính trị: cao cấp chiếm 0,5%; trung cấp chiếm 31,95%; sơ cấp 63,55%; chưa qua đào tạo lý luận chính trị 4%. Tuy nhiên, bên cạnh đó có những hạn chế về kiến thức quản lý nhà nước, quản lý kinh tế. Trình độ văn hoá: có 61,7% đạt trình độ văn hoá cấp III (tốt nghiệp 10/10 hoặc 12/12); còn lại mới qua trung học cơ sở, chiếm 38,3%; có 13% được đào tạo trình độ trung cấp về quản lý nhà nước; 2,9% có trình độ đại học, 39,7% mới qua các lớp bồi dưỡng ngắn hạn.

Về chế độ chính sách đối với cán bộ cơ sở. Trước đây, trong thời kỳ thực hiện chế độ bao cấp, hoạt động của cán bộ cơ sở mang tính chất phong trào, được hợp tác xã tính hỗ trợ công bằng điểm tuỳ tình hình từng nơi, từng lúc. Từ khi chuyển đổi cơ chế quản lý, cán bộ cơ sở được hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Song mức lương theo quy định là quá thấp, không đảm bảo được đời sống. Nhiều nơi, cán bộ xã đã lấy việc cấp, bán, giao, cho mượn đất trái phép, ký hợp đồng xây dựng cơ bản và dự án để có điều kiện hưởng tỷ lệ trích thưởng cho nguồn ngân sách vốn rất eo hẹp và phụ cấp cho cán bộ.

Một phần của tài liệu Hệ thống chính trị huyện tam nông, tỉnh phú thọ xử lý điểm nóng chính trị xã hội hiện nay (Trang 44 - 45)