Tăng cường công tác vận động quần chúng, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, đi đôi với tăng cường kỷ cương xã hội; tăng cường

Một phần của tài liệu Hệ thống chính trị huyện tam nông, tỉnh phú thọ xử lý điểm nóng chính trị xã hội hiện nay (Trang 89 - 94)

chế dân chủ ở cơ sở, đi đôi với tăng cường kỷ cương xã hội; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giải quyết khiếu nại, tố cáo

Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nông nghiệp nông thôn tiến lên CNXH và công tác đảm bảo ổn định chính trị - xã hội không thể đảm bảo thắng lợi nếu không có sự tham gia của nhân dân. Chỉ thị số 30- CT/TW ngày 18-2-1998 của Bộ Chính trị (khoá VIII) về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đã khẳng định: “Khâu quan trọng và cấp bách trước mắt là phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở, là nơi trực tiếp thực hiện mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, là nơi cần thực hiện quyền dân chủ của nhân dân một cách trực tiếp và rộng rãi nhất”. Cần tiếp tục thực hiện tốt một số nội dung chủ yếu sau:

+ Làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao kiến thức, trách nhiệm của quần chúng về chính sách pháp luật, đồng thời vận động quần chúng thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật. Những kiến nghị về cơ chế, chính sách cần có thời gian bổ sung sửa đổi, song phải nghiêm túc thực hiện giữ nghiêm kỷ cương xã hội.

+ Chỉ đạo các cấp chính quyền xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp xây dựng, bổ sung các quy chế thực hiện quyền dân chủ của nhân dân và cán bộ công nhân viên, nhất là các vấn đề:

- Việc công khai các chế độ chính sách, công khai tài chính ngân sách cơ quan, đơn vị, địa phương;

- Việc thu các khoản đóng góp;

- Việc xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình có sự đóng góp của nhân dân;

- Kiện toàn và phát huy hiệu lực của thanh tra nhân dân;

- Đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng thôn xóm, gia đình, cơ quan văn hoá; - Phát huy vai trò quần chúng trong việc hoà giải các tranh chấp, mâu thuẫn từ lúc mới phát sinh.

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết ổn định các điểm đang xảy ra tranh chấp, khiếu kiện. Đồng thời chỉ đạo rà soát thực hiện nghiêm túc công tác hậu thanh tra còn tồn tại ở những điểm nóng đã giải quyết để phòng điểm nóng tái phát.

Khiếu nại, tố cáo là một quyền cơ bản của công dân, nhưng nếu không được giải quyết tốt thì đó chính là “đầu vào” của điểm nóng, vì vậy phải chú trọng nâng cao chất lượng công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Tăng cường cán bộ và phương tiện làm việc đảm bảo theo dõi chặt chẽ việc giải quyết và trả lời cho nhân dân. Những trường hợp đã có quyết định giải quyết cuối cùng mà vẫn còn khiếu kiện thì hướng dẫn cho nhân dân và chuyển Toà án hành chính giải quyết theo quy định pháp luật.

Để giảm bớt đơn thư phát sinh, lãnh đạo cấp uỷ, chính quyền, thủ trưởng các ngành phải làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thường xuyên, định kỳ theo phương châm “phòng ngừa từ xa”, kịp thời uốn nắn, chấn chỉnh những sai sót, khuyết điểm từ cơ sở.

Thường trực huyện uỷ, UBND huyện cần chỉ đạo các cấp, các ngành thường xuyên tiến hành kiểm tra việc tiếp dân, việc chỉ đạo giải quyết khiếu nại, tố cáo của người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền các cấp. Đồng thời phân loại các địa bàn xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp khiếu kiện đông người, phức tạp để phân công và xây dựng kế hoạch giải quyết với từng vụ việc. Từng thời gian xem xét, đánh giá, đề ra biện pháp công tác phù hợp.

Việc phân công, phân cấp giải quyết các vấn đề trên phải theo nguyên tắc: Việc xảy ra tại địa phương phải được giải quyết tại địa phương, theo đúng thẩm quyền, giữ được vai trò lãnh đạo của cấp uỷ Đảng từ tỉnh, huyện đến xã, không để vô hiệu hoá, không để quần chúng cho rằng chỉ có cấp trên mới giải quyết được. Phát huy vai trò của HĐND, tổ chức Mặt trận, các đoàn thể, nhất là Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ các cấp để giải quyết tại cơ sở các vụ tranh chấp, khiếu kiện.

Trên cơ sở kinh nghiệm rút ra được từ việc giải quyết các “điểm nóng” trong thời gian vừa qua, huyện uỷ, UBND huyện cần chỉ đạo các ngành chức năng tổng kết, xây dựng thành các quy trình giải quyết cụ thể với từng dạng tranh chấp và khiếu kiện.

Với các vụ, việc tranh chấp đất đai, trước hết tiến hành các biện pháp kip thời ngăn chặn việc xô sát, cách ly các bên tranh chấp. Sau đó tiến hành công tác vận động quần chúng phối hợp với việc nắm tình hình, tài liệu, văn bản có liên quan để có quyết định giải quyết đúng đắn. Duy trì lực lượng đảm bảo an ninh trật tự đến khi tình hình thật sự ổn định.

Với các vụ, việc về đền bù, giải phóng mặt bằng, trước hết chỉ đạo rà soát các quy trình giải phóng mặt bằng, đặc biệt là các bước kê khai, xác định kiến điền, áp giá đền bù, phát hiện những sai sót để có biện pháp khắc phục ngay; tập trung làm tốt công tác tuyên truyền để mọi người dân thấy rõ lợi ích của việc thực hiện các dự án và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và từng địa phương, với mọi gia đình và người dân, trên cơ sở đó vận động quần chúng, trước hết là cán bộ, đảng viên, đồng tình tự giác thực hiện, đồng thời với tổ chức tốt việc tái định cư, tạo điều kiện cho người lao động chuyển đổi nghề đảm bảo đời sống; kiên trì thuyết phục, đối thoại trực tiếp với những người còn khiếu nại, thắc mắc. Việc cưỡng chế chỉ tiến hành sau khi đã tiến hành đầy đủ công tác tuyên truyền, thông báo, xử lý hành chính theo đúng quy định của pháp luật.

Với các vụ, việc khiếu kiện về thực hiện các chế độ chính sách, môi trường, hợp đồng kinh tế, trước hết là kiểm tra, phát hiện những sai sót để sửa chữa, khắc phục hậu quả, xử lý cán bộ có sai phạm, khuyết điểm, thông báo công khai cho nhân dân biết. Trên cơ sở đó, vận động quần chúng tham gia ổn định tình hình.

Với các vụ, việc tranh chấp có liên quan đến tôn giáo, chỉ đạo các ban, ngành chức năng đánh giá chính xác nguyên nhân, trên cơ sở đó có kế hoạch giải quyết toàn diện. Xác định rõ trách nhiệm của giáo hội và giáo sĩ trong việc vận động tín đồ và giải quyết, không để ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, đồng thời làm tốt công tác vận động quần chúng, tranh chủ các nhân tố cốt cán trong giáo hội cơ sở và quần chúng tốt để ngăn chặn hành vi quá khích, hướng hoạt động tôn giáo tuân thủ đúng quy định pháp luật.

Với các vụ, việc khiếu kiện cán bộ tiêu cực tham nhũng. Đây là loại khiếu kiện thường diễn biến rất gay gắt, phức tạp, kéo dài, gây ra nhiều hậu quả xấu về chính trị, xã hội, dễ phát triển thành điểm nóng, kẻ địch và các

phần tử xấu rất chú ý lợi dụng để kích động gây rối an ninh trật tự và hoạt động phá hoại. Vì vậy, cần tập trung cao độ lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện một cách toàn diện các biện pháp:

- Tập trung củng cố cơ sở Đảng, chính quyền, đoàn thể;

- Tiến hành đồng bộ công tác vận động quần chúng, làm cho nhân dân hiểu rõ đúng, sai, tin tưởng vào việc giải quyết của các cấp, các ngành;

- Tiến hành thanh tra, kiểm tra khẩn trương, khách quan, kịp thời, xử lý kỷ luật hành chính và pháp luật với những cán bộ vi phạm, bồi thường thiệt hại về vật chất tinh thần cho nhân dân; đồng thời bảo vệ những cán bộ, đảng viên bị vu cáo, đe dọa;

- Phân hoá, đấu tranh, cô lập với những người có hành vi quá khích, vi phạm pháp luật, có biện pháp xử lý thích hợp;

- Cảnh giác với âm mưu, hoạt động phá hoại, lợi dụng của kẻ địch và số phần tử xấu; tăng cường đảm bảo an ninh nông thôn;

- Chỉ đạo việc thực hiện nghiêm túc các kết luận thanh tra gắn với phát động đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ chính trị.

Các biện pháp trên cần được thực hiện đồng bộ theo kế hoạch thống nhất. Tập trung làm tốt công tác vận động quần chúng, củng cố cơ sở Đảng, chính quyền, đoàn thể, duy trì hoạt động, không để tình hình tiếp tục xấu đi. Đồng thời, chỉ đạo chặt chẽ công tác thanh tra, kiểm tra những nội dung khiếu tố, kịp thời xử lý, kỷ luật hành chính và pháp luật với những cán bộ có vi phạm đã có đủ cơ sở kết luận để giải tỏa thắc mắc của quần chúng, "hạ nhiệt độ" điểm nóng.

Việc công bố và thực hiện các kết luận thanh tra cần tiến hành thận trọng từ trong Đảng tới quần chúng và những người nguyên đơn, bị đơn. Nếu điểm nóng có đối tượng quá khích, cực đoan đã khống chế được một bộ phận quần chúng, phải tiến hành tốt việc phân hoá, cô lập phần tử xấu và có thể

phải xử lý trước những đối tượng đặc biệt nguy hiểm, nếu đó là biện pháp thật cần thiết, để thiết lập lại trật tự, kỷ cương, ổn định tình hình chính trị - xã hội trong nhân dân, đảm bảo cho việc thực hiện các kết luận thanh tra, giải quyết điểm nóng, song phải có phương án chặt chẽ, đảm bảo việc bắt, xử lý tuyệt đối an toàn.

Trong khi xử lý giải quyết các tình huống đột xuất phải nắm chắc tình hình, phân tích rõ mối quan hệ giữa vụ, việc xảy ra với tình hình khiếu kiện; kết hợp chặt chẽ giải quyết tình huống cụ thể với giải quyết khiếu kiện, đảm bảo phục vụ tốt cho giải quyết khiếu kiện. Lấy tuyên truyền, vận động quần chúng là biện pháp cơ bản, tranh thủ quần chúng tích cực để phân hoá đối tượng, xử lý các vi phạm theo chính sách, pháp luật.

Một phần của tài liệu Hệ thống chính trị huyện tam nông, tỉnh phú thọ xử lý điểm nóng chính trị xã hội hiện nay (Trang 89 - 94)