Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân hoạt động theo Điều lệ, có chức năng nhiệm vụ cụ thể khác nhau nhưng đều hướng vào mục tiêu chung
là vận động Nhân dân hăng hái thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xây dựng đời sống VH-XH, chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội ở cơ sở.
Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân có nhiều đổi mới về nội dung, phương thức hoạt động theo hướng thiết thực, tập hợp rộng rãi các tầng lớp Nhân dân, xây dựng tổ chức đoàn thể vững mạnh, tỷ lệ thu hút đoàn viên, hội viên tăng lên, vai trò của các tổ chức quần chúng tham gia cùng chính quyền giải quyết một số vụ việc phức tạp được thể hiện rõ và hiệu quả hơn, chất lượng hoạt động của các đoàn thể nhân dân có chuyển biến tích cực.
MTTQ là liên minh chính trị tập hợp đoàn kết các tổ chức thành viên, các dân tộc, tôn giáo và các tầng lớp nhân dân hoạt động thông qua các phong trào thi đua yêu nước và các cuộc vận động lớn như: “Toàn dân đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa” gắn với xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh; cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”, “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, cuộc vận động “Vì Biển đảo thân yêu”… và các phong trào, cuộc vận động khác.
Tổ chức hiệp thương bầu đại biểu HĐND xã; cùng với UBND tổ chức các cuộc bầu cử Quốc hội, HĐND các cấp trên địa bàn xã, tổ chức các cuộc tiếp xúc cử tri, tham gia giám sát hoạt động của chính quyền.
Phát huy vai trò của người cao tuổi, cán bộ hưu trí có uy tín; trí thức, chức sắc tôn giáo, trưởng tộc họ... trong việc xây dựng cộng đồng dân cư tự quản, xây dựng quy ước bảo đảm tuân thủ pháp luật, thể hiện tính dân chủ, tôn trọng phong tục tập quán và tín ngưỡng tôn giáo của mỗi dân tộc ở cộng đồng dân cư.
Phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, tổ chức động viên Nhân dân tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Mặt khác Ủy ban MTTQ cơ
sở đã làm tốt hoạt động giám sát đầu tư cộng đồng, chỉ đạo hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân cơ sở thực hiện tốt công tác giám sát và phản biện xã hội theo Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Ban Chấp hành Trung ương (khoá XI) về việc ban hành “Quy chế giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể CT-XH” và Quyết định số 218-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Ban Chấp hành Trung ương (khoá XI) về việc ban hành “Quy định về việc MTTQ Việt Nam, các đoàn thể CT-XH và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền”.
Tiểu kết chương 1
Điểm nóng chính trị xã hội là một tình huống chính trị hết sức nhạy cảm, liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội; việc xử lý các điểm nóng chính trị - xã hội phải đảm bảo các yêu cầu về chính trị, pháp luật, quy trình và giải pháp chung. Song mỗi điểm nóng xảy ra ở những địa phương khác nhau, có đặc điểm tình huống khác nhau, đòi hỏi phải có sự linh hoạt, nhạy bén trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và xử lý. Phải dựa trên quan điểm vì dân, phục vụ lợi ích của nhân dân; đồng thời phải sử dụng tổng thể các giải pháp về kinh tế, chính trị, xã hội và củng cố, nâng cao hiệu lực của hệ thống chính trị ở cơ sở.
Trong cơ cấu tổ chức của HTCT cơ sở nước ta, TCCSĐ với hai vị trí: Vừa là thành viên của cả hệ thống, đồng thời là hạt nhân lãnh đạo chính quyền cơ sở, lãnh đạo MTTQ và các đoàn thể nhân dân trong HTCT cơ sở. Đối với MTTQ, TCCSĐ cũng với hai vị trí: Vừa là thành viên của MTTQ, vừa lãnh đạo MTTQ. Chính quyền cơ sở, dưới sự lãnh đạo của TCCSĐ, là trụ cột của HTCT cơ sở, thực hiện tốt chức năng quản lý mọi mặt đời sống xã hội ở cơ sở. MTTQ và các đoàn thể nhân dân, là nền tảng chính trị của HTCT cơ sở, đại diện cho các quyền và lợi ích chính đáng của Nhân dân, dưới sự lãnh đạo của TCCSĐ thực hiện việc xử lý điểm nóng CT - XH đảm bảo xây dựng, bảo vệ tổ chức đảng và chính quyền cơ sở vững mạnh.
Chương 2