Những yếu kém, tồn tại về kinh tế-xã hội ở huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ với vấn đề điểm nóng CT XH

Một phần của tài liệu Hệ thống chính trị huyện tam nông, tỉnh phú thọ xử lý điểm nóng chính trị xã hội hiện nay (Trang 45 - 47)

tỉnh Phú Thọ với vấn đề điểm nóng CT - XH

Trong những năm qua, tình hình kinh tế - xã hội huyện Tam Nông nhìn chung là ổn định và phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng và

nhanh; tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ chiếm gần 60% trong tổng sản phẩm của huyện. Văn hoá, xã hội tiếp tục phát triển; 5 năm liên tục, giáo dục - đào tạo Tam Nông nằm trong tốp thi đua dẫn đầu của tỉnh, đời sống nhân dân được nâng lên, bộ mặt nông thôn khởi sắc, quốc phòng an ninh được đảm bảo, góp phần quan trọng hoàn thành thắng lợi các mục tiêu chính trị của tỉnh đề ra. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng xuất hiện không ít những thiếu sót, bất cập về kinh tế - xã hội tác động tới tình hình điểm nóng.

Tam Nông là vùng trọng điểm xây dựng khu công nghiệp, điểm xuất phát thấp, nên nhịp độ tăng trưởng kinh tế, xét về chỉ số phát triển, tổng sản phẩm nói chung của Tam Nông thấp hơn mức trung bình của cả tỉnh và khu vực. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành nghề trong huyện và khu vực nông thôn chậm, nên Tam Nông vẫn là một trong những huyện thừa lao động, thiếu việc làm; một bộ phận nhân dân đời sống còn khó khăn, nên ảnh hưởng không nhỏ tới sự ổn định chính trị, xã hội.

Là huyện nông nghiệp, nhưng mô hình kinh tế hợp tác xã những năm qua hoạt động kém hiệu quả. Theo thống kê của ngành nông nghiệp, hầu hết các hợp tác xã đều nợ đọng (có 21/34 hợp tác xã); tổng số nợ đọng lên tới 16 tỷ, có hợp tác xã nợ đọng nhiều tới 1,5 tỷ. Về phân loại vốn quỹ, chỉ có dưới 30% hợp tác xã nông nghiệp có vốn quỹ và hoạt động có hiệu quả; gần 50% số hợp tác xã hoạt động cầm chừng; số còn lại là yếu kém. Gần đây, Tỉnh đã thực hiện chủ trương đổi mới quản lý hợp tác xã nông nghiệp, chuyển đổi chức năng quản lý nhà nước về nông nghiệp sang UBND xã. Tuy nhiên, đây mới là bước thử nghiệm, nên hiệu quả còn rất khiêm tốn, vì vậy đời sống, việc làm của nông dân một huyện nông nghiệp nhìn chung là chưa có lối thoát để bứt phá đi lên.

Một số chủ trương có tính đổi mới của tỉnh, huyện về đất đai, phát triển kinh tế, nhưng do có những sơ hở, thiếu sót, hoặc không theo kịp những biến động chính sách vĩ mô của Nhà nước, nên phát sinh không ít những phức tạp, ảnh hưởng tới sự ổn định chính trị - xã hội. Từ năm 1993 đến nay, Chính phủ

quy định mỗi xã được để không quá 5% đất nông nghiệp phục vụ nhu cầu công ích, UBND tỉnh quy định mỗi xã được để lại 5-10% quỹ đất giao hợp tác xã quản lý, nhưng thực tế các xã đều để lại quá quy định. Khảo sát 10 xã của Sở địa chính, có 8/10 xã đã để lại tới 14-15% v.v. Đây là một kẽ hở phát sinh sai phạm tạo nên bức xúc trong nhân dân. Năm 2000, tỉnh Phú Thọ có chủ trương đổi đất lấy hạ tầng cơ sở, nhưng đổi như thế nào? bước đi và trình tự thủ tục ra sao? việc quy định, kiểm tra, hướng dẫn bổ khuyết thiếu kịp thời dẫn đến sai phạm. Các xã, thôn, xóm cũng tự bán đất, tự thu, tự chi, gây nhiều bức xúc trong nhân dân.

Việc quy hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp là cần thiết, nhưng do quá trình thực hiện các bước trong quy trình giải phóng mặt bằng thiếu chặt chẽ, dứt điểm; mặt khác do các Nghị định của Chính phủ ban hành thiếu chặt chẽ, thiếu hướng dẫn, nên từ năm 2005 đến nay, về cơ bản dự án quy hoạch phát triển khu công nghiệp là không giải phóng được mặt bằng, bị bỏ dở, hoặc dậm chân tại chỗ, thậm chí phát sinh thành điểm nóng như cụm công nghiệp Cổ Tiết, khu công nghiệp Trung Hà (Hồng Đà), v.v..

Một phần của tài liệu Hệ thống chính trị huyện tam nông, tỉnh phú thọ xử lý điểm nóng chính trị xã hội hiện nay (Trang 45 - 47)