Thực hiện chính sách tự vệ thông qua thuế nhập khẩu:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu của Việt Nam trong điều kiện hội nhập AFTA và WTO (Trang 83 - 84)

IV. Một số định hớng góp phần hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu trong quá trình hội nhập AFTA và

4. Thực hiện chính sách tự vệ thông qua thuế nhập khẩu:

Vận dụng các thông lệ quốc tế cho phép áp dụng các hành động tự vệ phòng ngừa bất trắc trong các trờng hợp khẩn cấp để bảo hộ cho nền sản xuất trong nớc, có thể áp dụng thông qua các qui định về mức thuế suất tạm thời. Những loại thuế suất này mang tính chất là những biện pháp đối phó linh hoạt, tạm thời đối với những hành động cạnh tranh không lành mạnh trong thơng mại quốc tế. Và theo báo cáo của hãng Row and Maw “hoạt động bảo hộ trong th- ơng mại thế giới trên qui mô toàn cầu đang có xu hớng tăng sử dụng các biện pháp bảo hộ nh các sáng kiến về đấu tranh chống việc bán phá giá và trợ cấp, và cả việc thực hiện các hạn chế tạm thời”. Mức độ bảo hộ mậu dịch trong thời gian qua định mức cao và có xu hớng tăng lên. Theo đó vai trò của các biện

.

pháp này là không thể phủ nhận và đòi hỏi chúng ta cần phải có những qui định cụ thể, phù hợp để áp dụng một cách có hiệu quả trong thực tiễn.

Mặc dù trong luật thuế xuất nhập khẩu đã qui định hình thức thu thuế nhập khẩu bổ sung đối với các trờng hợp hàng bán phá giá, hàng đợc nớc xuất khẩu trợ cấp làm cho giá hàng nhập khẩu thấp hơn giá hàng hoá cùng loại trong nớc, hàng nhập khẩu từ các nớc có phân biệt đối xử với hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ Việt Nam. Đây là một hình thức sơ khai của thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng. Tuy nhiên, cần phải hoàn chỉnh hình thức pháp lý của hai loại thuế trên dới dạng Luật thuế để điều chỉnh đúng hơn các đối tợng đánh thuế.

Hiện nay, ở Việt Nam mới chỉ thực hiện thu chênh lệch giá từ năm 1999. Thực chất biện pháp thu chênh lệch giá là biện pháp quá độ, mang tính hành chính "phi thuế quan", do vậy, sự cụ thể hoá áp dụng chính sách thuế nhập khẩu đối xử với những bất trắc là phù hợp với xu thế hiện nay. Vấn đề qui định mức thuế suất đối xử còn tuỳ thuộc vào mức độ "phân biệt đối xử", nhng cũng cần xác định rõ các điều khoản để tiến hành thu thuế bổ sung, với những ràng buộc đó nhằm mục đích ngăn ngừa là chủ yếu. Trong trờng hợp có phát sinh sự cạnh tranh hoặc chính sách đối xử của nớc xuất khẩu không lành mạnh, cần phải qui định rõ ràng mức độ, thẩm quyền cho từng cấp quản lí để tổ chức thực hiện nhằm không gây cản trở cho hoạt động thơng mại quốc tế.

Ngoài ra, chúng ta có thể áp dụng thêm một số các biện pháp tự vệ khác rất có hiệu quả hạn chế việc nhập khẩu hàng hoá quá mức vào Việt Nam mà không trái với các nguyên tắc cơ bản của WTO nh áp dụng thuế tuyệt đối, áp dụng hạn ngạch thuế quan.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu của Việt Nam trong điều kiện hội nhập AFTA và WTO (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w