Hoạt động của các đơn vị SNCT công lập thuộc đối t−ợng kiểm toán bắt buộc của KTNN. Tổ chức và hoạt động của KTNN hiện nay có những đặc điểm tác động đến quy trình và ph−ơng thức tổ chức KTHĐ đối với đơn vị SNCT nh− sau:
- Mô hình tổ chức cuộc kiểm toán của KTNN với quy mô lớn (Bộ, Ngành, Địa ph−ơng, Tổng công ty...); do vậy hoạt động của đơn vị SNCT th−ờng ít là trọng tâm cuộc kiểm toán ( th−ờng là đơn vị cấp 2, cấp 3) nên không thực hiện đầy đủ các b−ớc, giai đoạn của một cuộc kiểm toán ( ví dụ: giai đoạn khảo sát, lập kế hoạch; giai đoạn kiểm tra đơn vị thực hiện kiến nghị kiểm toán hầu nh− không đ−ợc thực hiện tại đơn vị SNCT).
- Chức năng kiểm toán của KTNN: Hiện KTNN mới chỉ thực hiện chức năng kiểm toán BCTC các chuẩn mực đánh giá t−ơng đối rõ ràng. Khi chuyển sang KTHĐ rất nhiều yếu tố: Quy trình, chuẩn mực, các cách thức tổ chức hoạt động...; cần đ−ợc hình thành để có thể thực hiện đ−ợc KTHĐ.
- Cơ cấu chuyên môn của lực l−ợng KTNN hiện ch−a thích ứng với KTHĐ vì trên 90% KTV có chuyên môn nghiệp vụ tài chính kế toán. Đây là một yếu tố tác động đến việc tổ chức đoàn kiểm toán và chất l−ợng của KTHĐ.
Với sự phân tích 3 nhóm nhân tố ảnh h−ởng đến quy trình và ph−ơng thức tổ chức thực hiện KTHĐ đối với đơn vị SNCT nh− trên cho thấy: mọi yếu tố từ môi tr−ờng kinh tế – xã hội, đặc điểm đơn vị SNCT và đặc điểm tổ chức và hoạt động KTNN đều phản ánh sự “quá độ”, “đang chuyển đổi”, “đang hình thành” cùng với tính chất đa dạng nhiều mặt trong hoạt động của đơn vị SNCT đã xác định tính chất phức tạp trong việc hình thành một quy trình và định h−ớng các ph−ơng thức tổ chức thực hiện KTHĐ đối với đơn vị SNCT.
Ch−ơng II
Kinh nghiệm của KTNN
các n−ớc về KTHĐ đối với các tổ chức công; thực trạng quy trình và ph−ơng thức tổ chức thực hiện
Kiểm toánBCTC đối với Đơn vị SN của KTNN Việt Nam 2.1. Kinh nghiệm của KTNN các n−ớc trong thực hiện quy trình và ph−ơng thức tổ chức thực hiện KTHĐ đối với các tổ chức công
Các tài liệu về quy trình kiểm toán của KTNN các n−ớc không đ−ợc quy định riêng bằng các văn bản của KTNN mà đ−ợc thể hiện d−ới dạng tổng quan trong các chuẩn mực của KTNN. Qua nghiên cứu tài liệu về hệ thống chuẩn mực KTNN các n−ớc và những cuộc semina với các chuyên gia KTNN của các n−ớc CHLB Đức, CH ấn Độ, Thái Lan, Pháp…, có thể đ−a ra những nhận xét tổng quan về quy trình và ph−ơng thức tổ chức thực hiện KTHĐ đối với các tổ chức công nh− sau: