Nộidung của quy trình kiểm toán hiện nay đối với đơnvị SNC

Một phần của tài liệu Xây dựng quy trình và phương thức tổ chức thực hiện kiểm toán hoạt động đối với đv.pdf (Trang 52 - 58)

- Tăng c−ờng tính chủ động linh hoạt và thực hiện quyền tự chủ về

2.3.1. Nộidung của quy trình kiểm toán hiện nay đối với đơnvị SNC

2.3.1.1. Quy trình kiểm toán NSNN

Quy trình kiểm toán Ngân sách Nhà n−ớc đ−ợc ban hành kèm theo Quyết định số : 08/1999/QĐ-KTNN ngày 15-12-1999 của Tổng Kiểm toán Nhà n−ớc là quy trình Kiểm toán BCTC bao gồm 4 giai đoạn :

- Chuẩn bị kiểm toán : là quá trình thực hiện các hoạt động nghiệp vụ để tạo nên những điều kiện cần thiết cho việc thực hiện kiểm toán. Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán đ−ợc chia làm 2 phần: Khảo sát, thu thập thông tin và lập kế hoạch kiểm toán.

- Thực hiện kiểm toán : là quá trình kiểm toán theo kế hoạch kiểm toán đ−ợc thông qua. Trong từng nội dung đ−ợc kiểm toán, các kiểm toán viên thực

hiện trình tự và vận dụng các ph−ơng pháp, kỹ thuật kiểm toán nhằm thu thập đ−ợc đầy đủ các bằng chứng kiểm toán có độ tin cậy cao, có giá trị để làm cơ sở cho lập báo cáo kiểm toán.

- Lập báo cáo kiểm toán: Là quá trình tổng hợp kết quả kiểm toán từ kiểm toán tổng hợp và các biên bản kiểm toán chi tiết của các đơn vị đ−ợc kiểm toán để lập báo cáo bằng văn bản về kết quả kiểm toán.

- Kiểm tra đơn vị thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán Nhà n−ớc: Căn cứ vào nội dung báo cáo kiểm toán, Kiểm toán Nhà n−ớc tổ chức theo dõi, kiểm tra đơn vị đ−ợc kiểm toán về tình hình thực hiện các kiến nghị của Đoàn Kiểm toán Nhà n−ớc, nhằm phát huy hiệu lực của các cuộc kiểm toán.

2.3.1.2. Quy trình kiểm toán hiện nay áp dụng đối với đơn vị SNC

Các đơn vị SNCT là những đơn vị dự toán cấp 1, cấp 2 và cấp 3 của Ngân sách Trung −ơng, ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc Trung −ơng. Các đơn vị này có chức năng, nhiệm vụ đ−ợc cấp có thẩm quyền quyết định và trong quá trình thực hiện vừa thụ h−ởng kinh phí Ngân sách Nhà n−ớc cấp vừa có phát sinh nguồn thu để đáp ứng nhiệm vụ giao. Khi thực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán hàng năm của đơn vị SNCT, Kiểm toán Nhà n−ớc triển khai quy trình kiểm toán theo 4 giai đoạn của quy trình kiểm toán Ngân sách Nhà n−ớc cụ thể nh− sau:

a/ Giai đoạn 1 : Chuẩn bị kiểm toán gồm các b−ớc và nội dung chủ yếu sau:

- Khảo sát và thu thập các thông tin về đơn vị đ−ợc Kiểm toán, với những nội dung:

+ Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của đơn vị;

+ Dự toán thu, chi ngân sách đ−ợc cấp có thẩm quyền giao đầu năm; Dự toán thu, chi ngân sách của đơn vị xây dựng theo h−ớng phấn đấu ( nếu có); Dự toán bổ sung trong năm;

+ Tình hình kinh phí đ−ợc cấp phát và sử dụng theo dự toán đầu năm và dự toán bổ sung; Kinh phí phân phối cho các đơn vị thành viên;

+ Tình hình thực hiện các khoản thu sự nghiệp;

+ Tổng hợp báo cáo quyết toán và báo cáo quyết toán của các đơn vị thành viên đối với năm tr−ớc của năm đ−ợc kiểm toán và năm đ−ợc kiểm toán;

+ Tổ chức công tác kế toán, năng lực và trình độ của cán bộ kế toán; + Các thông tin về hệ thống KSNB, những quy chế, những biện pháp đơn vị đã áp dụng để sử dụng các nguồn lực tài chính. Thông tin về những tồn tại từ các năm tr−ớc, những vấn đề sự vụ đ−ợc thanh tra, kiểm tra liên quan đến thực trạng tài chính, ngân sách của đơn vị;

+ Tình hình thực hiện Nghị định số 10/2002/NĐ- CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị SNCT. Việc xây dựng qui chế chi tiêu nội bộ, mức chi quản lý, chi nghiệp vụ. Những khó khăn, v−ớng mắc của đơn vị đối với quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ và đối với việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị định số 10/2002/NĐ- CP của Chính phủ ( nếu có ).

Thông tin thu thập đ−ợc trong b−ớc chuẩn bị kiểm toán có vai trò quan trọng cho việc lập kế hoạch kiểm toán. Các kiểm toán viên phải xem xét, nghiên cứu, phân tích các thông tin, rút ra những nhận xét khái quát, những vấn đề cần chú ý trong hoạt động của đơn vị nh−: tính đặc thù, những hoạt động chủ yếu, những khoản chi lớn, những biến động bất th−ờng ở đơn vị thành viên ...

- Lập kế hoạch kiểm toán gồm các nội dung:

+ Xác định mục tiêu kiểm toán, tập trung vào xác định tính đúng đắn hợp pháp của báo cáo tài chính và việc chấp hành chế độ tài chính tại đơn vị;

+ Xác định các nội dung Kiểm toán; + Xác định phạm vi Kiểm toán; + Xác định thời gian Kiểm toán; + Bố trí nhân sự Kiểm toán;

+ Xây dựng ch−ơng trình Kiểm toán chi tiết; - Tổ chức tập huấn cho KTV

- Tổ chức hội nghị khai mạc Kiểm toán.

Trong thực tế, hầu hết các đơn vị SNCT đều là đơn vị dự toán cấp 2, cấp 3, nên KTNN th−ờng không tiến hành các b−ớc công việc chuẩn bị Kiểm toán mà chỉ bố trí tổ Kiểm toán và xác định thời gian Kiểm toán tại từng đơn vị. Sau khi đến đơn vị tổ tr−ởng mới xây dựng ch−ơng trình Kiểm toán chi tiết.

b/ Giai đoạn 2: Thực hiện kiểm toán

Căn cứ vào kế hoạch kiểm toán đ−ợc Tổng Kiểm toán Nhà n−ớc phê duyệt, đoàn kiểm toán và các kiểm toán viên triển khai công tác kiểm toán đối với đơn vị đ−ợc kiểm toán .

Trong quá trình thực hiện kiểm toán, đoàn kiểm toán chỉ đạo tổ kiểm toán và các kiểm toán viên ghi chép tài liệu làm việc, tập hợp đầy đủ kết quả kiểm toán của từng b−ớc công việc vào hồ sơ kiểm toán nhằm thu thập bằng chứng làm cơ sở cho các ý kiến đánh giá, nhận xét, đồng thời làm cơ sở cho giám sát, điều hành quá trình thực hiện kiểm toán .

Thực hiện kiểm toán đối với đơn vị SNCT đ−ợc thực hiện theo trình tự kiểm toán tổng hợp và kiểm toán chi tiết của kế hoạch kiểm toán.

- Kiểm toán tổng hợp :

Bố trí lực l−ợng kiểm toán viên kiểm toán tổng hợp ở Ban kế hoạch tài chính hoặc Phòng kế hoạch tài chính gồm những nội dung sau :

+ Kiểm tra sổ sách kế toán của đơn vị, xác định việc thực hiện Pháp lệnh kế toán thống kê, công tác mở sổ kế toán, hạch toán kế toán các nghiệp vụ phát sinh. Xác định tính chính xác, khớp đúng của các sổ kế toán, đánh giá công tác khoá sổ cuối năm. Việc hạch toán các nguồn kinh phí ngân sách cấp, nguồn kinh phí dự án và các nguồn thu sự nghiệp phát sinh. Việc phân phối

kinh phí ngân sách và dự án, phân phối điều hoà nguồn thu cho các đơn vị thành viên hoặc dự toán cấp d−ới.

+ Kiểm tra tổng hợp báo cáo quyết toán hàng quý và năm theo từng nguồn kinh phí. Xác định căn cứ tổng hợp quyết toán. Đối chiếu với báo cáo quyết toán của các đơn vị thành viên nộp lên. Đánh giá thuyết minh tổng hợp báo cáo quyết toán.

+ Tổng hợp báo cáo quyết toán thu sự nghiệp, phân tích theo từng nguồn thu, việc sử dụng, phân phối và quyết toán của các nguồn thu theo chế độ quy định. Việc thực hiện thu nộp ngân sách đối với các khoản thu sự nghiệp và việc ghi thu- ghi chi ngân sách các khoản thu để lại cho đơn vị sử dụng.

+ So sánh và phân tích, đánh giá các khoản thu, chi ngân sách với dự toán năm và so với thực hiện năm tr−ớc. Qua đó đánh giá việc xây dựng dự toán thu, chi ngân sách. Phân tích cơ cấu các khoản chi ngân sách cấp và các khoản chi từ nguồn thu trong tổng hợp báo cáo quyết toán theo mục lục Ngân sách Nhà n−ớc ( loại, khoản, mục, tiểu mục ).

+ Đánh giá công tác quản lý thu, chi ngân sách của đơn vị. Mức thu sự nghiệp , phân phối và sử dụng các nguồn thu theo chế độ quy định. Việc thực hiện các định mức chi, chế độ chi theo quy chế chi tiêu nội bộ, theo chế độ chi của Nhà n−ớc. Đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn kinh phí qua số liệu tổng hợp. Đối với các thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình hoạt động và các nội dung khác có liên quan đến tài chính, ngân sách của đơn vị đã đ−ợc khai thác qua b−ớc chuẩn bị kiểm toán.

- Kiểm toán chi tiết tại các đơn vị dự toán cấp 2, cấp 3:

Ch−ơng trình kiểm toán chi tiết đối với các đơn vị thành viên của đơn vị kiểm toán đ−ợc xây dựng và bố trí trong kế hoạch kiểm toán chung của các cuộc Kiểm toán. Các đơn vị thành viên là những đơn vị trực tiếp sử dụng và quyết toán kinh phí, trực tiếp thu các khoản thu phát sinh. Thực hiện kiểm toán chi tiết ở các đơn vị thành viên nhằm thu thập các bằng chứng cụ thể hơn

về việc chấp hành các Luật, chính sách chế độ thu, chi tài chính và các mục tiêu kiểm toán khác để bổ sung, minh chứng cho kiểm toán tổng hợp.

Nội dung kiểm toán chi tiết ở các đơn vị thành viên :

+ Dự toán giao đầu năm và bổ sung trong năm, kinh phí đ−ợc cấp, việc giao dự toán;

+ Tổ chức công tác kế toán, sổ sách kế toán và hạch toán kế toán theo từng nguồn kinh phí, từng nguồn thu phát sinh;

+ Báo cáo quyết toán, tài liệu quyết toán kèm theo và thông tri duyệt y quyết toán các nguồn kinh phí của đơn vị gồm kinh phí ngân sách, kinh phí dự án và các nguồn thu đ−ợc sử dụng. Phân tích chi tiết theo mục lục Ngân sách Nhà n−ớc của mẫu biểu báo cáo quyết toán quy định;

+ Phân tích các nội dung thu, chi ngân sách đ−ợc quyết toán so với dự toán giao, so với thực hiện năm tr−ớc. Đánh giá việc sử dụng và quyết toán ngân sách theo Luật và chính sách chế độ của Nhà n−ớc, hiệu quả sử dụng các nguồn kinh phí, việc thực hiện nghĩa vụ ngân sách đối với các khoản thu sự nghiệp.

+ Đánh giá hệ thống KSNB. Việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ qua sử dụng các nguồn lực tài chính. Mức thu các khoản thu, mức chi quản lý và mức chi nghiệp vụ.

Kiểm toán chi tiết ở các đơn vị thành viên đ−ợc thực hiện theo các nhóm tài khoản cụ thể trên sổ sách kế toán của đơn vị.

Trong quá trình kiểm toán, các kiểm toán viên thực hiện kiểm toán theo từng phần việc đ−ợc phân công. Hàng ngày kiểm toán viên phải ghi chép tài liệu làm việc và lập biên bản xác nhận số liệu kiểm toán của kiểm toán viên để làm cơ sở cho tổ tr−ởng tổ kiểm toán và tr−ởng đoàn kiểm toán kiểm tra, thẩm định, đồng thời làm căn cứ pháp lý để lập biên bản kiểm toán và báo cáo kiểm toán. Tr−ớc khi kết thúc kiểm toán ở đơn vị thành viên, tổ tr−ởng tổ kiểm toán dự thảo biên bản kiểm toán. Dự thảo biên bản kiểm toán đ−ợc thông qua với đơn vị kiểm toán vào cuối thời gian kiểm toán trong ch−ơng trình kiểm toán

chi tiết. Biên bản kiểm toán và các hồ sơ kiểm toán ở các đơn vị thành viên là căn cứ để đánh giá công tác kiểm toán của các tổ kiểm toán và căn cứ pháp lý để lập báo cáo kiểm toán của một cuộc kiểm toán đơn vị sự nghiệp.

c/ Giai đoạn 3: Lập báo cáo kiểm toán

Kết thúc thời gian thực hiện cuộc kiểm toán, tr−ởng đoàn kiểm toán thành lập tổ soạn thảo báo cáo kiểm toán. Tiếp nhận và kiểm tra lại các biên bản kiểm toán, bằng chứng kiểm toán. Tổng hợp số liệu, tình hình và những thông tin thu nhận đ−ợc về đối t−ợng đ−ợc kiểm toán, lập các bảng tổng hợp về kết quả kiểm toán theo từng nội dung, từng lĩnh vực và từng các chỉ tiêu theo kế hoạch và mục tiêu kiểm toán .

- Tr−ởng đoàn có trách nhiệm lập đề c−ơng dự thảo báo cáo kiểm toán. Nội dung báo cáo kiểm toán đ−ợc lập theo mẫu quy định. Báo cáo kiểm toán phải phản ánh đầy đủ kết quả kiểm toán từ các biên bản kiểm toán, các bằng chứng kiểm toán và ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Kiểm toán Nhà n−ớc. Dự thảo báo cáo kiểm toán đ−ợc xem xét, phê chuẩn thực hiện theo trình tự của Quyết định số 269/QĐ-KTNN ngày 17/7/2003 của Tổng Kiểm toán Nhà n−ớc: sự thẩm định của KTT và sự xét duyệt và phê chuẩn của tổng KTNN.

d/ Giai đoạn 4 : Kiểm tra, theo dõi việc thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán Nhà n−ớc

Căn cứ nội dung báo cáo của đơn vị đ−ợc kiểm toán về tình hình và kết quả thực hiện các kiến nghị trong báo cáo kiểm toán, các kiểm toán viên kiểm tra thực tế những công việc đơn vị đã thực hiện, đang thực hiện và ch−a thực hiện. Thu thập các bằng chứng làm căn cứ cho việc lập báo cáo kết quả kiểm tra thực hiện kiến nghị của đơn vị và gửi lãnh đạo Kiểm toán Nhà n−ớc .

2.3.2. Tổ chức thực hiện quy trình và phơng thức tổ chức thực hiện kiểm toán đối với đơn vị SNC

Một phần của tài liệu Xây dựng quy trình và phương thức tổ chức thực hiện kiểm toán hoạt động đối với đv.pdf (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)