Tổ chức cuộc kiểm toán hỗn hợp có phạm vi rộng

Một phần của tài liệu Xây dựng quy trình và phương thức tổ chức thực hiện kiểm toán hoạt động đối với đv.pdf (Trang 115 - 117)

- Tiêu chuẩn đánh giá tính hiệu lực, xác định đối với mục tiêu chung của đơn vị và mục tiêu bộ phận, mục tiêu cụ thể

∑Tiết kiệm trong sử dụng

3.3.2.2. Tổ chức cuộc kiểm toán hỗn hợp có phạm vi rộng

Tổ chức thực hiện cuộc kiểm toán hỗn hợp có phạm vi rộng là ph−ơng thức tổ chức kiểm toán phổ biến trong hoạt động KTNN hiện nay. Với ph−ơng thức này, cuộc kiểm toán đối với đơn vị SNCT (th−ờng là đơn vị dự toán cấp 2, cấp 3) chỉ là cuộc kiểm toán bộ phận, có thể chỉ ra những đặc điểm cơ bản của ph−ơng thức tổ chức cuộc kiểm toán hỗn hợp có phạm vi rộng nh− sau:

- Cơ sở xác định phạm vi cuộc kiểm toán th−ờng là những đơn vị cấp 1 ở TW: Bộ, ngành, các tổng công ty...; hoặc một địa ph−ơng: tỉnh, thành phố trực thuộc TW. Do vậy, trong cuộc kiểm toán th−ờng gồm nhiều cuộc kiểm toán bộ phận mà có nhiều đơn vị đ−ợc kiểm toán có tính chất hoạt động không

giống nhau: cơ quan, các tổ chức sự nghiệp, các doanh nghiệp...; trong đó các tổ chức sự nghiệp chỉ là một bộ phận nh−ng lại có thể gồm nhiều đơn vị có lĩnh vực hoạt động khác nhau. Nh− vậy, xét về tính chất, đây là cuộc kiểm toán có quy mô lớn, đa dạng, phức tạp.

- Mục tiêu của cuộc kiểm toán theo ph−ơng thức tổ chức này th−ờng đ−ợc xác định có tính chất khái quát chung cho tổng thể cuộc kiểm toán và các cuộc kiểm toán bộ phận, nhằm đánh giá hoạt động của một ngành, địa ph−ơng... Song, nó có hạn chế vốn có là thiếu tính cụ thể nên việc xác định mục tiêu cụ thể của cuộc kiểm toán bộ phận đối với đơn vị SNCT phải vừa đảm bảo phù hợp với mục tiêu chung của cuộc kiểm toán; vừa phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị đ−ợc kiểm toán.

- Cơ cấu chuyên môn của KTV trong đoàn kiểm toán rất phức tạp (cần rất nhiều chuyên môn khác nhau) nên đòi hỏi việc bố trí KTV, sự phối hợp giữa các tổ kiểm toán , ch−ơng trình kiểm toán phải đ−ợc tổ chức rất khoa học.

- Tổ chức quy trình kiểm toán trong ph−ơng thức kiểm toán này có đặc điểm là đảm bảo sự hoàn chỉnh trong phạm vi cuộc kiểm toán tổng thể, còn đối với các cuộc kiểm toán bộ phận thì chỉ tập trung thực hiện trực tiếp giai đoạn thực hiện kiểm toán; các giai đoạn khác của quy trình kiểm toán thực hiện một cách gián tiếp (khảo sát gián tiếp ở đơn vị cấp 1, tổng hợp biên bản kiểm toán vào báo cáo kiểm toán hoặc hầu nh− không thực hiện kiểm tra đơn vị thực hiện kiến nghị kiểm toán). Đây là một vấn đề cần đ−ợc tiếp tục hoàn thiện trong tổ chức quy trình KTHĐ đối với đơn vị SNCT.

- Quy mô của cuộc kiểm toán th−ờng lớn, nhiều cấp quản lý: tr−ởng đoàn, tổ tr−ởng và có thể có cả nhóm tr−ởng; do vậy việc tổ chức quản lý đoàn: phân cấp, uỷ quyền, phân công quản lý phải đ−ợc tổ chức chặt chẽ; việc soát xét chất l−ợng, kết quả kiểm toán phải đ−ợc phân cấp rõ ràng để đảm bảo đ−ợc chất l−ợng hoạt động kiểm toán và tiến độ kiểm toán.

Nh− vậy xét về hình thức tổ chức cuộc kiểm toán thì ph−ơng thức tổ chức cuộc kiểm toán hỗn hợp có phạm vi rộng, có −u điểm nổi bật là h−ớng cuộc kiểm toán đến những mục tiêu có phạm vi lớn (ngành, địa ph−ơng... ) và

t−ơng đối phù hợp với cơ chế quản lý kiểm toán hiện hành của KTNN là mô hình quản lý tập trung - thống nhất; tuy nhiên nó không đảm bảo thực hiện một cách hoàn chỉnh quy trình kiểm toán và từ đó không đảm bảo đ−ợc đầy đủ yêu cầu trong KTHĐ, đối với các đơn vị cấp 2, cấp 3 (trong đó có các đơn vị SNCT). Ph−ơng thức tổ chức kiểm toán này khi vận dụng vào các cuộc kiểm toán các đơn vị SNCT cần đ−ợc hoàn chỉnh trên nguyên tắc lấy đơn vị SNCT làm cơ sở tổ chức thực hiện quy trình kiểm toán (gồm cả 4 giai đoạn); vai trò của Tr−ởng đoàn kiểm toán tập trung vào sự phối hợp hoạt động giữa các tổ và tổng hợp kết quả của các giai đoạn kiểm toán. Chỉ với sự điều chỉnh đó, ph−ơng thức tổ chức kiểm toán này mới ứng dụng đ−ợc trong KTHĐ đối với đơn vị SNCT.

Một phần của tài liệu Xây dựng quy trình và phương thức tổ chức thực hiện kiểm toán hoạt động đối với đv.pdf (Trang 115 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)