Quy trình KTHĐ của KTNN các n−ớc

Một phần của tài liệu Xây dựng quy trình và phương thức tổ chức thực hiện kiểm toán hoạt động đối với đv.pdf (Trang 38 - 42)

2.1.1.1. Khái quát quy trình KTHĐ của KTNN các n−ớc

Trong luật KTNN của KTNN các n−ớc đều quy định t−ơng đối thống nhất quy trình kiểm toán nói chung và KTHĐ nói riêng đều có 3 giai đoạn là: Chuẩn bị kiểm toán, Thực hiện kiểm toán và báo cáo kiểm toán. Riêng giai đoạn thứ t−, theo dõi đơn vị thực hiện kiến nghị kiểm toán, tuy th−ờng không quy định trong luật, song trong các văn bản h−ớng dẫn (chuẩn mực KTNN hoặc các văn bản h−ớng dẫn nghiệp vụ) đều có đề cập đến giai đoạn này d−ới hai hình thức:

- Đ−ợc coi nh− một giai đoạn tiếp theo sau giai đoạn báo cáo kiểm toán (ví dụ: KTNN Thái Lan).

- Đ−ợc coi nh− một công việc cần thiết của kỳ kiểm toán sau (ví dụ KTNN CH ấn Độ).

Nh− vậy, tuy những điều kiện, yêu cầu cụ thể trong hoạt động kiểm toán của KTNN có sự khác nhau nhất định. Song về tổng quan, việc coi quy trình kiểm toán gồm 4 giai đoạn đ−ợc thừa nhận có tính phổ biến.

2.1.1.2. Những nội dung của các giai đoạn trong quy trình KTHĐ a) Chuẩn bị kiểm toán

Chuẩn bị cho một cuộc KTHĐ của KTNN các n−ớc đều có các b−ớc và nội dung chủ yếu là:

- Chọn dự án Kiểm toán (hay đơn vị đ−ợc kiểm toán);

Đây là một b−ớc công việc có sự khác biệt của KTNN các n−ớc so với KTNN Việt Nam, xuất phát từ vị trí pháp lý của KTNN các n−ớc (ở các n−ớc việc chọn đơn vị đ−ợc kiểm toán do Tổng KTNN quyết định); việc chọn dự án kiểm toán trong KTHĐ có ý nghĩa quan trọng, nó quyết định ý nghĩa và tính khả thi của cuộc kiểm toán.

- Khảo sát đơn vị đ−ợc Kiểm toán; trong đó chú trọng đến nắm vững những điểm mạnh, điểm yếu trong quản lý, những mặt khó khăn trở ngại trong hoạt động, đặc biệt hai nội dung quan trọng cần làm rõ là: Đánh giá khái quát hiệu lực của hệ thống KSNB và những nội dung cần chú ý (trọng yếu) trong kiểm toán.

- Quyết định kiểm toán gồm quyết định có thực hiện kiểm toán hay không kiểm toán (trong đó tiêu thức: Dự án hoặc hoạt động của đơn vị có mục tiêu, mục đích rõ ràng; có thể kiểm tra đánh giá đ−ợc là một trong những điều kiện quyết định Kiểm toán).

- Lập kế hoạch Kiểm toán gồm việc xác định mục tiêu, đối t−ợng, phạm vi, nội dung, thời gian, trình tự Kiểm toán. Mặc dù có nội dung cụ thể, phạm vi khác với cuộc kiểm toán BCTC, song các b−ớc tiến hành t−ơng đối giống nhau. Điểm khác biệt riêng có của công tác lập kế hoạch kiểm toán trong KTHĐ là việc: b−ớc đầu phải lựa chọn, xây dựng các tiêu chuẩn cho KTHĐ (gồm tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ thể; gồm tiêu chuẩn định tính và định

l−ợng) trong đó, tập trung vào tiêu chuẩn đánh giá tính hiệu lực (gắn liền với mục tiêu Kiểm toán và định h−ớng cho hoạt động Kiểm toán).

- Bố trí nhân lực cho cuộc KTHĐ.

- Họp với đơn vị để khai mạc kiểm toán, trong đó nội dung đặc thù của KTHĐ là b−ớc đầu xác định (và thoả thuận) với đơn vị về các tiêu chuẩn đánh giá KTHĐ.

b) Thực hiện kiểm toán

Thực hiện Kiểm toán trong KTHĐ gồm nhiều nội dung, b−ớc công việc cụ thể phụ thuộc vào từng mục tiêu, nội dung của cuộc Kiểm toán. Do vậy không thể xác định chi tiết các b−ớc công việc của giai đoạn này mà chỉ có thể xác định một trình tự gồm các b−ớc công việc chủ yếu:

- Khảo sát hệ thống KSNB là một trong những nội dung trọng tâm của thực hành KTHĐ trong đó các nội dung cần chú ý là:

+ Khảo sát các quy trình quản lý (sơ bộ) để đánh giá hiệu lực quản lý; tính tuân thủ trong quy trình quản lý và rủi ro Kiểm toán.

+ Xác định các nội dung cần tiếp tục kiểm tra (có rủi ro lớn)

- Thử nghiệm mở rộng là công việc tiếp tục tiến hành khảo sát đối với các nội dung, quy trình đ−ợc xác định là có rủi ro lớn (với quy mô mẫu chọn lớn hơn) để đánh giá đúng đắn hiệu lực của quản lý và xác định chính xác hơn những nội dung trọng yếu cần kiểm toán.

- Thu nhập BCKT và xử lý thông tin bao gồm các nội dung chính: + Các chi phí nguồn lực đầu vào;

+ Các sản phẩm đầu ra;

+ Những tác động (kết quả) của hoạt động;

- Phân tích - đánh giá (đối với từng nội dung Kiểm toán) bao gồm các công việc:

+ Xác định các nguyên nhân có sự sai lệch giữa thực trạng và tiêu chuẩn;

+ Đánh giá hậu quả (ảnh h−ởng) của những sai lệch;

+ Đ−a ra các kiến nghị để khắc phục những ảnh h−ởng xấu.

- Tổng hợp các phát hiện kiểm toán, gồm phân tích, đánh giá, tổng hợp các phát hiện Kiểm toán tác động chung đến tính kinh tế, tính hiệu quả và hiệu lực của hoạt động; Tổng hợp các nguyên nhân và kiến nghị khắc phục.

c) Báo các Kiểm toán

d) Kiểm tra đơn vị thực hiện kiến nghị kiểm toán

Quy trình lập báo cáo và kiểm tra đơn vị thực hiện Kiểm toán về tổng thể giống nh− đối với các cuộc Kiểm toán khác; chỉ khác nhau chủ yếu về nội dung cụ thể do tính chất cuộc Kiểm toán chi phối.

Qua trình bày về kinh nghiệm của các n−ớc trong tổ chức thực hiện quy trình Kiểm toán có thể kết luận:

- Quy trình tổng thể của một cuộc KTHĐ gồm bốn b−ớc (dù b−ớc bốn có đ−ợc quy định trong luật kiểm toán hay không) có tính phổ biến chung;

- Việc lựa chọn đơn vị đ−ợc kiểm toán và xác định tiêu chuẩn KTHĐ là những nội dung cơ bản đặc thù trong công tác chuẩn bị cho cuộc KTHĐ;

- Giai đoạn thực hiện kiểm toán có nội dung, các b−ớc tiến hành cụ thể có sự khác nhau phụ thuộc vào mô hình của Kiểm toán (Ph−ơng thức thực hiện cuộc Kiểm toán). Song, nội dung khảo sát hệ thống KSNB trở thành nội dung trong tâm của cuộc KTHĐ. Các b−ớc Kiểm toán tiếp theo đ−ợc tiến hành theo logic: thu thập thông tin - đánh giá thực trạng – phân tích nguyên nhân - đánh giá những ảnh h−ởng - đ−a ra kiến nghị – tổng hợp các phát hiện Kiểm toán.

- Giai đoạn báo cáo Kiểm toán và kiểm tra đơn vị thực hiện kiến nghị Kiểm toán về cơ bản có trình tự giống cuộc Kiểm toán BCTC .

Một phần của tài liệu Xây dựng quy trình và phương thức tổ chức thực hiện kiểm toán hoạt động đối với đv.pdf (Trang 38 - 42)