- Tiêu chuẩn đánh giá tính hiệu lực, xác định đối với mục tiêu chung của đơn vị và mục tiêu bộ phận, mục tiêu cụ thể
∑Tiết kiệm trong sử dụng
3.4.3. Đổi mới sự phân công chuyên môn hoá trong tổ chức quản lý và thực hiện hoạt động kiểm toán đối với đơn vị SNCT
Trong mọi hoạt động quản lý và chuyên môn, sự phân công chuyên môn hoá là điều kiện cơ bản để nâng cao hiệu suất và hiệu quả công tác. Hoạt động KTNN cho đến nay cũng đã hình thành sự phân công chuyên môn hoá
nhất định (các KTNN chuyên ngành, các phòng kiểm toán). Tuy nhiên trong thực tế tính chất chuyên môn hoá còn ở phạm vi rộng, và còn mang tính hình thức. Trong điều kiện thực hiện kiểm toán BCTC thì việc tổ chức nh− trên ch−a bộc lộ nhiều hạn chế; khi tiến hành KTHĐ, đặc biệt đối với các đơn vị SNCT, loạihình đơn vị đa dạng về tính chất, quy mô, yêu cầu chuyên môn hoá rất sâu thì việc phát triển phân công chuyên môn hoá kiểm toán trở thành nhiệm vụ cấp bách. Sự chuyên môn hoá cần đ−ợc thực hiện trên 2 mặt hoạt động chủ yếu của kiểm toán nh− sau:
- Trong hoạt động quản lý kiểm toán cần phân công chuyên môn hoá sâu đến cấp phòng và nhóm để quản lý hoạt động kiểm toán theo từng nhóm loại hình đơn vị SNCT có những đặc điểm về chức năng hoạt động giống nhau; ví dụ phòng quản lý kiểm toán ngân sách một nhóm ngành (bộ), cần chia ra bộ phận quản lý các đơn vị HCSN, bộ phận quản lý các đơn vị SNC; trong bộ phận quản lý các đơn vị SNC cần phân công các KTV quản lý từng loại đơn vị nh−: giáo dục, y tế, NCKH...
- Trong hoạt động tổ chức thực hiện kiểm toán (đặc biệt là các cuộc kiểm toán các bộ, ngành, địa ph−ơng) cần tổ chức các cuộc kiểm toán tổng thể (lớn) thành các cuộc kiểm toán trung gian tổ chức theo ph−ơng thức liên hoàn, mỗi cuộc kiểm toán liên hoàn gồm một loạt các đơn vị đ−ợc kiểm toán có cùng đặc điểm về lĩnh vực và chức năng hoạt động, đặc biệt là đối với các đơn vị SNCT.