Trình tự vànhững nộidung chủ yếu trong thực hiện giai đoạn theo dõi, kiểm tra đơn vị thực hiện kiểm toán

Một phần của tài liệu Xây dựng quy trình và phương thức tổ chức thực hiện kiểm toán hoạt động đối với đv.pdf (Trang 150 - 151)

- Tiêu chuẩn đánh giá tính hiệu lực, xác định đối với mục tiêu chung của đơn vị và mục tiêu bộ phận, mục tiêu cụ thể

3.2.5.Trình tự vànhững nộidung chủ yếu trong thực hiện giai đoạn theo dõi, kiểm tra đơn vị thực hiện kiểm toán

5. Kết cấu của đề tà

3.2.5.Trình tự vànhững nộidung chủ yếu trong thực hiện giai đoạn theo dõi, kiểm tra đơn vị thực hiện kiểm toán

Trong KTHĐ, ngoài việc trao đổi, thảo luận th−ờng xuyên đối với đơn vị thì việc đánh giá sự tác động của các biện pháp khắc phục là một trong những nhiệm vụ đặc thù của giai đoạn này. Trong điều kiện hạn chế về thời gian và thông tin, KTV chỉ tập trung vào đánh giá hai nội dung chủ yếu là: các biện pháp khắc phục những hạn chế, yếu kém nghiêm trọng trong quản lý và những biện pháp tác động ở phạm vi rộng đến các hoạt động quản lý của đơn vị, trong đó vấn đề trọng tâm là phải l−ợng hoá đ−ợc những tác động đó.

3.3. Ph−ơng thức tổ chức thực hiện KTHĐ đối với đơn vị SNCT

3.3.1. Cơ sở lựa chọn ph−ơng thức tổ chức thực hiện KTHĐ

Đề tài đã xác định những cơ sở chủ yếu trong lựa chọn ph−ơng thức tổ chức thực hiện KTHĐ gồm các yếu tố: mục tiêu của cuộc kiểm toán, phạm vi cuộc kiểm toán, trình độ chuyên môn của kiểm toán viên. Ba nhóm yếu tố đó đều có tác động lẫn nhau và tác động đến ph−ơng thức tổ chức thực hiện KTHĐ, trong đó mục tiêu của cuộc kiểm toán giữ vị trí quyết định.

3.3.2. Các ph−ơng thức chủ yếu trong tổ chức thực hiện KTHĐ

Xuất phát từ thực trạng tổ chức kiểm toán của KTNN, đặc điểm, trình độ chuyên môn hoá của KTVNN và yêu cầu trong KTHD đối với đơn vị SNCT trong thời kỳ tới, đề tài đã đ−a ra 3 mô hình ph−ơng thức tổ chức thực hiện KTHĐ đối với các đơn vị SNCT gồm:

Thực hiện cuộc kiểm toán độc lập đối với đơn vị SNCT cơ sở, thực chất là mô hình cuộc KTHĐ cơ bản áp dụng với từng đơn vị SNCT trực tiếp quản lý và sử dụng các nguồn lực kinh tế và tự chủ về tài chính và tổ chức nhân sự;

Tổ chức cuộc kiểm toán hỗn hợp có phạm vi rộng, thực chất là tổ chức

các cuộc kiểm toán có quy mô lớn nh− hiện nay của KTNN mà trong cuộc

kiểm toán đó có những đơn vị SNCT;

Tổ chức cuộc kiểm toán liên hoàn đối với các đơn vị SNCT cùng lĩnh vực, phạm vi hoạt động, thực chất là tổ chức cuộc kiểm toán gồm nhiều cuộc kiểm toán bộ phận đối với các đơn vị SNCT cùng lĩnh vực, chức năng hoạt động.

Trong mỗi mô hình trên, đề tài đã xác định những đặc điểm chủ yếu về: cơ sở xác định phạm vi cuộc kiểm toán, mục tiêu của cuộc kiểm toán, cơ cấu chuyên môn của kiểm toán viên, cơ sở tổ chức quy trình kiểm toán và quy mô cuộc kiểm toán; đồng thời đề tài cũng đã trình bày những −u điểm, hạn chế và điều kiện vận dụng mỗi mô hình trong thực tế, trong đó nhấn mạnh đến −u điểm của mô hình “ thực hiện cuộc kiểm toán độc lập đối với đơn vị SNCT cơ sở” và tính −u việt, khả thi của mô hình “tổ chức cuộc kiểm toán liên hoàn đối với các đơn vị SNCT cùng lĩnh vực, phạm vi hoạt động”.

3.4. Những giải pháp thực hiện KTHĐ đối với đơn vị SNCT hiện nay

Để tổ chức thực hiện KTHĐ đối với các đơn vị SNCT hiện nay, đề tài đã đề xuất 5 nhóm giải pháp và các kiến nghị.

Một phần của tài liệu Xây dựng quy trình và phương thức tổ chức thực hiện kiểm toán hoạt động đối với đv.pdf (Trang 150 - 151)