Sự hình thành và phát triển các đơnvị SNCT

Một phần của tài liệu Xây dựng quy trình và phương thức tổ chức thực hiện kiểm toán hoạt động đối với đv.pdf (Trang 43 - 47)

Từ khi Nhà n−ớc Việt Nam dân chủ cộng hoà đ−ợc thành lập, Đảng và Nhà n−ớc ta đã hết sức chú trọng đến hoạt động sự nghiệp (tr−ớc hết là sự nghiệp giáo dục, y tế...). Cùng với sự phát triển của cách mạng Việt Nam, hoà bình lập lại năm 1954; thống nhất đất n−ớc năm 1975, hoạt động sự nghiệp

ngày càng đ−ợc phát triển và gắn liền với sự phát triển đó là sự phát triển các tổ chức, phát triển bộ máy hoạt động sự nghiệp và sự phát triển các lĩnh vực hoạt động sự nghiệp (giáo dục, y tế, kinh tế, khoa học...). Hoạt động sự nghiệp đã có những đóng góp hết sức lớn lao trên tất cả các lĩnh vực phát triển đất n−ớc.

Đến năm 2002, tình hình tổng quan về số đơn vị sự nghiệp, số lao động của đơn vị SN trong sự so sánh với lĩnh vực quản lý hành chính nhà n−ớc. (Báo cáo tổng điều tra các đơn vị cơ sở của Tổng cục thống kê năm 2002) nh− sau:

Số đơn vị cơ sở Số lao động Lĩnh vực 1/7/1995 1/7/2002 So sánh (%) 1/7/1995 1/7/2002 So sánh (%) - Quản lý HCNN 26.812 38.431 143,6 359.383 841.998 234,3 - Sự nghiệp 64.748 75.937 117,3 1.030.433 1.482.282 143,9 Cộng 90.560 114.368 1.389.816 2.324.280

Số đơn vị HCNN và SN trên, theo định nghĩa của Tổng cục thống kê là những “đơn vị cơ sở”, nơi trực tiếp diễn ra những hoạt động quản lý hành chính, sự nghiệp; hoạt động từ 3 tháng trở lên (“đơn vị cơ sở” đ−ợc tính cả là một chi nhánh, một văn phòng đại diện...); do vậy về mặt số liệu không trùng khớp với những số liệu thống kê của ngành tài chính (với tiêu chuẩn phân loại khác để làm cơ sở triển khai cơ chế tự chủ tài chính). Tuy nhiên, qua đó cũng phản ánh một cách tổng quan về các chỉ tiêu về quy mô, tốc độ phát triển về số đơn vị và lao động trong lĩnh vực sự nghiệp:

- Số đơn vị SN tăng bình quân/năm trong giai đoạn 1995-2000 là 1.598 đơn vị/năm (2,5%/năm);

- Số lao động tăng trong lĩnh vực SN bình quân/năm trong giai đoạn 1995-2002 là 7.407 ng−ời/năm (6,3%/năm);

- Đến năm 2002, số l−ợng đơn vị SN lớn gấp 2 lần số l−ợng các đơn vị HCNN; số lao động trong các đơn vị SN lớn gấp 1,76 lần số lao động trong các đơn vị HCNN.

Qua đó phản ánh: số đơn vị và lao động trong các đơn vị SN đã và đang phát triển và nó chiếm tỷ lệ cao tuyệt đối trong khối các đơn vị HCSN.

Trong những năm gần đây, tổng số chi ngân sách nhà n−ớc cho SNC lập chiếm khoảng gần 30% tổng chi NSNN (trong đó chi phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo trên 17,4%; chi sự nghiệp y tế gần 5%; chi nghiên cứu khoa học gần 2%). Mặc dù số chi cho SNC rất lớn, song nhìn chung vẫn còn thấp so với nhu cầu cả về cơ sở vật chất và chi cho hoạt động; hơn nữa đây lại là lĩnh vực mà xã hội và nền kinh tế đòi hỏi ngày càng đ−ợc phát triển cả về số l−ợng và chất l−ợng, trong điều kiện nguồn lực NSNN của n−ớc ta còn rất hạn chế. Mặt khác, sự bao cấp trong lĩnh vực sự nghiệp kéo dài đã tạo nên tâm lý ỷ lại vào Nhà n−ớc, các đơn vị SN kém năng động, việc sử dụng các nguồn lực nhà n−ớc (mặc dù còn nhiều hạn chế) song rất kém hiệu quả; trình độ năng lực của các đơn vị SN của n−ớc ta (kể cả những đơn vị SN "mũi nhọn" thuộc trung −ơng) có nguy cơ tụt hậu ngày càng xa so với các n−ớc trong khu vực.

Đứng tr−ớc mâu thuẫn đó, cùng với quá trình đổi mới cơ chế kinh tế, chuyển nền kinh tế từ cơ chế bao cấp sang nền kinh tế thi tr−ờng định h−ớng XHCN, quan niệm về lĩnh vực sự nghiệp cũng đ−ợc chuyển đổi dần từ "lĩnh vực không sản xuất vật chất" sang " lĩnh vực sản xuất dịch vụ" với các chủ tr−ơng về "xã hội hóa" hoạt động sự nghiệp (xã hội hoá giáo dục, xã hội hoá y tế,...) với hai định h−ớng rõ nét:

- Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu t− cho hoạt động sự nghiệp, từ đó đã hình thành các tổ chức, đơn vị SN phi công lập, bán công...

- Đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị SNC lập theo h−ớng tự chủ tài chính và tổ chức; tạo cơ sở cho việc khai thác các nguồn thu, tăng c−ờng nguồn lực cho hoạt động SNC lập.

Sự chuyển đổi cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị SNC lập có thể đ−ợc xác định dựa trên những cơ sở sau:

- Ngày 4/1/1994, Bộ Tài chính ban hành Thông t− số 01TC/HCVX quy định tạm thời chế độ quản lý tài chính đối với đơn vị HCSN, tổ chức đoàn thể, hội quần chúng có thu;

- Ngày 6/1/2002 Chính phủ ban hành Nghị định số 10/2002/NĐ-CP về chế độ tài chính đối với đơn vị SNCT;

- Ngày 1/9/2003 Thủ t−ớng Chính phủ ban hành chỉ thị số 18/2003/CT- TTg về việc đẩy mạnh công tác thực hiện quyền tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp.

Nh− vậy, sự chuyển đổi cơ chế đ−ợc tiến hành theo một trình tự từ thấp đến cao: ban đầu là cho phép và h−ớng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với đơn vị SNCT; sau đó hình thành cơ chế quản lý tài chính cho đơn vị SNCT theo h−ớng tự chủ tài chính; tiếp đó là chủ tr−ơng mở rộng cơ chế tự chủ tài chính đối với tất cả các đơn vị SNC lập (gồm cả đơn vị SNCT và các đơn vị SN nhà n−ớc cấp 100% kinh phí hoạt động).

Cho đến nay tình hình về số đơn vị SNCT và số đơn vị SNCT thực hiện cơ chế tự chủ tài chính trong cả n−ớc nh− sau: (đến đầu năm 2003)

Trong đó Đơn vị SNCT Tổng số Đã thực hiện cơ chế tự chủ tài chính Cha thực hiện có chế tự chủ tài chính - Thuộc các CQTW 680 465 (68%) 215 (32%) - Thuộc các CQĐP 13.302 4.264 (32%) 9.038 (68%) 13.982 4.729 (34%) 9.253 (66%)

(Nguồn: Tạp chí thanh tra tài chính số 21, tháng 3/2004, trang 8)

Theo đánh giá của Bộ Nội vụ (trong tờ trình Chính phủ về quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế đối với đơn vị sự nghiệp), tính đến đầu năm 2003 số đơn vị SNCT tự trang trải toàn bộ kinh phí hoạt động th−ờng xuyên chiếm khoảng 4% tổng số đơn vị SNC; số đơn vị SNCT tự trang trải một phần kinh phí hoạt động th−ờng xuyên chiếm khoảng 30% tổng số đơn vị SNC; số còn lại là các đơn vị SN đ−ợc NSNN đảm bảo toàn bộ kinh phí chiếm

66% tổng số đơn vị SNC. Tuy nhiên, số liệu trên mới chỉ phản ánh đ−ợc những đơn vị SNCT tại các Bộ, địa ph−ơng đã triển khai thực hiện cơ chế tự chủ đối với các đơn vị SNCT; mặt khác nó cũng mới chỉ phản ánh số đơn vị đăng ký thực hiện cơ chế tự chủ đó. Trong thực tế, số đơn vị SNCT sẽ còn lớn hơn nhiều.

Một phần của tài liệu Xây dựng quy trình và phương thức tổ chức thực hiện kiểm toán hoạt động đối với đv.pdf (Trang 43 - 47)