Tăng cƣờng ICT trong dạy học địa lí

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng website phục vụ giáo dục vì sự phát triển bền vững trong dạy học địa lí 11 THPT ở an giang (Trang 29 - 31)

VII. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

6. Tăng cƣờng ICT trong dạy học địa lí

Hiện nay, không chỉ Việt Nam mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đang nỗ lực đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục – đào tạo trên cơ sở ứng dụng công nghệ và truyền thông. Ở nước ta, ngày 17-10-2000, Bộ chính trị đã ra chỉ thị số 58-CT/TW về đẩy mạng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo dục và đào tạo ở các cấp học, bậc học và ngành học. Chỉ thị đã nhấn mạnh đến việc tập trung phát triển mạng máy tính phục vụ cho giáo dục đào tạo, kết nối Internet tới tất cả các cơ sở giáo dục và đào tạo, phát triển đào tạo từ xa phục vụ cho nhu cầu của toàn xã hội.

Sử dụng ICT có thể góp phần không nhỏ vào quá trình đổi mới dạy học địa lí ở các khía cạnh sau:

6.1. Công nghệ phần mềm dạy học thúc đẩy đổi mới cách dạy, học và tăng cường khả năng phát triển trí tuệ của HS

Một trong những mục tiêu quan trọng của giáo dục và đào tạo là phát triển và rèn luyện khả năng tư duy sáng tạo cho người học. ICT với các phương tiện phong phú, đa dạng cho phép tạo ra các công cụ, phương pháp nghiên cứu, hỗ trợ quá trình tư duy sáng tạo như khả năng xử lí văn bản, hình ảnh, âm thanh, truy cập thông tin. Cùng với phương tiện truyền thông đa dạng, đa chức năng, đa phương tiện, các thể hiện trực quan, các khả năng mô phỏng cho phép thiết lập nhanh chóng các mô hình nghiên cứu. Nhờ các phương tiện mới, các nhà giáo dục có thể tập trung nhiều hơn vào tiến trình tổ chức nghiên cứu khoa học qua các phương pháp thu thập, xử lí,

phân tích thông tin tiên tiến trong một môi trường đầy đủ chất liệu thông tin và nhiều phương tiện hỗ trợ cho rèn luyện tư duy sáng tạo.

6.2. Công nghệ đa phương tiện (multimedia), sách giáo khoa và thư viện điện tử đổi mới phương pháp tổ chức và phân phát thông tin tri thức

Khả năng xử lí hypertext, phép tích hợp các văn bản, hình ảnh động, phương tiện multimedia, thư tín điện tử,… đã góp phần đáng kể vào quá trình chuẩn bị và phân phát SGK. Với khả năng trình diễn bằng giao tiếp tương tác, SGK điện tử đã trở thành công cụ hỗ trợ mạnh mẽ cho quá trình truyền thụ tri thức. Khả năng phát triển của mạng máy tính và các ứng dụng phong phú của nó cho phép phát triển các thư viện điện tử, phát hành nhanh chóng SGK trên diện rộng với giá thành hợp lí nhất. Khả năng truy cập thông tin nhanh nhất của SGK điện tử thông qua các phần mềm máy tính cho phép đưa vào SGK các tri thức mới, các thành tựu mới của khoa học kĩ thuật và công nghệ đến tay người học nhanh chóng. Thư viện truyền thống sẽ trở thành thư viện điện tử với một khối lượng tri thức khổng lồ trải rộng trên phạm vi toàn cầu và có thể truy cập vào bất cứ lúc nào. SGK và thư viện điện tử đã góp phần rất quan trọng vào việc đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.

6.3. Công nghệ mạng đổi mới phương thức tổ chức dạy và học

Nhờ xa lộ thông tin và kĩ thuật truyền thông tiên tiến, lớp học không còn bị lệ thuộc vào yếu tố không gian nên sự liên lạc giữa thầy và trò, giữa gia đình và học đường trở nên thường xuyên hơn. Lớp học sẽ dành nhiều thời gian cho nghiên cứu thông tin do xa lộ thông tin mang lại và quy trình dạy học sẽ tập trung vào việc tổ chức quy trình sáng tạo nhiều hơn.

Công nghệ thông tin với khả năng diệu kì của truyền thông dữ liệu cho phép công nghiệp hóa quá trình chuẩn bị bài giảng. Quá trình dùng chung các tài liệu quý giá do các nhà khoa học và nhà giáo dục hàng đầu cung cấp sẽ giúp đỡ người học các cơ hội tiếp xúc với các nguồn tri thức uyên thâm mà trong các phương pháp truyền thống không thể nào thực hiện được. Việc sử dụng mạng máy tính và các

phương tiện xử lí, phân tích thông tin tiên tiến cho phép đánh giá chất lượng bài giảng, tìm câu trả lời cho các câu hỏi phức tạp, từ đó góp phần tích cực vào việc thay đổi nội dung và phương pháp giảng dạy. Qua xa lộ thông tin, thầy giáo dễ dàng phát hành các bài tập, theo dõi quá trình chuẩn bị bài ở nhà của người học và đánh giá đúng khả năng của từng người học để đề xuất từng kế hoạch và từng chương trình học thích hợp. Nhờ các mạng thông tin, sự giao lưu giữa gia đình và học đường sẽ trở nên hết sức nhanh chóng. Các bậc phụ huynh có thể truy cập thông tin học tập của con mình và có thể bàn bạc với các nhà giáo dục qua mạng máy tính. Nhà trường và gia đình trở thành một trường học rộng lớn, nơi mà các thầy cô, các bậc phụ huynh đều có thể tham gia vào quá trình giáo dục HS.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng website phục vụ giáo dục vì sự phát triển bền vững trong dạy học địa lí 11 THPT ở an giang (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)