NỘI DUNG WEBSITE

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng website phục vụ giáo dục vì sự phát triển bền vững trong dạy học địa lí 11 THPT ở an giang (Trang 84 - 88)

Nội dung website gồm 4 phần như sau:

1. Nội dung chính: Tập trung vào 4 chuyên mục lớn:

1.1. Khái quát về giáo dục vì sự phát triển bền vững

Thực tế cho thấy hiện nay còn có một bộ phận GV và sinh viên vẫn chưa hiểu rõ khái niệm và bản chất của GDPTBV. Chúng tôi dành riêng một chuyên mục đề cập khái quát lí thuyết về vấn đề này nhằm giúp độc giả có thể hiểu được khái niệm, mục đích, vai trò, các nội dung và lĩnh vực chủ yếu cũng như nguyên tắc, phương pháp của GDPTBV. Chuyên mục này còn có thể được hiểu là cơ sở lí luận để độc giả tiếp nhận thông tin ở các chuyên mục sau trọn vẹn và hiệu quả hơn.

1.2. Công cụ tổ chức giáo dục vì sự phát triển bền vững

Chuyên mục này được chia thành 8 đề mục nhỏ với các chức năng khác nhau:

1.2.1. Khả năng tích hợp kiến thức GDPTBV vào chương trình địa lí 11

Đề mục này tập trung phân tích các mức độ và nội dung tích hợp kiến thức GDPTBV vào từng bài học cụ thể của cả chương trình địa lí 11 cơ bản và nâng cao. Phần lớn GV phổ thông và sinh viên cũng đều có nhu cầu được hướng dẫn nội dung GDPTBV khi tích hợp vào bài học.

1.2.2. Các phương pháp dạy học theo hướng giáo dục vì sự phát triển bền vững

Nội dung đề mục là sự gợi ý các phương pháp được sử dụng phổ biến trong dạy học phổ thông (nội khóa và ngoại khóa) nhằm thực hiện GDPTBV.

1.2.3. Hình ảnh

Được sắp xếp theo 4 chủ đề chính là bản đồ, tự nhiên, kinh tế - xã hội và ô nhiễm môi trường. Những hình ảnh này được chọn lọc nhằm mục đích làm phương tiện dạy học trực quan cho bài giảng trên lớp.

1.2.4.Video clip

Các đoạn video clip được sắp xếp thành 3 chủ đề là tự nhiên, môi trường và biến đổi khí hậu, kinh tế - văn hóa – xã hội. Các đoạn clip được lựa chọn có nội dung phù hợp với các bài học trong SGK nên GV ngoài việc tham khảo còn có thể sử dụng trực tiếp cho quá trình giảng dạy.

1.2.5. Bảng số liệu

Đây là những số liệu được tập hợp dưới dạng bảng và cập nhật mới nhất, dựa trên nguồn tham khảo là Encarta 2009 của công ti Micrisoft. Các số liệu này đề cập đến các vấn đề như tình hình phát triển dân số thế giới, kinh tế các nước, hiện tượng tự nhiên,…

1.2.6. Vẽ biểu đồ

Đề mục này gồm hai phần: hướng dẫn cách vẽ 20 loại biểu đồ phổ biến trong chương trình địa lí THPT và 10 biểu đồ tham khảo dành cho GV khi soạn giáo án.

1.2.7. Bài tập nhận thức

Đề mục bài tập nhận thức gồm hai nội dung là lí luận về bài tập nhận thức và gợi ý một số bài tập nhận thức dành cho các bài học khó.

1.2.8. Từ điển từ viết tắt

Từ điển từ viết tắt là tập hợp những từ viết tắt quốc tế hay được dùng trong địa lí. Cả GV và HS đều có thể tham khảo.

1.3. Thiết kế các hoạt động giáo dục vì sự phát triển bền vững

Chuyên mục này tập trung vào hai hướng:

1.3.1. Hoạt động trên lớp

Đề mục này gồm:

- Hướng dẫn cách biên soạn một giáo án theo phương pháp dạy học tích cực từ cách xác định mục tiêu, kiến thức cơ bản đến cách thiết kế các hoạt động dạy và học theo công thức GIPO.

- Giáo án tham khảo. Mỗi giáo án tham khảo là một tập hợp tư liệu giảng dạy gồm bản đồ, bảng số liệu, ảnh, clip, tài liệu tham khảo dạng văn bản và giáo án cần thiết cho một bài học trong SGK. Giáo án tham khảo được thiết kế theo công thức GIPO dựa trên quan điểm của công nghệ dạy học, gồm các bài học:

+ Bài 1 – cơ bản: Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.

+ Bài 5 – tiết 1 – cơ bản: Một số vấn đề của châu Phi.

+ Bài 5 – tiết 3 – cơ bản: Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á.

+ Bài 7 – tiết 1 – nâng cao: Hoa Kì – Tự nhiên và dân cư.

1.3.2. Hoạt động ngoài lớp

Đó là những trò chơi có thể sử dụng cho các hoạt động GDPTBV ngoài giờ học với việc vận dụng kiến thức từ môn địa lí. Hoạt động ngoài lớp được gợi ý gồm hai mảng:

- Trò chơi địa lí ngoài trời: Gồm những trò chơi: đối đáp, tôi tên gì, tôi ở đâu và phá rừng.

- Trò chơi địa lí trong phòng: Gồm các trò chơi: ca rô địa lí, kẻ giấu tên, cung – cầu, thế hệ, xổ số bảo vệ môi trường.

1.4. Kiểm tra, đánh giá trong giáo dục vì sự phát triển bền vững

Chuyên mục xoay quanh lí luận về nội dung và các hình thức kiểm tra, đánh giá HS qua môn địa lí (trong và ngoài giờ học) theo hướng dạy học hiện đại.

1.5. Tài nguyên phục vụ giáo dục vì sự phát triển bền vững

Nguồn tài nguyên được phân chia thành 12 chủ đề nhỏ, là tập hợp những thông tin mở rộng cho 12 bài học trong SGK (cơ bản và nâng cao). Hầu hết các tài nguyên được trình bày theo cấu trúc 3 phần: clip, hình ảnh, thông tin. GV và sinh viên có thể sử dụng nguồn tài nguyên sẵn có này để tham khảo mở rộng kiến thức hoặc soạn giảng. Đây cũng là nơi cung cấp thông tin bổ ích cho việc học tập của HS.

2. Chuyên mục

2. 1. Giáo dục biến đổi khí hậu

Chuyên mục này dành riêng cho chủ đề đang được nhiều người quan tâm hiện nay là biến đổi khí hậu. Mặc dù giáo dục biến đổi khí hậu còn đang được đề cập khá hạn chế trong chương trình địa lí phổ thông, song chúng tôi muốn thành lập riêng một chuyên mục nhằm cung cấp những thông tin về lí luận và tài nguyên hỗ trợ cho quá trình dạy học địa lí 11 vì tính cấp thiết của vấn đề, và theo cả sự mong muốn của nhiều GV, sinh viên. Hi vọng rằng đây cũng là một việc làm mang lại nhiều hiệu quả, góp phần tích cực vào công cuộc ứng phó với biến đổi khí hậu của nước ta hiện nay.

2.2. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế

Đất nước đang bước vào giai đoạn hội nhập. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, công cuộc hội nhập của nước ta đang có nhiều thuận lợi và cũng không ít khó khăn. Có được cái nhìn đúng đắn và khá đầy đủ về vấn đề này cũng là một yêu cầu mà cả GV và HS cần đạt được. Chuyên mục này cung cấp cho độc giả thông tin cơ bản về bản chất, những thuận lợi và thách thức của toàn cầu cầu hóa đặt ra cho các quốc gia, những biến đổi xã hội và các phản ứng khác nhau xoay quanh vấn đề này.

2.3. Thư viện ảnh

Đây là bộ sưu tập những bức ảnh tuyệt đẹp của thiên nhiên khắp các châu lục, những cảnh báo về ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, nỗ lực của con người trước sự đe dọa của thiên nhiên... Bộ ảnh này được xây dựng với mong muốn hỗ trợ cho GV một phương tiện trực quan khi giảng dạy các nội dung về thiên nhiên cũng như khơi gợi ở HS tình yêu thương và ý thức bảo vệ môi trường sống.

3. Đăng kí thành viên và Diễn đàn

Webite có xu hướng mở rộng số lượng thành viên nhằm cung cấp thông tin một cách cập nhật, phong phú và có chiều sâu hơn. Bên cạnh đó, bản thân tác giả mong muốn sử dụng website như là môi trường để GV giao lưu, trao đổi kinh

nghiệm giảng dạy, giải quyết các tình huống sư phạm thường gặp và xa hơn nữa là thành lập mạng lưới liên kết GV cùng GDPTBV.

4. Liên kết

Website liên kết đến 6 website có nội dung gần gũi với GDPTBV để độc giả có thể mở rộng thêm nội dung tham khảo.

5. Thăm dò ý kiến

Giá trị sử dụng của sản phẩm sẽ được khẳng định bởi người sử dụng nó. Chúng tôi luôn quan tâm đến sự đánh giá từ phía độc giả đối với website này về hình thức, nội dung lẫn khả năng phục vụ dạy học. Ý kiến phản hồi từ các độc giả là cơ sở để chúng tôi hoàn thiện hơn nữa sản phẩm của mình.

6. Thống kê

Số lượng truy cập sẽ cho người xây dựng biết được mức độ ứng dụng của website mình làm ra. Tuy mục Thống kê không có vai trò quan trọng nhưng nó cũng phần nào đánh giá được giá trị sử dụng của website này.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng website phục vụ giáo dục vì sự phát triển bền vững trong dạy học địa lí 11 THPT ở an giang (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)