Sử dụng website Giáo dục vì sự phát triển bền vững trong dạy học địa lí

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng website phục vụ giáo dục vì sự phát triển bền vững trong dạy học địa lí 11 THPT ở an giang (Trang 98 - 104)

VII. HƢỚNG DẪN SỬ DỤNG WEBSITE

2. Sử dụng website Giáo dục vì sự phát triển bền vững trong dạy học địa lí

THPT

2.1. Điều kiện để sử dụng website hiệu quả 2.1.1. Cách khai thác thông tin trên website

GV có thể khai thác thông tin trên website này theo hai cách sau đây:

a. Sử dụng đĩa CD. Toàn bộ nội dung của website được lưu trên đĩa CD có kèm theo cách hướng dẫn cài đặt và phần mềm hỗ trợ. GV có thể tham khảo tư liệu ngay trong điều kiện máy tính không nối mạng Internet. Tuy nhiên, hạn chế của việc sử dụng đĩa CD này là kiến thức của website sẽ không được cập nhật thường xuyên, một số tính năng của hai chuyên mục trên website là Diễn đàn, Tham khảo ý kiến sẽ không thể hoạt động được.

Cách cài đặt đĩa CD như sau:

- Chép toàn bộ nội dung đĩa vào máy tính. - Thực hiện cài đặt: + Đúp click chọn UsbWebserver Hình 25. Cài đặt CD Hình 26. Cài đặt CD + Đúp click chọn UsbWebserver

+ Xuất hiện hộp thoại: Click chọn x

Hình 27. Hoàn tất cài đặt CD

Sử dụng CD: Mở của sổ trình duyệt web và truy cập vào nội website theo địa chỉ: http://localhost/nttnhan. Chúng tôi khuyến khích độc giả sử dụng trình duyệt Mozilla Firefox (có hỗ trợ phần mềm để cài đặt).

b. Khai thác thông tin trực tiếp trên Internet. Độc giả có thể truy cập website này trên mạng Internet với các trình duyệt khác nhau. Tuy vậy, chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng trình duyệt Mozilla Firefox để có được giao diện đẹp mắt, truy cập nhanh và hạn chế được một số rủi ro xảy ra do quá trình truy cập. Địa chỉ truy cập là: http://staff.agu.edu.vn/nttnhan

2.1.2. Những kĩ năng cần thiết

Để việc khai thác và sử dụng website này phục vụ cho quá trình GDPTBV hiệu quả, GV và sinh viên cần có những kĩ năng cơ bản sau:

- Tìm kiếm thông tin trên các công cụ tìm kiếm như google.com, yahoo.com bằng các lựa chọn kiểu và từ khóa thích hợp.

- Tìm kiếm và lưu trữ hình ảnh, ảnh flash, đoạn video, bài giảng điện tử, tư liệu khác…

- Download tư liệu và sử dụng các phần mềm thông dụng.

- Xử lí các thông tin thu thập được. Sau khi đã tìm kiếm thông tin thì vấn đề quan trọng là phải xử lí để tìm ra những thông tin quan trọng nhất, có ý nghĩa nhất đối với vấn đề, đề tài cần giải quyết. Điều này hoàn toàn không dễ dàng vì từ một khối lượng lớn các thông tin, tài liệu tìm kiếm được trên Internet, độc giả phải biết

cách (có phương pháp và kĩ thuật) xử lí chúng, tức là phải biết lựa chọn, so sánh, đánh giá để xác định được những thông tin, dữ liệu cơ bản nhất, quan trọng nhất có khả năng sử dụng đối với vấn đề đang nghiên cứu. Điều đó yêu cầu người sử dụng cần phải:

+ Có quan điểm rõ ràng, có kĩ năng lựa chọn và đọc hiểu một cách khái quát. + Có các chỉ tiêu đánh giá và áp dụng.

+ Có năng lực phê phán, luận giải.

+ Có suy nghĩ và khả năng làm việc hướng đích và liên tục.

2.2. Sử dụng website cho các mục đích khác nhau

Tên website: Giáo dục vì sự phát triển bền vững trong dạy học địa lí 11 THPT. Địa chỉ website: http://staff.agu.edu.vn/nttnhan

Đây là một website được xây dựng nhằm hỗ trợ quá trình thực hiện GDPTBV ở chương trình địa lí 11. Do đó, GV, sinh viên và HS có thể sử dụng website này cho các mục đích sau:

2.2.1. Sử dụng website như một công cụ để đổi mới phương pháp dạy học

Hệ thống cơ sở lí luận về GDPTBV thể hiện ở phần Khái quát về GDPTBV

Công cụ tổ chức GDPTBV đề cập đến những nội dung, lĩnh vực và phương pháp cơ bản mà người GV cần thực hiện khi tiến hành GDPTBV cho thế hệ tương lai. Những định hướng, công cụ mà chúng tôi gợi ý đều dựa trên quan điểm đổi mới giáo dục và dạy học theo định hướng hành động. Ở website này, các giáo án, bài học được thiết kế theo quan điểm công nghệ dạy học, luôn quan tâm đến tính hiệu quả dạy học ngay khi điều kiện cơ sở - vật chất kĩ thuật còn hạn chế nên GV có thể dễ dàng sử dụng khi lên lớp. GDPTBV luôn gắn liền với phương tiện dạy học trực quan, song ở các nhà trường phổ thông của chúng ta hiện nay, phương tiện dạy học trực quan cho môn địa lí còn hạn chế. Xuất phát từ thực tế đó, trên website chúng tôi đã cung cấp cho độc giả những bản đồ, tranh ảnh, video clip và biểu đồ theo từng bài học hoặc từng chủ đề. Điều này có tác dụng làm phong phú thêm nguồn tư liệu và tiết kiệm thời gian của GV, sinh viên khi chuẩn bị bài giảng.

2.2.2. Hỗ trợ giáo viên soạn giáo án và thiết kế bài học về GDPTBV

Mặc dù còn hạn chế về số lượng nhưng website cũng giới thiệu để độc giả tham khảo giáo án của một số bài học cụ thể, thích hợp cho đối tượng HS trung bình - khá. GV có thể sử dụng trực tiếp những giáo án này khi lên lớp nếu điều kiện lớp học phù hợp hoặc chỉnh sửa lại theo ý kiến cá nhân.

Chuyên mục Tài nguyên phục vụ GDPTBVCông cụ tổ chức GDPTBV trên website còn đóng vai trò là tư liệu tham khảo gần gũi và cần thiết cho từng bài học. Các chuyên mục như Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, Giáo dục biến đổi khí hậu

được xây dựng riêng biệt để độc giả có thể tìm hiểu sâu hơn về hai vấn đề mang tính thời sự này. GV có thể sử dụng những chuyên mục này khi soạn giảng, gợi ý HS tham khảo bổ sung kiến thức hoặc tìm hiểu bài học mới.

2.2.3. Sử dụng website để tổ chức bài học trên lớp

Nguồn thông tin của website luôn tập trung xoay quanh các bài học trong SGK. Trong điều kiện phòng học có máy tính nối mạng Internet, bên cạnh các bài giảng điện tử, GV có thể khai thác thông tin hoặc hướng dẫn HS tìm kiếm thông tin xây dựng bài mới trực tiếp trên mạng Internet trong giờ học.

Ví dụ 1: Ở bài Một số vấn đề của Mĩ la tinh – địa lí 11, cơ bản. Để HS hiểu rằng đô thị hóa nhanh là một vấn nạn của các nước ở khu vực này, GV yêu cầu cả lớp truy cập vào trang web sau: http://staff.agu.edu.vn/nttnhan/?q=node/263 và cho biết mối tương quan giữa dân số, đô thị hóa và môi trường.

Ví dụ 2: Bài Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á - địa lí 11, nâng cao. Nguồn gốc sâu xa của các cuộc chiến ở khu vực Tây Nam Á có thể được làm rõ qua đoạn video clip ở địa chỉ sau: http://staff.agu.edu.vn/nttnhan/?q=node/329. GV truy cập vào trang web này để HS xem đoạn clip và rút ra kết luận theo yêu cầu bài học.

2.2.4. Sử dụng website để hướng dẫn HS học tập ở nhà

Mục đích chính của website là hỗ trợ GV giảng dạy địa lí, song, HS cũng có thể tham khảo tài liệu từ website này để bổ sung kiến thức cho bài đã học hoặc tìm

kiếm thông tin cho bài học mới. GV sẽ cung cấp địa chỉ này cho HS từ đầu năm học với ý nghĩa là một địa chỉ của tài liệu tham khảo xuyên suốt chương trình hoặc cung cấp địa chỉ cụ thể từng trang web khi bài học cần thiết. Như vậy, HS có thể tìm kiếm thông tin phục vụ cho bài học ở hai khâu:

- Khâu chuẩn bị bài: GV sẽ đưa ra một vấn đề nào đó của bài học mới, yêu cầu HS chuẩn bị tư liệu ở nhà và sẽ báo cáo trước lớp. Ví dụ: Tìm hiểu sự độc đáo về vị trí địa lí và lãnh thổ của Liên Bang Nga – Bài Liên Bang Nga: Tự nhiên, dân cư và xã hội. HS sẽ truy cập vào mục Tài nguyên giáo dục vì sự phát triển bền vững

và có được đáp án như sau:

“Nước Nga có lãnh thổ rất rộng lớn. Sự rộng lớn đó làm cho vị trí của Nga trở nên rất đặc biệt.

- Liên bang Nga giáp 3 trong số 4 đại dương của thế giới. Ở phía đông, Nga giáp Thái Bình Dương. Các biển phụ cận như Ô-khốt (rộng hơn 1,5 triệu km2), Nhật Bản (hơn 1 triệu km2

), Bê-rinh (gần 2,3 triệu km2) một mặt như là hướng mở cho Nga ra khu vực châu Á-Thái Bình Dương, mặt khác tạo cho Nga có thêm những lãnh thổ biển rộng lớn. Ở phía Bắc, Nga tiếp giáp với nhiều biển của Bắc Băng Dương. Trong đó, quan trọng nhất là các biển Ba-ren, một biển không đóng băng nhờ các dòng biển nóng.

Phía tây bắc và tây nam nước Nga có các biển phụ của Đại Tây Dương là Ban Tích (443 nghìn km2), cửa ngõ ra Tây Bắc Âu, và Hắc Hải (461 nghìn km2), cửa ngõ ra địa Trung Hải.

Biển của nước Nga muôn màu muôn vẻ, hướng ra khắp các vùng quan trọng của thế giới.

- Nga có biên giới chung với các nước thuộc ba trong số năm châu lục. Ở châu Á, Nga có biên giới trên biển với Nhật, biên giới trên bộ với Triều Tiên, Trung Quốc, Mông Cổ, Ca-dắc-xtan, A-déc-bai-dan, Gru-di-a. Ở châu Âu, Nga giáp U-crai-na, Bê-la-rút, Ba Lan, Lít-va, Lát-vi-a, E-xtoo-ni-a, Phần Lan, Na Uy. Đối với châu Mĩ, Nga có biên giới trên biển với Hoa Kì.

Có thể nói, liên bang Nga có biên giới chung với tất cả các khu vực địa chính trị quan trọng của thế giới. Đó là các khu vực Đông Bắc Á, Bắc Mĩ, Trung Á, EU và ở rất gần Tây Nam Á”.

“Trải ra trên nhiều vĩ độ khiến các địa phương của Nga nằm trên rất nhiều đới khí hậu, từ cận nhiệt địa trung hải qua ôn đới khô, ôn đới lạnh, cận cực và cực đới. Và một điều rất cần nhớ là sự tương phản của thiên nhiên giữa miền bắc và miền nam nước Nga thể hiện rõ nhất trong mùa hè. Khi đó, miền nam Nga thuộc Cáp-ca-dơ là mùa hè nóng bỏng nhiệt độ có khi lên tới trên dưới 400

C, ở miền Bắc, nhất là các đảo trong Bắc Băng Dương, băng vẫn tạo thành một tấm thảm mênh mông, trắng xóa”.

- Khâu củng cố kiến thức và làm bài tập ở nhà: Với những bài đã dạy, GV có thể hướng dẫn HS tham khảo các trang web có nội dung bổ trợ kiến thức cơ bản của bài để cho HS hiểu sâu hơn bài giảng của mình. HS cũng có thể làm theo cách này với những bài tập ở nhà.

Chẳng hạn, rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ cho HS là một yêu cầu bắt buộc của chương trình địa lí 11, nhiệm vụ này thường chiếm nhiều thời gian và tương đối phức tạp. Sau mỗi buổi học với bài thực hành vẽ biểu đồ hoặc bài học lí thuyết có bài tập vẽ biểu đồ kèm theo, GV giúp HS củng cố kĩ năng vẽ biểu đồ thông qua mục

Vẽ biểu đồ của webite (http://staff.agu.edu.vn/nttnhan/?q=taxonomy/term/2). Ở chuyên mục này, các em sẽ được hướng dẫn vẽ 20 loại biểu đồ cơ bản ở bậc học THPT và tham khảo 10 biểu đồ có sẵn. Như vậy, HS sẽ được học chủ động hơn và GV cũng sẽ tiết kiệm thời gian hơn.

Chương 3

THỰC NGHIỆM

I. MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM

Thực nghiệm được tiến hành với ba mục đích chính sau đây:

- Kiểm tra xem các site có làm việc theo trình tự không, tất cả các liên kết có hoạt động không và có thể hiện đúng trên nhiều trình duyệt và hệ điều hành không, bởi vì với những công ti cung cấp máy tính và phần mềm khác nhau thì cấu hình máy tính khác nhau, chạy nhiều phiên bản trình duyệt trên những thiết lập màn hình cũng khác nhau.

- Kiểm chứng giá trị sử dụng của website đã làm ra, cụ thể là kiểm chứng khả năng sử dụng website này phục vụ GDPTBV ở chương trình địa lí 11. Phản hồi từ phía độc giả là những đóng góp quan trọng để cải thiện nhằm nâng cao giá trị sử dụng của sản phẩm làm ra.

- Hoàn thiện, nâng cao giá trị sử dụng và định hướng cho sự phát triển của website trong tương lai thông qua kết quả thực nghiệm.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng website phục vụ giáo dục vì sự phát triển bền vững trong dạy học địa lí 11 THPT ở an giang (Trang 98 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)