Bản chất, định hƣớng cơ bản của việc đổi mới phƣơng pháp dạy học

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng website phục vụ giáo dục vì sự phát triển bền vững trong dạy học địa lí 11 THPT ở an giang (Trang 25 - 27)

VII. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

4.Bản chất, định hƣớng cơ bản của việc đổi mới phƣơng pháp dạy học

Lí luận dạy học địa lí hiện đại đã khẳng định con người phát triển trong hoạt động và bằng hoạt động. Vì vậy, đổi mới phương pháp dạy học địa lí thực chất là quá trình phát huy mạnh mẽ các hoạt động tích cực, tự giác, sáng tạo của HS theo hướng tăng cường hoạt động độc lập và các hoạt động tương tác của HS. Việc đổi mới phương pháp dạy học địa lí chỉ thành công nếu chúng ta đẩy mạnh quá trình hiện đại hoá phương pháp dạy học địa lí, tức là tổ chức dạy học địa lí theo kiểu mới trên cơ sở tăng cường áp dụng các phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học địa lí hiện đại kết hợp với việc cải biến các phương pháp dạy học truyền thống theo những định hướng mới nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của dạy học, làm cho môn học địa lí có một vị trí xứng đáng trong hệ thống các môn học ở nhà trường phổ thông.

Trong tác phẩm Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá môn địa lí 10 – Nxb Hà Nội, các nhà lí luận dạy học cũng vạch ra những định hướng cơ bản cho việc đổi mới phương pháp dạy học địa lí như sau:

4.1. Tạo cho HS một vị thế mới và những tiền đề, những điều kiện thuận lợi để hoạt động

- HS phải trở thành chủ thể hành động, tích cực, tự giác chủ động và sáng tạo trong hoạt động để kiến tạo kiến thức. Người học cần phải thực sự hoạt động để đạt được không chỉ những tri thức và kĩ năng của bộ môn mà quan trọng hơn là tiếp thu được cách học, cách tự học.

- Tạo ra và duy trì ở HS những động lực học tập mạnh mẽ, đó chính là động cơ, hứng thú, niềm lạc quan của HS trong quá trình học tập. Những nhân tố này chính là những động lực thúc đẩy mạnh mẽ HS tích cực, tự giác, chủ động và sáng tạo trong hoạt động độc lập hoặc hợp tác.

- Phát triển ở HS khả năng tự đánh giá kết quả hoạt động để trên cơ sở đó bản thân HS có thể điều chỉnh các hoạt động của mình theo các mục tiêu đã định.

4.2. Xác lập, khẳng định vai trò, chức năng mới của người thầy trong quá trình dạy học

- Người thầy phải là người tổ chức, chỉ đạo, điều khiển các hoạt động học tập tự giác, chủ động và sáng tạo của HS. Người thầy sẽ không còn là nguồn phát thông tin duy nhất, không phải là hoạt động chủ yếu ở trên lớp như trước đây mà sẽ là người tổ chức và điều khiển quá trình học tập của HS.

- Với tư cách là người tổ chức, chỉ đạo, điều khiển quá trình học tập của HS, người thầy cần phải đảm nhiệm và thực hiện tốt các chức năng sau đây:

+ Thiết kế, tức là lập kế hoạch cho quá trình dạy học về cả mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện và hình thức dạy học. Người GV cần xuất phát từ mục đích và nội dung của bài học mà thiết kế ra những tình huống học tập thích hợp để HS chiếm lĩnh nó thông qua hoạt động học tập tích cực, tự giác, sáng tạo theo hướng độc lập hoặc hợp tác, giao lưu.

+ Ủy thác, tức là thông qua đặt vấn đề nhận thức, tạo động cơ, hứng thú, người thầy biến ý đồ dạy của mình thành nhiệm vụ học tập tự nguyện, tự giác của trò và chuyển giao cho trò những tình huống để trò hoạt động và thích nghi.

+ Điều khiển quá trình hoạt động học tập của HS trên cơ sở thực hiện một hệ thống mệnh lệnh, chỉ dẫn, trợ giúp, đánh giá (bao gồm cả sự động viên).

+ Thể chế hoá, tức là xác nhận, định vị kiến thức mới trong hệ thống tri thức đã có, đồng nhất hoá kiến thức riêng lẻ của HS thành tri thức khoa học xã hội, hướng dẫn vận dụng và ghi nhớ.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng website phục vụ giáo dục vì sự phát triển bền vững trong dạy học địa lí 11 THPT ở an giang (Trang 25 - 27)