Đổi mới dạy học địa lí theo quan điểm GDPTBV

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng website phục vụ giáo dục vì sự phát triển bền vững trong dạy học địa lí 11 THPT ở an giang (Trang 27 - 29)

VII. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

5. Đổi mới dạy học địa lí theo quan điểm GDPTBV

Theo bốn trụ cột trong triết lí dạy học ngày nay, quá trình dạy học phải hướng người học đến bốn vấn đề cơ bản: Học để biết, học để làm, học để tồn tại, học để cùng chung sống. Do đó, trong quá trình đào tạo, nhà trường phải giúp cho người học đạt được những mục tiêu sau:

a. Về kiến thức: HS hiểu biết và có khả năng để áp dụng các quan điểm và khái niệm về GDPTBV.

Hộp 1: Các khái niệm về GDPTBV

Phát triển bền vững: Là sự phát triển đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai.

Phụ thuộc lẫn nhau: Mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các yếu tố và các dạng sống, bao gồm con người và hệ thống tự nhiên.

Nhu cầu cơ bản của con người: Quyền con người, xã hội công bằng, bình đẳng trong việc tiếp cận đối với dòng năng lượng và vật chất cho sự tồn tại và thỏa mãn chất lượng cuộc sống trong giới hạn của trái đất.

Quyền con người: Quyền về tự do tín ngưỡng, tôn giáo, ngôn luận, hòa bình và sự liên kết, đảm bảo để tham gia dân chủ đáp ứng các nhu cầu cơ bản của con người.

Dân chủ: Quyền tiếp cận các kênh cho việc ra quyết định của cộng đồng.

Kết nối địa phương và toàn cầu: Con người nhận ra rằng việc tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ của một phần toàn cầu phụ thuộc vào dòng năng lượng và vật chất trong các phần

khác của toàn cầu; điều này tạo ra các cơ hội tiềm năng và thiệt hại kinh tế, xã hội và môi trưởng tất cả các điểm trong chuỗi xích địa phương – toàn cầu.

Đa dạng sinh học: Sự thay đổi khác nhau và các thành phần phụ thuộc lẫn nhau của tất cả dạng sống trong hệ sinh thái cần thiết cho sự chống đỡ các dòng năng lượng và vật chất không giới hạn.

Bình đẳng giữa các loài vật: Sự nhìn nhận về nhu cầu của nhân loại đối với việc đối xử tử tế các loài vật và bảo vệ chúng, tránh những hành động gây tuyệt chủng giống loài.

Dấu chân sinh thái: Đưa ra các mức tiêu thụ và lượng chất thải của một cá nhân, nhóm dân cư hay tổ chức. Nó được đo đạc theo diện tích đất và nước phát sinh sinh học cần để sản xuất ra lượng hàng hóa được tiêu thụ và để phân hủy lượng chất thải được sinh ra trong một năm.

(Theo Nguyễn Thị Thu Hằng, Trần Đức Tuấn, giáo trình Giáo dục vì sự phát triển bền vững, đại học Sư Phạm Hà Nội).

b. Về kĩ năng: Người học phải đạt được những kĩ năng cơ bản sau đây:  Suy nghĩ phê phán và sáng tạo;

 Nói và giao tiếp;  Cộng tác và hợp tác;

 Ra quyết định, giải quyết vấn đề và lập kế hoạch;  Sử dụng công nghệ thích hợp, truyền thông và ICT;  Tham gia và hoạt động nghĩa vụ công dân;

 Đánh giá và phản hồi.

c. Về thái độ và hành vi: Để góp phần xây dựng một xã hội PTBV, con người phải hình thành và phát triển những giá trị về PTBV:

Tôn trọng trái đất và cuộc sống với toàn bộ tính đa dạng của nó.

Quan tâm đến cuộc sống cộng đồng – cả loài người và các loài sinh vật khác với sự hiểu biết và lòng yêu thương.

Phát triển xã hội dân chủ, công bằng và hòa bình.

Quá trình dạy học cần được xây dựng hướng vào người học nhiều hơn, giảm sự phụ thuộc vào giáo trình, SGK và quy chế thi cử. Điều này làm cho chương trình giảng dạy ở trường học phù hợp và cũng góp phần giúp cho HS trở thành người tự điều khiển, tự học và tự đánh giá. Ngoài ra, nhà trường không chỉ có nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu học tập ở hiện tại mà còn phải tạo dựng nơi họ hứng thú, động cơ cũng như khả năng học và tự học đến suốt đời.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng website phục vụ giáo dục vì sự phát triển bền vững trong dạy học địa lí 11 THPT ở an giang (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)