GDPTBV trong nhà trƣờng phổ thông và môn địa lí

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng website phục vụ giáo dục vì sự phát triển bền vững trong dạy học địa lí 11 THPT ở an giang (Trang 44 - 46)

II. GIÁO DỤC VÌ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: TRIẾT LÍ VÀ CÔNG CỤ ĐỔI MỚI DẠY

6. GDPTBV trong nhà trƣờng phổ thông và môn địa lí

GDPTBV được coi là bước phát triển mới về chất của giáo dục môi trường và giáo dục môi trường đã trở thành một bộ phận của GDPTBV. Khi tiến hành giáo dục môi trường, người ta thường chọn những bộ môn có tính “môi trường nhất” để tích hợp, lồng ghép. Địa lí, vinh vật, giáo dục công dân … là những môn được đánh giá là có tính “môi trường nhất” và được xem là những môn có nhiều khả năng nhất để tiến hành giáo dục môi trường ở nhà trường phổ thông. Trong ba mươi năm qua, địa lí, sinh vật và một số môn học khác đã tham gia tích cực vào việc giáo dục môi trường, giáo dục dân số và trở thành một trong những môn tích hợp nhiều nhất nội dung giáo dục môi trường vào trong chương trình giảng dạy.

Với nội hàm rộng, GDPTBV không chỉ bó hẹp ở một số môn đã nêu mà tất cả các môn học trong nhà trường phổ thông đều có cơ hội và khả năng tham gia tích cực vào GDPTBV. Tuy nhiên, điều này cũng không có nghĩa là vai trò tham gia GDPTBV của môn địa lí đã suy giảm, ngược lại, mức độ và phạm vi tham gia của môn địa lí ở trường phổ thông ngày càng được nâng cao và mở rộng hơn, bởi lẽ GDPTBV không chỉ dừng lại ở giáo dục môi trường mà còn liên quan đến việc giáo dục phát triển kinh tế và xã hội theo hướng bền vững.

GDPTBV thông qua môn địa lí không phải đơn giản là truyền thụ kiến thức liên quan đến môi trường, kinh tế và xã hội. GDPTBV đặt ra mục tiêu phát triển ở những kiến thức, kĩ năng, những giá trị, những triển vọng về tương lai nhằm hướng dẫn, khuyến khích HS tìm kiếm, phát hiện ra những kế sinh nhai bền vững, tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội và sống một cách bền vững.

Nội dung của GDPTBV thể hiện qua nội dung bài học, các phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS. Nội dung của GDPTBV đã được tích hợp vào SGK địa lí như nguồn tài nguyên thiên nhiên, các vấn đề của môi trường, các vấn đề văn hoá, bình đẳng giới, kinh tế thị trường, an ninh và hoà bình, xóa đói giảm nghèo… Cụ thể như sau:

Bảng 1. Nội dung GDPTBV trong chương trình địa lí THPT

Lớp Nội dung địa lí chƣơng trình phổ thông Nội dung GDPTBV đã đƣợc lồng ghép vào chƣơng trình

6 Trái đất và các thành phần

tự nhiên. Các nguồn tài nguyên và môi trường tự nhiên. 7 Môi trường các đới, địa lí

các châu lục.

Môi trường, dân số, nghèo đói, tôn giáo, đa dạng văn hoá và hiểu biết về giao thoa văn hoá, phát triển kinh tế bền vững, đô thị hóa.

8 Địa lí châu Á và địa lí tự nhiên Việt Nam.

Môi trường và tài nguyên thiên nhiên, dân số, nghèo đói, bình đẳng giới, tài nguyên thiên nhiên, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, hợp tác quốc tế, phát triển kinh tế bền vững, đô thị hóa.

9

Dân cư, các ngành kinh tế và các vùng kinh tế của Việt Nam.

Môi trường và tài nguyên thiên nhiên dân số, giảm nghèo, phát triển nông thôn, đô thị hoá bền vững, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, phát triển kinh tế bền vững, hợp tác quốc tế.

10

Các quyển của lớp vở địa lí, dân cư, các ngành kinh tế, môi trường và sự PTBV

Môi trường và tài nguyên thiên nhiên, mối liên hệ giữa ba thành phần: môi trường, kinh tế và xã hội. 11

Khái quát nền kinh tế - xã hội thế giới, địa lí các khu vực và các quốc gia.

Môi trường và tài nguyên thiên nhiên, dân số, an ninh và hoà bình, bình đẳng giới, đô thị hoá và phát triển kinh tế bền vững.

12 Địa lí tự nhiên, dân cư và kinh tế - xã hội Việt Nam.

Tài nguyên thiên nhiên, dân số, giảm nghèo, đô thị hoá bền vững, kinh tế thị trường, hợp tác quốc tế, PTBV.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng website phục vụ giáo dục vì sự phát triển bền vững trong dạy học địa lí 11 THPT ở an giang (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)