Thực trạng xây dựng và sử dụng website phục vụ GDPTB Vở môn địa lí

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng website phục vụ giáo dục vì sự phát triển bền vững trong dạy học địa lí 11 THPT ở an giang (Trang 49)

III. SỬ DỤNG INTERNET VÀ WEB TRONG GDPTBV

3. Thực trạng xây dựng và sử dụng website phục vụ GDPTB Vở môn địa lí

THPT

Từ việc điều tra qua phiếu kết hợp với phỏng vấn 20 GV ở 8 trường THPT trong cụm thành phố Long Xuyên (gồm các trường: Long Xuyên, Bình Khánh, Nguyễn Khuyến, Mỹ Thới, Ice School, Chưởng Binh lễ, trường chuyên Thoại Ngọc Hầu, trường trung học Thực Hành Sư Phạm Đại học An Giang) và 20 sinh viên năm cuối của trường đại học An Giang (ở mục này xin gọi chung là GV), chúng tôi đã thu được kết quả như sau:

(Bảng câu hỏi điều tra xem ở phần phụ lục trang 109)

Bảng 2. Kết quả điều tra thực trạng xây dựng và sử dụng website phục vụ GDPTBV

1. Đánh giá của GV về tầm quan trọng của các nguồn tài liệu hỗ trợ cho quá trình giảng dạy địa lí:

Mức độ Số ý kiến (%)

Rất quan trọng 65 Quan trọng 35 Không quan trọng 0

2. Nguồn tài liệu tham khảo khi GV soạn giảng các bài học có nội dung GDPTBV:

Nguồn tài liệu Số GV sử dụng (%)

Sách giáo viên, sách bồi dưỡng GV 100 Các loại sách khác có liên quan đến chuyên môn 97,5 Báo, tạp chí. 25,0 Các website trên Internet 100

Tivi 20,0 Băng, đĩa 7,5 Nguồn khác 0,0 3. Mức độ sử dụng website để tiến hành GDPTBV Mức độ Số GV sử dụng (%) Thường xuyên sử dụng 65 Có sử dụng nhưng hạn chế 35 Chưa sử dụng 0

Các Website thường tham khảo: violet.vn; bachkim.com.vn; VA21.org.vn; yeumoitruong.com; nea.gov.vn;…

4. Nhận định của GV về số lượng website phục vụ cho GDPTBV trong chương trình địa lí 11 hiện nay:

Số lƣợng Số ý kiến của GV (%)

Nhiều 25 Không nhiều 75 Hầu như không có 0

5. Những nội dung của website được GV khai thác khi lồng ghép hay tích hợp nội dung GDPTBV và mức độ khai thác các nội dung ấy:

Nội dung

Mức độ khai thác Số ý kiến (%)

Nhiều Ít Hầu nhƣ không

Thông tin, bài viết xoay quanh vấn đề GDPTBV

95,0 5,0 0,0 Giáo án/ bài học thông thường 50,0 35,0 15,0 Giáo án/ bài học điện tử 55,0 35,0 10,0 Tranh ảnh/ Video clip 62,5 37,5 0,0 Câu hỏi kiểm tra, đánh giá 2,5 22,5 75,0

Diễn đàn 0,0 45 55 Nội dung khác 0,0 0,0 0,0

6. Khai thác và sử dụng các website cho các khâu của quá trình dạy học:

Các khâu

Mức độ khai thác Số ý kiến (%)

Nhiều Ít Hầu nhƣ không

Thiết kế giáo án/ bài học 55,0 45,0 0,0 Sử dụng trực tiếp trên lớp để hướng dẫn HS

tìm hiểu, xây dựng bài học

0,0 0,0 100 Giúp HS học tập ở nhà 12,5 25,0 62,5 Ôn tập 0,0 0,0 100 Ở khâu khác 0,0 0,0 0,0

7. Đánh giá của GV về các website đã tham khảo:

Tiêu chí Số ý kiến (%) Hình thức Đẹp mắt 95,0 Hài hoà 85,0 Khoa học 85,0 Sinh động 72,5 Không đẹp mắt 0 Không hài hoà 5,0 Không khoa học 0,0 Nhàm chán 10

Nội dung

Phong phú 82,5 Chu ên môn sâu 45,5 Hỗ trợ đắc lực cho quá trình GDPTBV 22,5 Thông tin cập 82,5 Tính khoa học cao 67,5 Các giáo án/ bài giảng sáng tạo 52,5 Đơn điệu 0,00 Ít thể hiện tính chuyên môn 37,5 Ít liên quan đến nội dung GDPTBV 22,5 Thông tin thiếu cập nhật 17,5

Tính khoa học chưa cao 5,0 Các giáo án/ bài giảng thiếu sáng tạo 10 Nhận xét khác:……….. 0,0 Khả năng sử dụng thông tin cho quá trình GDPTBV ở địa lí 11 Rất nhiều 5,0 Nhiều 40,0 Không nhiều 55,0 Hầu như không 0,00

Mức độ khó / dễ khi khai thác Rất dễ 52,5 Dễ 40,0 Rất khó 0,00 Khó 7,5

8. Những khó khăn trong quá trình GV khai thác, sử dụng các website để tiến hành GDPTBV:

Khó khăn Số ý kiến (%)

Tốn nhiều thời gian 57,5 Hạn chế về tài chính và phương tiện (máy tính, mạng internet) 57,5 Kiến thức từ các website không theo hệ thống bài học của SGK 90,0 Kĩ năng sử dụng tin học chưa đủ đáp ứng nhu cầu công việc 42,5 Khó khăn khác 0,0

9. Số GV đã xây dựng hoặc tham gia xây dựng website phục vụ việc dạy và học địa lí: 100% GV chưa từng xây dựng hay tham gia xây dựng.

10. Sự cần thiết phải xây dựng một website dành riêng cho việc thực hiện GDPTBV trong chương trình địa lí 11:

Mức độ Số ý kiến (%) Rất cần 87,5 Cần 2,5 Không cần 0,0 Bởi vì: Lí do Số ý kiến (%)

Chưa có website chuyên biệt cho GDPTBV trong dạy học địa lí 11 75,0 Cần có nhiều tài liệu hỗ trợ GDPTBV từ nhiều nguồn khác nhau 55,0

11. Những nội dung cần thể hiện và mức độ quan trọng của từng nội dung khi xây dựng một website GDPTBV:

Nội dung của website

Mức độ Số ý kiến (%) Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng Tin tức 52,5 47,5 0,0 Tài nguyên cho từng bài học 57,5 42,5 0,0 Giáo án, bài giảng điện tử 37,5 47,5 15,0 Bài tập nhận thức trong các bài học 15,0 52,5 32,5 Hệ thống câu hỏi kiểm tra, đánh giá 0,00 15,0 85,0 Gợi ý các trò chơi trong dạy học địa lí 10,0 40,0 50,0 Phim, ảnh 27,5 42,5 30,0 Hướng dẫn xác định kiến thức cơ bản 47,5 52,5 0,0 Hướng dẫn hoạt động ngoại kh a 30,0 40,0 30,0 Gợi ý phương pháp GDPTBV 20,0 70,0 10,0 Phân tích khả năng lồng ghép, tích hợp

nội dung GDPTBV trong các bài học.

32,5 42,5 25,0 Lí luận chung về GDPTBV 10,0 30,0 60,0 Diễn đàn trao đổi 0,0 42,5 57,5 Thiết lập mạng lưới liên kết GV 0 0 35,5 65,0 Chuyên mục riêng về giáo dục biến đổi

khí hậu

37,5 42,5 20,0 Nội dung khác 0,0 0,0 0,0

12. Các phương pháp thường được GV sử dụng khi giảng dạy địa lí 11, mức độ sử dụng thường xuyên của các phương pháp ấy:

Phƣơng pháp Mức độ

Số ý kiến (%)

Thƣờng xuyên Ít khi Không sử dụng

Thuyết trình 30,0 70,0 0,0 Đàm thoại gợi mở 87,5 12,5 0,0 Dự án 0,0 0,0 0,0 Hợp tác theo nhóm 72,5 27,5 0,0 Đóng vai 0,00 30 70

Động não 40,0 35,0 25,0 Sơ đồ tư duy 22,5 57,5 20,0 Phương pháp khác 0,0 0,0 0,0 13. Những hình thức tổ chức GDPTBV thường được GV sử dụng:

Hình thức dạy học Số ý kiến (%)

Các bài học trong lớp 100 Các trò chơi trong giờ học bài mới hoặc ôn tập 0,0 Các trò chơi trong giờ sinh hoạt dưới cờ 37,5 Các phong trào thi đua ngoài giờ học như hư ng

ứng ngày Môi trường, ngày Trái đất,…

92,5 Hình thức khác 0,0

14. Số máy tính phục vụ cho ngiên cứu và giảng dạy của trường hiện nay (không kể máy phục vụ giảng dạy tin học). Tốc độ đường truyền của mạng Internet:

Trƣờng Số máy tính Số máy tính có nối mạng Internet Tốc độ đƣờng truyền Bình Khánh 7 5 Khá Chưởng Binh Lễ 3 3 Chậm Ice School 5 5 Khá Long Xuyên 7 5 Khá Mỹ Thới 5 3 Chậm Nguyễn Khuyến 6 3 Chậm Thoại Ngọc Hầu (trường chuyên) 10 10 Tốt Thực Hành Sư Phạm đại học An Giang 10 10 Tốt 15. Về việc GV sử dụng máy tính cá nhân nối mạng Internet:

Mức độ sử dụng Số ý kiến (%)

Thường xuyên 40,0 Không thường xuyên 37,5 Chưa sử dụng 22,5

16. Sự quan tâm và hỗ trợ của các cơ quan quản lí về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học hiện nay:

Sự quan tâm và hỗ trợ Số ý kiến (%)

Khuyến khích, động viên 100 Hỗ trợ máy tính 45,5 Hỗ trợ các phần mềm chương trình 12,5 Hướng dẫn, giúp đỡ về mặt kĩ thuật 32,5 Hỗ trợ khác 0,0

17. Đề xuất của GV để việc sử dụng website tiến hành GDPTBV trong chương trình địa lí 11 đạt hiệu quả cao hơn:

Đề xuất Số ý kiến (%)

Được tập huấn kĩ năng và phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy địa lí.

67,5 Được hỗ trợ thêm về cơ sở vật chất – kĩ thuật như: phòng máy có nối

mạng Internet, kinh phí khai thác và sử dụng công nghệ thông tin, mua máy tính cá nhân với giá ưu đãi,…

75,0 Đề xuất khác:……….. 0,0

Từ kết quả điều tra chúng tôi nhận thấy như sau:

3.1. Nhận thức và nhu cầu của GV đối với việc xây dựng và sử dụng website phục vụ GDPTBV trong chương trình dạy học địa lí 11

Tất cả GV được hỏi đã nói rằng họ có tham khảo và sử dụng các website. Đây là một bằng chứng cho thấy sự ảnh hưởng ngày càng sâu rộng của công nghệ thông tin nói chung, các website phục vụ GDPTBV nói riêng. Đối với dạy học địa lí phổ thông, kết quả điều tra cũng cho biết nhu cầu của GV về khai thác thông tin từ website là khá lớn: 65% số GV được hỏi cho biết họ sử dụng thường xuyên các website để thực hiện GDPTBV, 35% số GV sử dụng website cho GDPTBV không thường xuyên. Tuy vậy, số lượng website có thể cung cấp thông tin cho GDPTBV đặc biệt phục vụ GDPTBV trong dạy học địa lí lớp 11 còn khá hạn chế.

Theo các GV tham gia điều tra thì hiện nay chưa có website chuyên biệt nào đáp ứng nhu cầu GDPTBV ở chương trình địa lí 11 một cách đầy đủ và có hệ thống. Vì vậy, hầu hết GV khi được điều tra cho rằng cần có một website dành riêng cho GDPTBV ở khối lớp 11.

3.2. Tác dụng, tiện ích và hạn chế của việc sử dụng các website trong dạy học

- Về tác dụng và tiện ích của các website đã có hiện nay: GV đánh giá cao tính cập nhật thông tin, nội dung phong phú và dễ khai thác, hình thức trình bày sinh động, đẹp mắt. Họ cũng cho rằng có thể sử dụng thông tin từ các website ấy hỗ trợ dạy học, học hỏi kinh nghiệm giảng dạy GDPTBV thông qua việc tham khảo giáo án được trình bày với nhiều sáng tạo trên các website.

Phần lớn các GV được hỏi cho rằng dạy học với sự trợ giúp của mạng Internet, đặc biệt là các website, sẽ góp phần làm phong phú thêm phương pháp dạy học và thu hút được chú ý của HS bởi tính sinh động và trực quan của Inernet. Đây là những nguyên nhân chủ yếu tạo nên sức thu hút của một số website hiện nay đối với giáo viên địa lí phổ thông.

- Về hạn chế của việc sử dụng website hỗ trợ GDPTBV: Các GV được phỏng vấn cho biết những bất cập hiện nay của các website được sử dụng để phục dạy học biểu hiện ở các vấn đề sau:

Thứ nhất, nội dung website không bám sát chương trình SGK. Vì chưa tìm thấy một website nào phục vụ riêng cho GDPTBV trong địa lí lớp 11 nên GV khai thác kiến thức từ nhiều website khác nhau. Ở những website đó, nội dung GDPTBV chỉ ở mức độ không sâu và phân tán theo các chủ đề riêng biệt. Điều này buộc GV phải tốn nhiều thời gian và công sức để tìm kiếm, chắt lọc và tổng hợp kiến thức phù hợp thì mới có thể vận dụng vào các bài học GDPTBV.

Thứ hai, thông tin của website thiếu cập nhật. Theo nhận xét của 4 GV và 3 sinh viên được phỏng vấn, một số website ít được thay đổi nội dung và hình thức trình bày cho hấp dẫn hơn hay như nâng cấp các dịch vụ để có thể đăng nhập, tải tài liệu nhanh chóng hơn. Điều này đã gây ra sự nhàm chán cho không ít độc giả.

Thứ ba, tình trạng “quảng cáo hộ”. Có đến 8/10 người được phỏng vấn đều không hài lòng về chuyện quảng cáo trên website. Nhiều website đặt trên các host miễn phí phải chịu các banner quảng cáo của nhà cung cấp host chèn vào. Điều này đã gây nên sự phản cảm cho các website mang tính khoa học cao.

Thứ tư, theo nhận xét của chúng tôi và vài đồng nghiệp, một số website mang tính “mở” nên mục bình luận sau các bài viết hay trên diễn đàn có lúc cũng gây ảnh hưởng đến uy tín của website. Có những bài bình luận thiếu thiện chí trên mạng làm cho độc giả cảm thấy rất khó chịu và gây ảnh hưởng đến tính nghiêm túc cũng như tính khoa học và giáo dục của website.

Thứ năm, vài website cá nhân cung cấp tài liệu khá hay và cần thiết nhưng người đăng tải không cho biết rõ nguồn trích lọc của những tài liệu ấy nên không thể mang vào giảng dạy được. Hầu hết các GV và sinh viên được hỏi đều nhận định rằng ở trường hợp này thì dù có tham khảo cũng như không!

Thứ sáu, hạn chế này xuất phát từ trường lớp và bản thân các GV sử dụng website phục vụ giảng dạy. Có gần 40% số GV được hỏi đến cảm thấy kĩ năng tin học chưa đủ đáp ứng nhu cầu khai thác và sử dụng website cho quá trình dạy học. Ngoài ra, GV còn bị hạn chế về kinh phí và thiết bị nghe – nhìn phục vụ giảng dạy, chẳng hạn như máy tính có nối mạng, số phòng được trang bị máy tính để dạy học còn quá ít, tốc độ đường truyền kém, tốn nhiều thời gian…

3.3. Chức năng, cấu trúc, nội dung và hình thức thể hiện của các website

Các GV được hỏi rất quan tâm đến chức năng hỗ trợ cho việc tổ chức GDPTBV trong và ngoài lớp của các website đã có. Chức năng này được thể hiện thông qua công cụ và tài nguyên cho các bài học liên quan đến GDPTBV.

Đa số GV đồng ý với việc xây dựng một website riêng phục vụ cho GDPTBV môn địa lí 11 với các nội dung cơ bản sau đây (các vấn đề được trình bày theo mức độ giảm dần về sự cần thiết và tầm quan trọng):

1) Thông tin, kiến thức cơ bản. Quan trọng nhất là các thông tin được cập nhật xoay quanh chủ đề này và tài nguyên cụ thể cho từng bài học. Hướng dẫn xác định kiến thức cơ bản của bài học cũng được 100% số ý kiến cho là quan trọng và cần phải có.

2) Phương pháp GDPTBV. Vì GDPTBV còn khá mới mẻ với nhiều người nên việc gợi ý các phương pháp GDPTBV ở môn học cũng rất cần thiết.

3)Giáo án, bài giảng tham khảo. Theo các GV, các giáo án, bài giảng còn có thể được coi như là phương tiện truyền đạt và học hỏi kinh nghiệm phương pháp giảng dạy lẫn nhau.

4)Chuyên mục riêng về giáo dục biến đổi khí hậu. Theo đa số GV và sinh viên tham gia điều tra, giáo dục biến đổi khí hậu cho HS thông qua môn học là một yêu cầu cấp thiết, đặc biệt HS ở vùng đồng bằng sông Cửu Long - nơi phải gánh chịu những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nặng nề và ngày càng biểu hiện rõ rệt. Thông tin về biến đổi khí hậu dù có thể tham khảo từ nhiều nguồn chuyên biệt khác nhau, song ở một website GDPTBV cần phải có một chuyên mục riêng cho vấn đề này để việc tham khảo thuận tiện và gắn liền với chuyên môn hơn.

5)Phân tích khả năng lồng ghép, tích hợp nội dung GDPTBV trong các bài học. Mặc dù chủ đề GDPTBV không phải là mới xuất hiện, song ở một số nhà trường phổ thông thì nó vẫn còn khá mới lạ với GV và HS. Do đó, GV đôi lúc cũng lúng túng khi giảng dạy những nội dung này.

6)Hệ thống bài tập nhận thức và hình ảnh, phim tư liệu. Các bài tập nhận thức là những gợi ý cụ thể để GV có thể thiết kế giáo án nhanh hơn. Phim ảnh hỗ trợ cho các bài giảng trên lớp rất thiết thực và sinh động, GV cũng tiết kiệm thời gian, công sức cho việc sưu tầm tài liệu trong quá trình soạn giảng các bài giảng điện tử.

7)Hướng dẫn hoạt động ngoại khóa và các trò chơi địa lí. GV và sinh viên được điều tra mong muốn có thể thiết kế nhiều trò chơi và hoạt động ngoại khóa nhằm góp phần nâng cao nhận thức của HS tốt hơn về vấn đề GDPTBV.

3.4. Cách thức và điều kiện cơ bản để sử dụng website như một công cụ để tiến hành GDPTBV trong dạy học địa lí 11

Tất cả GV và sinh viên được hỏi đều cho biết họ khai thác website với mục đích phục vụ cho việc soạn giảng giáo án và bài học trên lớp. Chỉ có 37,5% số ý

kiến sử dụng website cho mục đích hỗ trợ HS học tập ở nhà. Tuy nhiên, việc học tập thông qua website cũng chỉ dừng lại ở mức độ HS tìm hiểu mở rộng và sưu tầm tài liệu cho các bài học trên lớp và một số hoạt động ngoại khóa. Còn ở khâu sử dụng trực tiếp trên lớp để hướng dẫn HS tìm hiểu, xây dựng bài học hoặc ôn tập thì

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng website phục vụ giáo dục vì sự phát triển bền vững trong dạy học địa lí 11 THPT ở an giang (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)