II. GIÁO DỤC VÌ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: TRIẾT LÍ VÀ CÔNG CỤ ĐỔI MỚI DẠY
4. Các thực thể và phƣơng pháp GDPTBV
4.1. Các thực thể của GDPTBV
GDPTBV dành cho mọi người ở mọi lứa tuổi. Do đó, nó diễn ra trên bình diện học tập suốt đời, ở tất cả những nơi có thể diễn ra quá trình học tập, từ giáo dục chính quy đến giáo dục không chính quy, từ lứa tuổi mầm non cho đến lứa tuổi trưởng thành.
Những bộ phận khác nhau của cùng một hệ thống giáo dục có thể thực hiện những chức năng liên quan đến GDPTBV khác nhau nhưng mục đích thì giống nhau, đó là làm cho người học có khả năng ứng dụng những kinh nghiệm và hành vi thúc đẩy sự phát triển bền vững của cả cá nhân và tập thể.
Quan điểm học tập suốt đời nhìn nhận môi trường học tập chính quy và không chính quy là một quá trình liên tục. Như vậy, các thực thể của GDPTBV có thể được kể đến và xếp vào hai nhóm sau:
4.1.1. Giáo dục chính quy
Áp lực về thời gian cộng với những mục tiêu và công việc khác sẽ hạn chế việc thực hiện các sáng kiến GDPTBV, một nội dung thường được xem là một phần riêng biệt và phát sinh thêm trong chương trình chuẩn. GDPTBV không nên coi là một “môn học phát sinh” được đưa thêm vào chương trình vốn đã quá tải mà là một
phương pháp tiếp cận lồng ghép và tổng thể, trong đó PTBV được xem là bối cảnh cho các mục đích giáo dục hiện thời chứ không phải là một ưu tiên cạnh tranh với các ưu tiên khác. Biến GDPTBV trở thành một sợi chỉ xuyên suốt quá trình học tập của người học trong cả hệ thống giáo dục từ mầm non đến đại học sẽ thúc đẩy tối đa tác động của nó.
GDPTBV có thể được tiến hành ở trường học từ cấp học mầm non cho đến đại học với tất cả ngành nghề, ở trường dạy nghề và kĩ thuật, ở cơ quan cố vấn - thanh tra giáo dục và ở các cơ quan lập pháp và hoạch định chính sách.
4.1.2. Giáo dục không chính quy
Giáo dục không chính quy hiện nay gồm giáo dục cho người lớn, giáo dục tại cộng đồng và giáo dục từ xa cũng như một số sáng kiến giáo dục khác. Xét trên bình diện mối liên hệ đa dạng giữa PTBV và các phương tiện học tập, GDPTBV có thể tìm thấy chỗ đứng của mình trong chương trình giáo dục thường xuyên, từ các môn xã hội học cho đến dạy nghề. GDPTBV có thể được thực hiện thông qua hình thức giáo dục không chính quy như các cơ sở đào tạo nghề và kĩ thuật, các tổ chức dựa vào cộng đồng, các tổ chức xã hội địa phương và nơi làm việc.
4.2. Các phương pháp tổ chức GDPTBV trong quá trình dạy học
Với sự đa dạng về nội dung, lĩnh vực hoạt động và hình thức thể hiện, GDPTBV cũng phong phú về phương pháp thực hiện.
4.2.1. Phương pháp tổ chức GDPTBV trong các giờ học trên lớp
Trong các giờ học trên lớp, GV có thể sử dụng những phương pháp sau đây để tiến hành GDPTBV:
a. Phương pháp thảo luận nhóm
Thảo luận nhóm là một phương pháp tổ chức cho người học cùng nhau trao đổi, tranh luận về một chủ đề nào đó nhằm giúp cho họ đạt được sự hiểu biết chung và có được thái độ phù hợp với những vấn đề đó.
Thảo luận nhóm có các đặc trưng sau:
Có những vấn đề hay chủ đề phù hợp với hứng thú và trình độ nhận thức chung của HS,
Có môi trường thuận lợi, an toàn để tất cả HS đều có cơ hội bày tỏ những ý kiến, quan điểm và chính kiến của mình,
Mọi ý kiến của cá nhân đều được chấp nhận và tôn trọng,
Hình thành và phát triển cho HS kĩ năng trình bày trước tập thể, biết thuyết phục người người khác, biết bảo vệ chính kiến của mình, biết lắng nghe và chia sẻ, biết hợp tác.
b. Phương pháp đóng vai
Đóng vai có tác dụng tốt trong việc phát triển kĩ năng giao tiếp và đánh giá thái độ của HS trước một vấn đề mang tính xã hội. HS có thể đặt mình vào các nhân vật như nhà sản xuất, chuyên gia bảo vệ môi trường, nhà hoạch định chính sách phát triển của vùng, nhà quản lí… Các em có thể bày tỏ chính kiến của mình trước một sự vật hay hiện tượng cụ thể, qua đó GV cũng kịp thời uốn nắn những suy nghĩ còn lệch lạc trong nhận thức của HS.
c. Phương pháp giải quyết vấn đề
Thường được vận dụng khi HS phải phân tích, xem xét và đề xuất những giải pháp trước một hiện tượng, sự việc nảy sinh trong quá trình hoạt động. Giải quyết vấn đề giúp HS có cách nhìn toàn diện hơn trước các hiện tượng, sự việc nảy sinh trong hoạt động, trong cuộc sống hàng ngày.
d. Phương pháp nghiên cứu tình huống
Nghiên cứu tình huống thường là một câu chuyện được viết nhằm tạo ra một tình huống để minh chứng một vấn đề. Vì tình huống này được nêu lên nhằm phản ánh tính đa dạng của cuộc sống thực nên nó phải tương đối phức tạp với các dạng nhân vật và những tình tiết khác nhau chứ không phải là một câu chuyện đơn giản.
Các tình huống được dựng nên thường dựa vào các mối quan tâm, sự kiện gây nhiều tranh cãi ở cộng đồng, địa phương, hay xã hội.
4.2.2. Phương pháp tổ chức GDPTBV ngoài giờ học trên lớp
a. Phương pháp tổ chức Câu lạc bộ địa lí
Ở trường THPT, câu lạc bộ mang lại quyền hưởng thụ văn hoá nghệ thuật, quyền nghỉ ngơi, vui chơi giải trí tích cực cho HS, động viên các em tham gia tự giác vào quá trình quản lí, sáng tạo và xây dựng đời sống văn hoá, giúp nâng cao kiến thức trong học tập và trong lao động hàng ngày.
Câu lạc bộ được lập ra nhằm mục đích chủ yếu là tuyên truyền, nâng cao nhận thức về các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội cho người học; tạo điều kiện cho HS tham gia giao tiếp, ứng xử, vui chơi giải trí lành mạnh, bày tỏ quan điểm, tâm tư nguyện vọng; giúp các em giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc trong học tập, lao động và trong cuộc sống hàng ngày.
b. Phương pháp trò chơi
Sử dụng trò chơi như một phương pháp tổ chức hoạt động giúp HS có điều kiện thể hiện khả năng của mình trong một lĩnh vực nào đó của đời sống tập thể ở nhà trường. Trò chơi cũng là dịp để HS tập xử lí những tình huống nảy sinh trong cuộc sống đời thường, giúp các em có thêm kinh nghiệm sống.
Phương pháp trò chơi có ưu điểm là HS có cơ hội thể nghiệm những hành vi, thái độ, hình thành niềm tin, tạo động cơ bên trong cho những hành vi ứng xử trong cuộc sống; rèn luyện khả năng quyết định lựa chọn cách ứng xử đúng đắn, kĩ năng nhận xét đánh giá hành vi; tăng cường khả năng giao tiếp.
c. Phương pháp khảo sát, điều tra
Khảo sát, điều tra không phải là những bài lên lớp có hệ thống mà chỉ là một loại hoạt động thường xuyên được thực hiện trong năm học. Đây là phương pháp đặc thù của việc dạy học địa lí vì đối tượng nghiên cứu của địa lí học là các thể tổng hợp tự nhiên hoặc kinh tế - xã hội lãnh thổ.
Ưu điểm của phương pháp khảo sát, điều tra là tạo điều kiện cho HS hiểu rõ thực tế địa phương, phát triển thói quen thưởng thức sự hài hòa, tinh tế của tự nhiên. Vì vậy, phương pháp này có tác dụng lớn trong việc giáo dục môi trường cho HS, giáo dục các em lòng yêu quê hương, đất nước, quan tâm môi trường xung quanh và mong muốn tham gia hành động để bảo vệ, cải thiện thực tế môi trường địa phương.
d. Các phương pháp khác: Tổ chức các hoạt động ngoài giờ học cho HS còn có thể sử dụng các phương pháp như nghe chuyên gia báo cáo, tham dự mit tinh, hưởng ứng các chiến dịch do trường hay địa phương tổ chức (như chiến dịch làm sạch môi trường, trồng cây xanh, diệt lăng quăng,…). Các phương pháp này tác động rất tốt đến nhận thức, thái độ, tình cảm và định hướng hành vi cho các em HS.
Nhìn chung, GV có rất nhiều phương pháp tổ chức các hoạt động GDPTBV. Tuy nhiên, các giờ học trên lớp thường ít có giá trị về mặt rèn luyện kĩ năng cho HS. Do đó, dù thời lượng dành cho các hoạt động ngoài giờ học còn hạn chế nhưng GV cũng phải chú ý kết hợp cả hai nhóm phương pháp tổ chức hoạt động trong và ngoài lớp để quá trình GDPTBV đạt được hiệu quả cao nhất.