bộ các nghiệp vụ kế toán phát sinh trên mọi phần hành. Cuối lỳ tiến hành rà soát, đối chiếu và lập các báo cáo tài chính theo yêu cầu.
- Kế toán thanh toán công nợ theo dõi, đánh giá các khoản công nợ với các nhà cung cấp và với khách hàng, kịp thời báo cáo với kế toán trưởng để có chính sách thu nợ hay trả nợ kịp thời và hợp lý phù hợp với tình hình tài chính của công ty. Hàng tháng, kế toán công nợ theo dõi, tính lương, thưởng, tạm ứng, BHXH, BHYT cho từng bộ phận, đồng thời tiến hành kê khai nộp thuế cho nhà nước đúng thời gian quy định.
- Kế toán vật tư - TSCĐ: có nhiệm vụ theo dõi chi tiết, tổng hợp tình hình nhập, xuất và tồn kho của từng loại vật tư, hàng hoá, theo dõi tình hình tăng, giảm và trích, phân bổ khấu hao TSCĐ ở các bộ phận hàng tháng.
- Thủ kho có trách nhiệm đối với kho hàng của đơn vị, viết các phiếu nhập, xuất và kiểm tra, đối chiếu giữa sổ kho với sổ của kế toán vật tư để kịp thời phát hiện hàng thiếu mất cũng như trách nhiệm của công ty với số hàng đó để kịp thời xử lý. Báo cáo với kế toán trưởng về số lượng và tiêu chuẩn kỹ thuật của hàng hoá tồn kho hàng quý, hàng năm để từ đó kế toán trưởng báo cáo giám đốc, lên kế hoạch giải quyết những hàng hoá có tính năng lạc hậu, tránh tồn đến quý hoặc năm sau.
- Thủ quỹ viết phiếu thu, phiếu chi, báo cáo tồn quỹ thực tế mỗi tháng để tiến hành so sánh với kế toán tiền mặt, phát hiện thiếu, mất tiền quỹ và đánh giá tình hình thu – chi tiền hàng tháng. Đồng thời kiêm công việc văn thư, soạn thảo văn bản, hợp đồng giao dịch của đơn vị.
Giữa phòng kế toán và các phòng ban khác có mối quan hệ mật thiết. Vì mục tiêu hiệu quả tài chính, kinh doanh cho công ty mà ràng buộc trách nhiệm giữa phòng kế toán với các phòng ban khác. Các phòng ban khác có trách nhiệm cung cấp và giải trình các thông tin tài chính và thông tin về quản lý vật chất của phòng đó cho phòng kế toán để kế toán phản ánh lên sổ sách và báo cáo kịp thời.
1.3.2. Khái quát công tác kế toán áp dụng tại đơn vị