Hạch toán CPSX C: Công ty đã tập hợp rất chi tiết theo từng yếu tố chi phí rất cụ thể đảm bảo việc quản lý một cách chặt chẽ và đầy đủ.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp Sông Đà 11 -5 (Trang 96 - 99)

chi phí rất cụ thể đảm bảo việc quản lý một cách chặt chẽ và đầy đủ.

Những thành tựu mà đơn vị đã đạt được đã giúp cho việc tiết kiệm được chi phí, hạ giá thành công trình đặc biệt là nâng cao được chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên trên thực tế vẫn còn một số nhược điểm cần chú ý khắc phục để Xí nghiệp ngày càng phát triển, đảm bảo đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh.

1.1.7.Việc tổ chức quản lý chi phí

bản chất của nó. Vi CP NVLTT là chi phí lớn nhất trong GTSP nên việc quản lý, hạch toán và tiết kiệm chi phí NVL là phương hướng chính trong kế hoạch hạ thấp giá thành. Vậy mà đơn vị lại thực hiện quản lý NVL theo cách giao thẳng, xuất tại kho hoặc tự mua. Việc quản lý chỉ thực hiện trên giấy tờ sổ sách chứng từ,để nghị, bảng kê khai ( tức chỉ quản lý trên phương diện số lượng và số tiền ) mà không theo dõi chi tiết tỷ trọng của từng loại NVL.Do vậy việc phân tích chi tiết là khó thực hiện, khó khăn trong kế hoạch tiết kiệm vật tư, vật liệu và kế hoạch hạ giá thành sản phẩm, gây thất thoát, ăn bớt NVL trong quá trình mua NVL hay mua NVL kém chất lượng là không thể tránh khỏi.

Việc khoán lương theo công trình và quản lý lao động trên cơ sở đầu người gây khó khă trong việc kiểm soát chất lượng, trình độ công nhân. Mặt khác do công nhân phần lớn là công nhân hợp đồng nên việc thực hiện chế độ lao động còn hạn chế, thiếu chính xác.

Khi trích khấu hao TSCĐ do muốn đẩy nhanh việc khấu hao nhằm hạn chế việc hỏng hóc, sửa chữa nhiều khi máy móc sử dụng lâu cho nên đơn vị đã đăng ký tỷ lệ trích khấu hao như sau :

+ Khấu hao TSCĐ từ nguồn Ngân sách : 18 % / năm + Khấu hao TSCĐ tự bổ xung : 18 % / năm

+ Khấu hao TSCĐ tín dụng : 25 % / năm

So sánh với quyết định 1062 TC/QĐ ngày 14/ 1/ 1996 của Bộ tài chính về việc ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ bình quân những TSCĐ của công ty trích 10 % / năm. Do việc trích khấu hao lớn làm tăng chi phí

sản xuất chung dẫn tới tăng giá thành mà mục tiêu của đơn vị là hạ giá thành sản phẩm. Từ đó dẫn tới giá thành công trình, HMCT cao hơn thực tế

và lợi nhuận của từng công trình giảm là không chính xác gây nên hiện tượng lỗ giả lãi thật.

Do đặc trưng của hoạt động xây lắp là chủ yếu diễn ra ở ngoài trời, nhân công trực tiếp là thuê ngoài nên việc phá đi làm lại các công trình là khá lớn. Thiệt hại do phá đi làm lại có thể là do những tác động của thiên tai như trời mưa to sẽ làm các đội phải ngừng thi công, mưa bão làm sụt lún những đoạn đường đã thi công hoặc do trình độ của công nhân trực tiếp, quá trình giám sát kỹ thuật của các đội không chặt chẽ dẫn đến chất lượng công trình không đáp ứng được yêu cầu. Đối với thiệt hại do nguyên nhân chủ quan. đơn vị chỉ phát hiện được khi tiến hành nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành. Trong trường hợp có sai sót về mặt kỹ thuật, các đội sẽ trực tiếp yêu cầu tổ công nhân thực hiện lại phần công việc chưa đạt yêu cầu. Như vậy, đơn vị vẫn phải chịu các chi phí liên quan đến việc phá đi làm lại (trừ chi phí nhân công trực tiếp), tất cả các chi phí này vẫn được các kế toán đội phản ánh vào bảng kê chi phí chuyển lên phòng kế toán Xí nghiệp.

Điều này sẽ dẫn đến tất yếu làm tăng một cách bất thường chi phí thi công các công trình đặc biệt là khi khối lượng phá đi làm lại lớn dẫn đến giá thành công trình sẽ bị đội lên. Việc phòng kế toán không theo dõi hạch toán thiệt hại trong sản xuất như hiện nay một mặt không phản ánh được chính xác chi phí phát sinh và giá thành các công trình, hạng mục công trình mặt khác cũng không đánh giá được năng lực cũng như trách nhiệm vật chất đối với phần thiệt hại của các đội. Đơn vị vẫn hạch toán toàn bộ các khoản chi phí phát sinh vào giá thành sản phẩm trong khi theo chế độ hiện hành chỉ có các khoản thiệt hại ngừng sản xuất theo kế hoạch mới được tính vào giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp

Trên đây là những khó khăn và thuận lợi của đơn vị trong cả công tác quản lý cũng như công tác kế toán. Vậy để đáp ứng yêu cầu quản lý, cung cấp

thông tin chính xác công ty cần phát huy hơn nữa những thế mạnh của mình và khắc phục những khó khăn tồn tại nhằm đảm bảo hạch toán theo đúng chuấn mực , chế độ kế toán Nhà nước quy định.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp Sông Đà 11 -5 (Trang 96 - 99)