13 www.yamaha-motor-vn
2.1.4.2. Tình hình nguồn vốn kinh doanh
Trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động của doanh nghiệp thương mại nói riêng, nguồn vốn đóng vai trò quyết định sự ra đời, hoạt động và phát triển của doanh nghiệp. Dựa vào tình hình nguồn vốn của công ty ở phụ lục 4 ta thấy nguồn vốn kinh doanh của công ty tăng đều qua các năm. Cụ thể, năm 2008 tổng nguồn vốn kinh doanh là 7.734.580 nghìn đồng tăng so với năm 2007 là 843.961 nghìn đồng, tương ứng tăng 12,2%. Đến năm 2009 tổng nguồn vốn kinh doanh là 8.504.756 nghìn đồng tăng 770.176 nghìn đồng tương ứng tăng 10% so với 2008. Sở dĩ tổng nguồn vốn của công ty tăng qua các năm là do công ty đã nắm bắt được nhu cầu của thị thường và mở rộng thêm quy mô kinh doanh, mua sắm thêm thiết bị để tăng khả năng cạnh tranh trong môi trường kinh doanh mới.
Để thấy rõ sự thay đổi về cơ cấu vốn ta xem xét từng góc độ: • Xét theo tính chất
Là đơn vị kinh doanh thương mại nên vốn lưu động luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với vốn cố định. Qua 3 năm tỷ trọng vốn lưu động luôn chiếm trên 90% trong tổng nguồn vốn kinh doanh và có xu hướng ngày càng tăng. Cụ thể, vốn lưu động năm 2008 tăng 814.081 nghìn đồng tương ứng tăng 13% so với năm 2007, sang năm 2009 lại tiếp tục tăng lên 767.137 nghìn đồng tương ứng tăng 10,9% so với năm 2008. Về vốn cố định chủ yếu là các loại tài sản cố định, chi phí xây dựng qua các năm tuy có tăng nhưng mức tăng không đáng kể cụ thể là năm 2008 tăng 4,6% so với năm 2007 và năm 2009 tăng 0,4% so với năm 2008.
• Xét theo nguồn hình thành vốn
Tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên qua từng năm. Năm 2008, nguồn vốn chủ sở hữu là 6.417.521 nghìn đồng tăng 1.575.765 nghìn đồng so với năm 2007 tương ứng tăng 32,5% và năm 2009 giá trị này là 7.224.399 nghìn đồng tăng 806.878 nghìn đồng so với năm 2008 tương ứng tăng 12,6%. Các khoản mục nợ phải trả có xu hướng giảm xuống qua các năm. Cụ thể, năm 2008 nợ phải trả giảm 731.804 nghìn
đồng tương ứng giảm 35,7% so với năm 2007, sang năm 2009 lại tiếp tục giảm 36.702 nghìn đồng tương ứng giảm 2,8% so với năm 2008. Các khoản mục nợ phải trả giảm xuống và nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên cho thấy công ty đã thực sự chủ động về vốn, việc xem xét, đánh giá các khoản mục nợ phải trả của công ty được quan tâm đúng mức, đó là cơ sở thuận lợi để công ty tạo được niềm tin đối với khách hàng, nhà cung ứng, nhà đầu tư…