Chữ viết tiếng Việt (chữ Quốc ngữ) đƣợc xây dựng trên cơ sở hệ thống chữ cái La tinh, là chữ viết ghi âm, xây dựng theo nguyên tắc ngữ âm học, tức là nói sao viết vậy. Bộ chữ này đƣợc các cha cố Dòng Tên du nhập vào nƣớc ta từ đầu thế kỷ XVII, bao gồm 26 ký hiệu sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
20
Aa Bb Cc Dd Ee Ff Gg Hh Ii
Jj Kk Ll Mm Nn Oo Pp Qq Rr
Ss Tt Uu Vv Ww Xx Yy Zz
Tuy nhiên, so với bảng chữ cái La tinh, bảng chữ cái tiếng Việt hiện nay có một số khác biệt: Từ gốc là các chữ cái La tinh, chữ Quốc ngữ đã đƣợc sử dụng theo nguyên mẫu là chữ đơn, hoặc chữ ghép, hoặc thêm dấu phụ vào chữ cái để có thể thể hiện âm vị, nhƣng cũng có trƣờng hợp thể hiện biến thể của âm vị. Ngoài ra, vì tiếng Việt có 6 thanh điệu nên chữ Quốc ngữ đã có thêm 5 ký hiệu huyền(\), sắc(/), hỏi(?), ngã( ), nặng(.) ghi trên các chữ âm tiết để biểu thị các thanh tƣơng ứng. Cụ thể chữ cái trong chữ Quốc ngữ nhƣ dƣới đây:
- Không sử dụng các ký hiệu: Ff, Jj, Ww, Zz để ghi âm; - Ghép các con chữ để ghi một âm vị:
+ Ghép chữ c với h thành ch ghi âm /c/;
+ Ghép chữ g với h thành gh ghi âm // khi đứng trƣớc nguyên âm hàng trƣớc /i, ê, e/
+ Ghép chữ k với h thành kh ghi âm / / + Ghép chữ n với h thành nh ghi âm //; + Ghép chữ t với h thành th ghi âm /t/ + Ghép chữ t với r thành tr ghi âm // + Ghép g với i thành gi ghi âm /z/
+ Ghép chữ n với g và h thành ngh ghi âm //
+ Ghép p với h thành ph ghi âm /f/ - Sử dụng các dấu phụ:
+ Thêm dấu (-) vào chữ cái d để đƣợc chữ đ để ghi phụ âm /d/; và dùng chữ d ghi âm /z/, dùng đ ghi âm /d/
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
21
- Thêm dấu râu () vào o (vốn ghi âm //) thành ơ ghi âm //
- Thêm dấu mũ ( ) vào trên chữ e (vốn ghi âm /ε/) thành ê để ghi âm /e/
- Thêm dấu mũ ( ) vào trên chữ o (vốn ghi âm //) thành ô để ghi âm /o/
- Thêm dấu ( ) vào trên chữ a (vốn ghi âm /a/) thành â để ghi âm //
- Ghép i với a > ia; i với ê > iê; ghép y với a > ya; y với ê thành yê để ghi các biến thể vị trí của nguyên âm đôi /ie/
- Ghép u với a;> ua; u với ô > uô để ghi các biến thể vị trí của nguyên âm đôi /uo/
- Ghép ư với a > ưa; ư với ơ > ươ để ghi các biến thể vị trí của nguyên âm đôi //.
Nhƣ vậy, về cơ bản, chữ viết Tiếng Việt bao gồm các chữ cái sau:
Aa Ăă Ââ Bb Cc Dd Đđ Ee Êê
Gg Hh Ii Kk Ll Mm Nn Oo Ôô
Ơơ Pp Qq Rr Ss Tt Uu Ƣƣ Vv
Xx Yy
Trong đó chia ra, có 11 con chữ nguyên âm đơn: a, ă, â, e, ê, i (y), o, ô, ơ, u, ư;
Có 23 con chữ ghi phụ âm: b, c (k, q), ch, d, đ, g (gh), gi, h, kh, l, m, n, nh, ng (ngh), p, ph, r, s, t, th, tr, v, x.
Để viết đúng CT cần viết đủ các nét cơ bản (nét khu biệt) cùng những nét liên kết trong mỗi chữ cái và giữa các chữ cái với nhau (chẳng hạn chữ "a" không viết nhầm lẫn với chữ "c", chữ "i" không viết lẫn với chữ "ô"...). Việc viết đúng CT cũng đồng thời phải tuân thủ cách ghi các dấu thanh và dấu câu, viết đúng quy cách hệ thống chữ số quy định.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
22
(i) Về ưu điểm:
- Chữ Quốc ngữ đƣợc xây dựng theo nguyên tắc âm vị học, về căn bản đa số các trƣờng hợp đảm bảo đƣợc tƣơng ứng "1 - 1" giữa âm và chữ. Để đảm bảo nguyên tắc này, chữ Quốc ngữ phải thỏa mãn ít nhất hai điều kiện: một là, mỗi âm chỉ do một ký hiệu biểu thị; hai là, mỗi ký hiệu luôn luôn chỉ có một giá trị, tức biểu thị chỉ một âm duy nhất ở mọi vị trí trong từ.
- Cách viết thành âm tiết rời, xét về mặt CT, cũng làm cho sự kết hợp giữa các chữ cái thành đơn giản, tiện lợi.
(ii) Về nhược điểm:
Chữ Quốc ngữ có một số những rắc rối trong CT, đƣợc chia làm 2 loại: loại không phụ thuộc vào ngữ âm và loại phụ thuộc vào ngữ âm:
- Không phụ thuộc vào ngữ âm là trƣờng hợp “d/gi; g/gh; ng/ngh; c/k”. Có thể sự khác biệt trên chữ viết này đã từng phản ánh sự khác biệt về ngữ âm của tiếng Việt trong lịch sử. Hiện nay sự khác biệt này trong phát âm không còn nữa, song do tính chất bảo thủ của CT và sự khu biệt nghĩa của từ, chúng ta vẫn phải phân biệt d/gi; g/gh; ng/ngh; c/k trong viết CT. Do đó, có thể kết luận rằng: không thể đơn thuần dựa vào phát âm để viết đúng CT trong các trƣờng hợp này.
- Phụ thuộc vào cách phát âm là các "bất hợp lý" về CT do chữ Quốc ngữ là một thứ chữ ghi âm xây dựng theo nguyên tắc ngữ âm học, tức nói sao viết vậy, luôn bị ảnh hƣởng bởi cách phát âm mang tính đặc trƣng vùng miền (không tuân theo chuẩn) cho nên dẫn đến viết CT dựa theo phát âm phƣơng ngữ. Ví dụ, theo phát âm chuẩn nói "con trâu", nhƣng thổ ngữ Hải Hậu - Nam Định phát âm là "con tâu" nên HS cũng viết là "con tâu"; hoặc thổ ngữ Hải Hậu - Nam Định không có sự phân biệt "tr” và “ch" trong phát âm nên khi viết dẫn đến sai CT nhƣ "cây chuối" viết thành "cây truối" v.v.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
23
Ngoài ra, do nhiều nguyên nhân khác nhau, những ngƣời sáng tạo ra chữ Quốc ngữ đã không tuân thủ đƣợc một cách nghiêm ngặt những yêu cầu của nguyên tắc âm vị học trong chữ viết, tạo ra những bất hợp lý về CT. Cụ thể là dùng nhiều ký hiệu để biểu thị một âm. Ví dụ: âm /k/ đƣợc biểu thị bằng 3 ký hiệu: c, q, k; âm // đƣợc biểu thị bằng 2 ký hiệu: g, gh, v.v. Hoặc dùng một ký hiệu biểu thị nhiều âm khác nhau tùy thuộc vào vị trí của nó trong quan hệ với những âm trƣớc và sau nó. Ví dụ chữ a chủ yếu dùng để biểu thị âm /a/; nhƣng khi đứng trƣớc u và y ở cuối âm tiết lại biểu thị âm /ă/ (lau, lay); còn trong tổ hợp IA (mía), thì a biểu thị yếu tố thứ hai của nguyên âm đôi /ie/; trong tổ hợp UA (mua) thì a biểu thị yếu tố thứ hai của nguyên âm đôi /uo/; v.v... Chữ Quốc ngữ cũng dùng nhiều dấu phụ nhƣ trong các con chữ: ă, â, ô, ơ, ư; và các dấu ghi thanh điệu là: huyền(\), sắc(/), hỏi(?), ngã( ), nặng(.)
ghi trên các chữ âm tiết để biểu thị các thanh tƣơng ứng. Chữ Quốc ngữ cũng ghép nhiều con chữ để biểu thị một âm nhƣ: ch, gh, kh, ngh, ph, th, tr.
Từ những sự trình bày trên, có thể thấy rằng: nói (phát âm) nhƣ thế nào thì viết nhƣ thế ấy - đó là vấn đề “phiền hà” trọng yếu của CT tiếng Việt. Do đó, một nguyên tắc quan trọng trong dạy CT tiếng Việt cho HS là phải hết sức chú ý đến phát âm và đặc biệt là tính địa phƣơng - phƣơng ngữ, thổ ngữ trong tiếng nói của các em.