CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN LCT CỦA HSTH HẢI HẬU Yếu tố thổ ngữ (ảnh hƣởng của tiếng địa phƣơng) Thông thƣờng thì

Một phần của tài liệu Lỗi chính tả của học sinh tiểu học huyện hải hậu - nam định (Trang 80 - 82)

- Lỗi thanh điệu: rất ít, chỉ có:

3.1CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN LCT CỦA HSTH HẢI HẬU Yếu tố thổ ngữ (ảnh hƣởng của tiếng địa phƣơng) Thông thƣờng thì

- Yếu tố thổ ngữ (ảnh hƣởng của tiếng địa phƣơng). Thông thƣờng thì HS phát âm thế nào thì sẽ viết nhƣ thế vậy, mà khi phát âm, HS đã quen phát âm theo giọng nói của địa phƣơng mình. Đặc biệt, HSTH thì càng bị chi phối bởi vấn đề CT phƣơng ngữ, thổ ngữ vì các em chƣa có điều kiện giao tiếp, tham gia các mối quan hệ rộng rãi. Các vấn đề CT thổ ngữ ở Hải Hậu đã đƣợc chúng tôi mô tả ở mục 1.4.2 Đặc điểm về tiếng nói và qua phân tích kết quả điều tra ở chương 2 Thực trạng LCT của HSTH Hải Hậu, là các yếu tố có ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng CT của HSTH Hải Hậu. Để nâng cao chất lƣợng dạy học môn CT do vậy, không thể không chú trọng tới vấn đề CT phƣơng ngữ, thổ ngữ.

- Nội dung dạy học: nhìn chung, đến nay qua nhiều lần cải cách sách giáo khoa, nội dung dạy học đã đƣợc các nhà nghiên cứu, viết sách cân nhắc, chọn lọc kỹ lƣỡng đảm bảo phong phú về nội dung và hình thức thể hiện theo nguyên tắc khoa học, hiện đại và đại chúng phù hợp với tâm lý, trình độ nhận thức của lứa tuổi. Tuy nhiên nội dung rèn luyện CT trong sách giáo khoa Tiếng Việt không thể cụ thể đến mức phù hợp với từng vùng phƣơng ngữ và thổ ngữ trong một phạm vi hẹp. Do vậy, cần phải có những nghiên cứu mang tính vùng miền để có những biện pháp vận dụng nội dung dạy học vào trong thực tiễn một cách linh hoạt sao cho phù hợp với từng thổ ngữ trong phạm vi hẹp.

- Năng lực của HS: theo số liệu báo cáo đầu năm học 2008 - 2009 của các trƣờng về lực học của HS thì năng lực học tập chung của HSTH của từng khối lớp học đƣợc chúng tôi tổng hợp ở Bảng 2.15 nhƣ sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

74

Khối lớp Tổng số Học lực

Giỏi Khá Trung bình Yếu

1 4047 3087 762 108 90 2 3876 1679 1874 289 34 3 4515 2493 1702 295 25 4 4105 2178 1623 277 27 5 4346 2166 1835 319 26 Tổng số 20827 11603 7796 1288 202

Riêng đối với môn văn, năng lực học tập đƣợc thể hiện ở Bảng 2.16 Bảng 2.16: Phân loại học lực môn văn của HSTH Hải Hậu

Khối lớp Tổng số Học lực

Giỏi Khá Trung bình Yếu

1 4047 2695 1053 188 111 2 3816 1553 1734 474 55 3 4513 1355 2222 788 148 4 4105 1469 2083 515 38 5 4346 1852 2092 359 43 Tổng số 20827 8924 9184 2324 395

Qua bảng số liệu thống kê về chất lƣợng học tập của HSTH thể hiện ở mặt điểm số thì về năng lực học tập chung, tỷ lệ HSTH Hải Hậu đạt học lực trung bình và yếu chiếm 7,15%; về năng lực học tập môn Tiếng việt tỷ lệ HS đạt học lực trung bình và yếu chiếm 13,06%.

Nhƣ vậy, năng lực học tập môn Tiếng việt của HSTH Hải Hậu thấp hơn so với năng lực học tập trung bình chung các môn là 13,06% - 7,15% =

5,91%. Điều này phản ánh việc dạy môn học Tiếng việt cho HSTH ở huyện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

75

Để nâng cao chất lƣợng dạy học môn CT cần chú trọng tới 2 vấn đề, đó là: + Tập trung vào nhóm đối tƣợng trung bình và yếu chiếm 13,06%;

+ Xem xét nội dung, phƣơng pháp giảng dạy môn học này đã phù hợp với đối tƣợng, phù hợp với đặc trƣng vùng miền (thổ ngữ) hay chƣa?

- Năng lực sƣ phạm của GV: Toàn địa bàn huyện có tổng số 780 GV tiểu học, trong đó nam 90 ngƣời, nữ 690 ngƣời. Về trình độ trình độ chuyên môn: THSP có 164 ngƣời; CĐSP 432 ngƣời; ĐHSP có 184 ngƣời, chủ yếu là đào tạo tại chức và từ xa. Đối với trình độ THSP chủ yếu là các đồng chí GV đã lớn tuổi sắp về hƣu, bởi vì từ năm 1997 ở tỉnh Nam Định đã không tuyển GV dạy tiểu học có trình độ THSP. Đối với trình độ CĐSP và ĐHSP thì chủ yếu là các đồng chí GV có tuổi đời con trẻ. Tóm lại, trình độ giảng dạy của cả hai nhóm GV này đều đạt yêu cầu so với mặt bằng chung về năng lực giảng dạy cấp I ở huyện Hải Hậu nói riêng, tỉnh Nam Đinh nói chung. Các đồng chí GV lớn tuổi thì có kinh nghiệp nghề nghiệp "giáo già, con kép trẻ", các đồng chí GV có tuổi đời trẻ thì lại có trình độ sƣ phạm ở mức CĐSP hoặc ĐHSP. Tuy nhiên, về phân công công tác, thông thƣờng GV cƣ trú ở địa phƣơng nào thì sẽ đƣợc bố trí công tác ở địa phƣơng đó, mà chính GV cũng bị ảnh hƣởng bởi ngữ âm phƣơng ngữ nên ảnh hƣởng đến chất lƣợng dạy môn Tiếng việt. Ví dụ, khi dự giờ học Tiếng việt (tập đọc), chúng tôi chứng kiến, khi HS đọc sai, cô giáo điều chỉnh bằng cách cho các em đọc lại để phân biệt từ sai, cô giáo nói: "Em đọc

Nại cho cả Nớp cùng nghe" v.v.

Một phần của tài liệu Lỗi chính tả của học sinh tiểu học huyện hải hậu - nam định (Trang 80 - 82)