Lỗi về phụ âm đầu, có số lƣợng lớn nhất:

Một phần của tài liệu Lỗi chính tả của học sinh tiểu học huyện hải hậu - nam định (Trang 47 - 50)

Khối 1, với 125/305 lỗi, chiếm tỉ lệ 40,98%; Khối 3, với 136/452 lỗi, chiếm tỉ lệ 30,09%; Khối 5, với 347/842 lỗi, chiếm tỉ lệ 41,2%.

Tổng trung bình cộng của 3 khối là 37,43% LCT của HSTH Hải Hậu.

Trong đó, phổ biến là: + /l - n/ (l - n):

Khối 1 có 35/125 lỗi, chiếm 28%; Khối 3 có 38/136 lỗi, chiếm 27,94%; Khối 5 có 93/347 lỗi, chiếm 26,8%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

41

Kiểu mắc lỗi /l - n/ (l - n) nhƣ: con lợn > con nợn; lên tàu > nên tàu;

lang thang > nang thang; lỗ thủng > nỗ thủng... Đây là loại lỗi phổ biến nhất trong số các LCT phụ âm đầu của HSTH Hải Hậu, chiếm 18,34% tổng số LCT phụ âm đầu. Nguyên nhân cơ bản là do ảnh hƣởng từ cách phát âm của các em. Trong phát âm các em không có sự phân biệt giữa LN, quan sát giờ học của các em, khi cô giáo đọc để cho các em chép bài có câu: "Trong cái vắng lặng của ngôi trƣờng cuối hè, ông dẫn tôi lang thang khắp các căn lớp trống...", các em đã hỏi: "thƣa cô, từ vắng nặng, từ nang thang nà N cao

hay N thấp ạ?" Không chỉ ở HS, mà ngay cả với một số giáo viên trong phát âm cũng không có sự phân biệt L với N, nên khi đọc bài cho các em chép, các cô thƣờng đọc luôn :"từ vắng nặng, nang thang viết N cao". Trong những trƣờng hợp nhƣ vậy thì bài CT của các em sẽ không bị sai khi viết. Do vậy, chỉ đơn thuần khảo sát qua các văn bản bài tập đơn thuần do các em viết thì không đƣợc chính xác, cho nên chúng tôi chọn bài thi chất lƣợng của các em để khảo sát, các cô giáo không đƣợc đọc :"từ vắng nặng, nang thang viết N cao" nhƣ khi dậy trong giờ học.

+ /c -  - t/ (ch - tr - t):

Khối 1 có 19/125 lỗi, chiếm 15,2%; Khối 3 có 21/136 lỗi, chiếm 15,44%; Khối 5 có 61/347 lỗi, chiếm 17,6%.

Tổng trung bình cộng 3 khối chiếm 16,08% LCT phụ âm đầu.

Kiểu mắc lỗi /c -  - t/ (ch - tr - t) nhƣ: con trâu > con châu > con tâu. Trƣờng hợp con trâu > con châu là do HS không phân biệt đƣợc nghĩa của từ, nhầm lẫn giữa TR và CH. Quan sát giờ học của các em, cô giáo giúp các em phân biệt khi viết bằng cách đọc là CH nặngCH nhẹ, hoặc đọc là CH châu (là CH nặng)CH chó (là CH nhẹ); Trƣờng hợp con trâu > con tâu là do ảnh hƣởng từ cách phát âm của các em, HS không nói là "con trâu" mà nói là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

42

"con tâu"... Đây cũng là loại lỗi khá phổ biến trong số các - phụ âm đầu của HS Hải Hậu, chiếm 16,08% tổng số lỗi chính tả phụ âm đầu.

+ / - s - t/ (s - x - th):

Khối 1 có 18/125 lỗi, chiếm 14,4%; Khối 3 có 15/136 lỗi, chiếm 11,03%; Khối 5 có 68/347 lỗi, chiếm 19,6%.

Tổng trung bình cộng 3 khối chiếm 15,01% lỗi chính tả phụ âm đầu.

Kiểu mắc lỗi / - s - t/ (s - x - th) nhƣ: sáng sớm > xáng xớm > tháng thớm; thò ra > sò ra > xò ra; con sông > con xông > con thông; thắng thua > thắng xua > thắng sua; làm sao > làm thao > làm xao... Đây cũng là loại lỗi khá phổ biến trong số các LCT phụ âm đầu của HSTH Hải Hậu, chiếm 15,01% tổng số LCT phụ âm đầu. Nguyên nhân cơ bản là do ảnh hƣởng từ cách phát âm của các em. Trong phát âm các em thƣờng có thói quen phát âm

S thành THX, ví dụ: "cái cổ con rùa thụt vào, thò ra" đƣợc các em phát âm là "cái cổ con rùa xụt vào (sụt vào), xò ra (sò ra)". Tìm hiểu cách phát âm của ngƣời dân Hải Hậu, chúng tôi cũng thấy hiện tƣợng phát âm đặc trƣng tƣơng đồng này. Thậm chí quan sát giờ học của các em, khi cô giáo đọc để cho các em chép bài có câu: "Buổi sáng bé chào mẹ...", có em hỏi: "thƣa cô, từ buổi sáng, viết X nặng hay X nhẹ ạ ."

+ /z - z - / (d - gi - r):

Khối 1 có 16/125 lỗi, chiếm 12,8%; Khối 3 có 16/136 lỗi, chiếm 11,76%; Khối 5 có 46/347 lỗi, chiếm 13,3%.

Tổng trung bình cộng 3 khối chiếm 12,62% LCT phụ âm đầu.

Kiểu mắc lỗi /z - z - / (d - gi - r) nhƣ: gia đình tôi > da đình tôi; màu xanh da trời > màu xanh gia trời. Trƣờng hợp này do không có sự phân biệt trong phát âm, cho nên để viết đúng CT, buộc các em phải hiểu đƣợc nghĩa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

43

của từ cũng nhƣ phải nắm đƣợc các quy tắc CT hiện hành. Trƣờng hợp ranh giới > gianh giới > danh giới thì có thể phân biệt đƣợc giữa R với DGI. Trong phát âm HSTH Hải Hậu có sự phân biệt rất rõ nét giữa âm R với âm D

GI, nhƣ các từ RỔ RÁ, CÁ RÔ...tuy nhiên khi viết các em vẫn có sự nhầm lẫn giữa âm R với âm DGI. Đây lại là vấn đề thuộc về nguyên nhân không hiểu nghĩa của từ và quy tắc CT. /z - z - / (d - gi - r) cũng là nhóm lỗi khá phổ biến trong số các LCT phụ âm đầu của HSTH Hải Hậu, chiếm 12,62% tổng số LCT phụ âm đầu.

Một phần của tài liệu Lỗi chính tả của học sinh tiểu học huyện hải hậu - nam định (Trang 47 - 50)