- Lỗi thanh điệu: rất ít, chỉ có:
3.2.2 Biện pháp khắc phụ LCT cho HS của GV tiểu học Hải Hậu
Qua khảo sát của chúng tôi về cách thức khắc phục LCT cho HS ở các GV tiểu học thì biện pháp đƣợc các Thầy Cô sử dụng phổ biến đó là cho HS tập phát âm, tập viết nhiều lần những từ bị sai CT (đọc đi, đọc lại; viết đi, viết lại nhiều lần). Khi HS bị sai CT, các em sẽ đƣợc thầy cô cho đọc đi, đọc lại; viết đi, viết lại nhiều lần từ đã bị sai cho cả lớp cùng nhìn, cùng nghe rồi phân tích giảng giải cho HS đó và cả lớp cùng hiểu. Cứ nhƣ vậy cho đến khi học sinh đọc đúng, viết đúng.
Ở biện pháp này có ƣu điểm là giúp HS ấn tƣợng sâu đậm đối với từ đã bị sai CT, nhờ vậy mà HS có thể sửa sai đƣợc ngay trong giờ học. Tuy nhiên, nhƣợc điểm của nó là mất nhiều thời gian, ảnh hƣởng đến tiến độ giờ giảng. Mặt khác, từ CT
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
77
đƣợc HS đọc, các em chỉ ấn tƣợng với nó trong ngữ cảnh đó, trong ngữ cảnh khác thì lại là sự ảnh hƣởng xấu. Ví dụ khi HS gặp từ lên trong cụm từ "em lên thành phố" - ngữ cảnh 1, các em đọc sai là: "em nên thành phố". Khi đƣợc cô giáo chỉnh sửa các em có ấn tƣợng với nó và không bị sai từ "lên" trong ngữ cảnh này. Tuy nhiên sang ngữ cảnh khác nhƣ "Vì trời mƣa nên đƣờng bị trơn" - ngữ cảnh 2 thì các em không thể phân biệt đƣợc đây là "en nờ" hay là "e lờ" và từ "lên" trong ngữ cảnh "em lên
thành phố" sẽ đƣợc các em liên tƣởng đến.
Theo chúng tôi, biện pháp này không thể sử dụng một cách máy móc và đơn lập mà phải kết hợp nó với các biện pháp, phƣơng pháp khác nhƣ so sánh đối chiếu v.v. để HS có sự phân biệt. Trong hai ngữ cảnh trên, L trong ngữ cảnh 1 là động từ, N trong ngữ cảnh 2 là quan hệ từ, do vậy, GV nếu không kết hợp với biện pháp so sánh đối chiếu thì HS sẽ tiếp tục sai. Ngoài ra, trong dạy học, chúng ta cần chú ý đến đặc điểm tâm lý lứa tuổi của HS, ở cấp I, tƣ duy của các em đang phát triển mạnh, đặc biệt là tƣ duy cụ thể - tức khả năng ghi nhớ máy móc tốt. Do vậy, nếu nhƣ chúng ta để cho HS có ấn tƣợng máy móc với một từ nào đó lại trở thành tác động phản giáo dục.