CT Tiếng Việt cơ bản là CT ngữ âm, mối liên hệ âm - chữ biểu hiện trực tiếp qua cách viết và cách đọc. Hơn nữa, CT Tiếng Việt lại chủ yếu là CT âm tiết. Các quy tắc CT tập trung cao ở dạng thức viết của cấu trúc âm tiết. Biết viết đúng, viết thành thạo âm tiết là có thể nói đã có kỹ năng CT Tiếng Việt.
Nói đến các quy tắc CT hiện hành của Tiếng Việt, thƣờng ngƣời ta hay nói đến trƣớc hết các quy định chuẩn về việc viết các chữ cái ghi âm vị trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
26
âm tiết và các quy định chuẩn về viết hoa, viết tắt, phiên âm. Sau đây ta sẽ lần lƣợt xem xét chúng.
a. Quy tắc viết tên riêng Tiếng Việt
Trong tiếng Việt, chữ Hoa có chức năng cơ bản sau: - Đánh dấu sự bắt đầu một câu;
- Ghi tên riêng của ngƣời, địa danh, cơ quan, tổ chức...; - Biểu thị sự tôn kính: Bác Hồ, Người...
Về cách viết chữ hoa tên riêng của Việt Nam, nhìn chung đã có những chuẩn mực chung đƣợc hình thành, hiện có những quy định sau(1):
- Tên ngƣời và tên địa lý: viết hoa tất cả các âm tiết và không dùng gạch nối: Trần Quốc Toản, Lê Lợi, Hải Phòng, Nam Định, v.v...
- Tên tổ chức, cơ quan: chỉ viết hoa âm tiết đầu trong tổ hợp dùng làm tên: Trường đại học bách khoa Hà Nội, Trường đại học sư phạm Thái Nguyên, Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định, v.v...
b. Quy tắc viết tên riêng và thuật ngữ tiếng nước ngoài
Về cách viết các từ tiếng nƣớc ngoài, hiện nay nhìn chung đang còn rất
phức tạp, chƣa có những chuẩn mực chung đƣợc quy định chính thức; hiện có mới chỉ có những quy định tạm thời.
Công việc này liên quan đến hai vấn đề chính của CT tiếng Việt: - Phiên âm tên riêng;
- Phiên âm thuật ngữ khoa học - kỹ thuật.
Cả hai vấn đề trong CT tiếng Việt đều chƣa đƣợc xử lý nhất quán.
Về tên riêng, thì trên các sách báo tiếng Việt tồn tại nhiều cách viết khác
nhau: viết theo nguyên ngữ nhƣ Lothar Matthäus (Đức), Michel Platini
(Pháp); viết theo cách chuyển tự nhƣ: Moskva, Kiev..., viết theo phiên âm trực tiếp: Mátxcơva, Napôlêông,...; viết theo phiên âm qua ngôn ngữ khác: Anh,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
27
Pháp (qua Hán Việt), phiến quân Taliban (qua Anh)... Tuy nhiên, cũng đã có một số quy định đối với tên riêng không phải Tiếng Việt:
- Nếu chữ viết của nguyên ngữ dùng chữ cái La tinh thì giữ đúng nguyên hình trên chữ viết nhƣ trong nguyên ngữ (kể cả các chữ cái f, j, w, z; dấu phụ ở một số chữ cái có thể lƣợc bỏ: Petöfi - Petofi) Paris, London,...(chỉ viết hoa chữ cái đầu của âm tiết đầu).
- Nếu chữ viết của nguyên ngữ dùng hệ thống chữ cái khác chữ cái La tinh thì dùng lối chuyển tự chính thức sang chữ cái La tinh: Lomonosov, Moskva,... (chỉ viết hoa chữ cái đầu của âm tiết đầu).
- Nếu chữ viết của nguyên ngữ không phải là chữ viết ghi âm bằng chữ cái thì dùng lối phiên âm chính thức bằng chữ cái La tinh: Tokyo (chỉ viết hoa chữ cái đầu của âm tiết đầu).
- Những tên riêng có hình thức phiên âm Hán Việt quen dùng trong Tiếng Việt thì nói chung không thay đổi, trừ một số trƣờng hợp: Anh, Pháp, Bắc Kinh, Lỗ Tấn...(Ý - Italia; Úc - Australia; Nam Triều Tiên - Hàn Quốc...)
(viết hoa tất cả các chữ cái đầu âm tiết của tên riêng phiên âm Hán Việt). Về các thuật ngữ khoa học kỹ thuật gốc nƣớc ngoài cũng tồn tại những cách viết khác nhau, rất không nhất quán: axit - acid, gam - gram v.v. đòi hỏi phải có những quy định chuẩn hóa. Hiện có một số quy định nhƣ(1):
- Đƣợc sử dụng các phụ âm đầu và tổ hợp phụ âm đầu âm tiết (p, z, w...bl, cr, str...) và những phụ âm cuối (b, d, f, g, j, l, r, s, v, w, z...) vốn không đặc trƣng cho âm tiết Tiếng Việt: acid,sulfur, parabol...
- Tôn trọng mối quan hệ có tính chất hệ thống giữa các thuật ngữ: fluor, fluorur.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
28