- Lỗi thanh điệu: rất ít, chỉ có:
3.5.3 Tăng cường tri giác chữ viết bằng thị giác ở HS
Trong giao tiếp bằng ngôn ngữ bao giờ cũng có ngƣời nói (phát tin) và ngƣời nghe (nhận tin). Viết chữ là một hình thức giao tiếp bằng ngôn ngữ viết. Có thể phát tin theo hai cách: Một là từ ý nghĩa “mã hóa” sang âm thanh (lời nói) rồi theo đó mà ghi âm ra chữ viết; Hai là đi tắt từ ý nghĩa (trong đầu óc) chuyển thẳng đến chữ viết (giản lƣợc giai đoạn phát âm).
Nguyên tắc ngữ âm học của chữ Quốc ngữ quy định viết chữ theo phƣơng thức ghi âm. Tuy nhiên, vì những lý do chủ quan hoặc khách quan mà
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
90
nhiều khi nguyên tắc này không đƣợc quán triệt, hoặc là do cùng một cách phát âm nhƣng có nhiều cách ghi âm (g và gh, ng và ngh, gi và d, c và k...), hoặc là do ảnh hƣởng phát âm phƣơng ngữ của ngƣời viết.
Trong trƣờng hợp nhƣ vậy, ngƣời viết không chỉ dựa vào âm đọc mà còn phải dựa vào các quy tắc CT. Muốn viết đúng một chữ nào đó, HS cần tri giác nó bằng tổ hợp các giác quan nghe, nhìn. Khi nghe GV giảng bài, HS phải phân biệt đƣợc những nét khác biệt giữa chữ này với chữ khác có âm đọc giống nhau bằng mắt. Hình ảnh thị giác về đƣờng nét, cấu tạo của chữ viết càng in sâu trong trí nhớ bao nhiêu, HS càng ít sai chính tả bấy nhiêu. Muốn chống việc quên mặt chữ, HS phải đƣợc gặp gỡ, diện kiến nó nhiều lần - đây chính là quy trình luyện tập để nâng cao kỹ năng, kỹ xảo đọc và viết CT.
Kiểu bài CT nghe đọc mà hiện nay chúng ta đang dùng ít nhiều có phần chủ quan với ảnh hƣởng phát âm phƣơng ngữ của ngƣời viết (cũng nhƣ hiện tƣợng cùng một cách phát âm nhƣng có nhiều cách ghi âm: g và gh, ng và ngh, gi và d, c và k...) nên đã hình thành thói quen "mất cảnh giác" ở HS trong khi học CT. Nó làm cho HS lƣời tri giác bằng thị giác vì ỷ lại vào âm đọc, yên tâm với nguyên tắc "đọc thế nào viết thế ấy". Những "hạt sạn chính tả" trong bài viết của HS, theo kết quả chúng tôi điều tra đƣợc từ năm 1984 đến nay, chủ yếu đều do một nguyên nhân: các em mắc lỗi vì quên "mặt chữ" đành hạ bút ứng phó theo đối sách "đọc sao viết vậy", một cách xử lý từng in đậm trong ký ức họ thông qua cách "học đánh vần" ngay từ khi cắp sách đến trƣờng lần đầu tiên trong đời" [9, tr.66]
Nhƣ vậy, muốn phát huy đƣợc tính chủ động, tích cực ở HS cần giúp các em tăng cƣờng tri giác chữ viết khi tiếp nhận chữ trong quá trình học CT bằng cách giảm nghe - đọc, tăng nhìn - hiểu. Đối với bƣớc đầu tiên, khi tiếp xúc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
91
thầm: Em hãy đọc thầm đoạn văn sau, tìm và gạch chân những chữ có phụ
âm đầu là L...
Đây là một quy trình chống đƣợc thói quen xấu, hình thành nên thói quen tốt. Bằng cách học này, HS là ngƣời tự mình đi tìm kiếm kiến thức, tự mình ghi nhớ, không dựa dẫm vào thày cô, bạn bè, vì thế chất lƣợng CT đƣợc cải thiện đáng kể.