- Lỗi thanh điệu: rất ít, chỉ có:
3.5.4 Lấy HS làm trung tâm trong giờ học CT
Để chuyển tải nội dung một bài học CT, ngƣời GV có thể sử dụng nhiều phƣơng pháp dạy học khác nhau, có ngƣời giảng bài theo phƣơng pháp diễn giảng, có ngƣời giảng bài theo phƣơng pháp đàm thoại, có ngƣời giảng bài theo phƣơng pháp thuyết trình...
Đối với phƣơng pháp diễn giải, ƣu điểm là có thể truyền tải đƣợc một dung lƣợng kiến thức tƣơng đối lớn trong một khoảng thời gian ngắn, nhƣng nhƣợc điểm của nó là HS dễ bị thụ động khi tiếp thu kiến thức. HS có thể bị "dội" kiến thức lên một cách áp đặt. Đối với phƣơng pháp giảng dạy này, theo quan sát của chúng tôi, mặc dù GV rất tận tình, kỹ lƣỡng trong giờ giảng nhƣng kết quả kiểm tra cuối giờ học vẫn thấp. Nguyên nhân là ở phƣơng pháp giảng dạy này GV khó phát huy đƣợc tính tích cực chủ động của HS.
Để HS nắm chắc cách viết của từng chữ, từng từ GV cần giảm thời lƣợng diễn giảng và cần kết hợp linh hoạt các phƣơng pháp dạy học để làm sao đó giúp HS tự mình tri giác bằng mắt, tự tay phân tích chữ viết để ghi nhớ chắc chắn, lâu bền và chính xác. Tâm lý học lứa tuổi và thực tiễn dạy học đã chứng minh, đối với HSTH từ lớp 2 trở đi hoàn toàn đã có khả năng phân tích chữ. Nếu quá thiên về diễn giảng, phân tích chữ cho HS thì học sinh sẽ ỷ lại thầy cô, còn nếu HS tự phân tích chữ, sự hiểu biết sẽ tỏ tƣờng, ấn tƣợng ghi nhớ chắc chắn sẽ sâu đậm, lâu bền.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
92
Đối với phƣơng pháp đàm thoại có ƣu điểm là giúp cho giờ học sôi động hơn vì HS cùng tham gia trao đổi bài. Tuy nhiên đối với môn học CT thì nói nhiều lại là một nhƣợc điểm nếu phát âm không chuẩn (mà đối với HS Hải Hậu thì phát âm không chuẩn là phổ biến vì bị ảnh hƣởng từ thổ ngữ mẹ đẻ). Để khắc phục tình trạng này cần giúp HS nhìn nhiều hơn nghe, viết nhiều hơn nói. Do vậy, nếu HS phát biểu sôi nổi trong giờ học CT thì chƣa thể đảm bảo chắc chắn về chất lƣợng chữ viết của các em.
Trong tất cả các phƣơng pháp và biện pháp dạy học CT nêu trên, HS chƣa thực sự là ngƣời trong cuộc. Quan sát giờ học CT, khi GV gõ thƣớc ra hiệu, HS giơ bảng lên cho cô giáo quan sát trong vài giây rồi hạ bảng xuống. Mỗi lớp học có khoảng 30 HS, trong một khoảng khắc ngắn nhƣ vậy, có nhiều LCT mà GV không thể bao quát hết, chƣa kịp nhận ra lỗi thì HS đã xóa bảng. Đây là việc làm chiếu lệ, ít hiệu quả. Khi HS viết vào vở, GV thƣờng chữa bằng một số cách: Chữa bằng mực đỏ đè lên chỗ sai, chữa lên trên, xuống dƣới hoặc bên cạnh chữ sai, chữa ra ngoài lề...Có những bài viết, cô giáo chữa đỏ cả vở ghi của HS song lỗi của các em vẫn đâu vào đấy.
Với các phƣơng pháp và biện pháp kể trên, mặc dù GV đã rất tận tình, tốn nhiều công sức nhƣng HS hầu nhƣ không ý thức đƣợc điều mà GV chỉ bảo, các em trở nên "vô cảm" trong việc chữa lỗi nên các em rất dễ dàng quyên lỗi. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để HS ý thức đƣợc lỗi, tự mình chữa
lỗi thì sự ghi nhớ các chữ đúng sẽ vững chắc hơn.
CT là môn học dạy HS giao tiếp bằng chữ viết. Mục đích cuối cùng là giúp các em sử dụng chữ viết để giao tiếp với xã hội đúng chuẩn CT. Để đạt đƣợc mục đích này, cần lấy HS làm trung tâm trong giờ học CT.
Khi chấm bài, GV chỉ cần cho HS thấy loại lỗi mà HS thƣờng mắc, có thể yêu cầu các em thƣờng mắc lỗi trả lời các câu hỏi nhƣ:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
93
- Những lỗi đó nằm ở bộ phận nào trong chữ (tiếng)?...
Khi đã ý thức đƣợc loại lỗi mình thƣờng mắc, nếu gặp những chữ "có vấn đề" HS sẽ thận trọng hơn khi viết, nhất là những chữ bị ảnh hƣởng từ phƣơng ngữ, thổ ngữ mẹ đẻ. Trong bƣớc soát lại bài viết, GV đƣa ra mẫu đúng, yêu cầu HS phân tích âm tiết đúng rồi đối chiếu với chữ mình viết, các em sẽ thấy đƣợc lỗi của mình và tự chữa, GV kiểm tra việc tự chữa lỗi của HS, dần dần hình thành năng lực tự kiểm tra, tự chữa lỗi ở các em.
Với cách làm này chúng ta đã để HS đóng vai trò trung tâm, giúp các em trở thành ngƣời học tích cực và chủ động trong giờ học CT. Đây chính là một phƣơng pháp dạy học mới mà các nhà giáo dục học hiện nay đang nghiên cứu và ứng dụng vào trong dạy học nói chung, trong dạy học CT nói riêng. Chừng nào HS càng tích cực, càng chủ động trong học tập thì chừng đó chất lƣợng và hiệu quả học tập ở các em càng cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
94
Phần III