ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY TẮC CHÍNH TẢ TIẾNG VIỆT

Một phần của tài liệu Lỗi chính tả của học sinh tiểu học huyện hải hậu - nam định (Trang 30 - 32)

1.3.1 Đặc điểm

CT, theo định nghĩa của từ điển, là cách viết đúng, hợp với chuẩn và những quy tắc về cách viết chuyển từ dạng thức ngôn ngữ nói sang dạng thức ngôn ngữ viết. Theo GS. Hoàng Phê [Từ điển tiếng Việt, 1994, tr 175] thì:

"CT - đó là cách viết chữ được coi là chuẩn", nhƣ vậy có thể hiểu: những cách viết chữ không đúng so với chuẩn đƣợc coi là sai CT. CT, đó là những quy định mang tính xã hội cao, đƣợc mọi ngƣời trong cộng đồng chấp nhận,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

24

mọi ngƣời đều phải tuân thủ. Những quy định đó thƣờng là thói quen trong sự vận dụng thực tiễn, nhƣng cũng có thể do các tổ chức, cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành và đƣợc xã hội chấp nhận; đƣợc coi là chuẩn mực nói chung, là chuẩn CT nói riêng.

Nhƣ vậy, chuẩn CT là việc chuẩn hóa hình thức chữ viết của ngôn ngữ, là những quy định buộc mọi ngƣời sử dụng tiếng Việt phải tuân theo. Quy định ấy thƣờng bao gồm các nội dung sau:

- Quy định chuẩn về việc viết các chữ cái ghi âm vị trong âm tiết. - Quy định chuẩn về viết hoa, viết tắt, phiên âm.

- Quy định chuẩn về viết các dấu câu

Chuẩn CT là sự biểu hiện của tính khuôn mẫu, tính chuẩn mực; do vậy, khi đƣợc hình thành và áp dụng vào thực tế, chuẩn CT thƣờng mang một số đặc điểm là:

a. Chuẩn CT có đặc điểm cơ bản là mang tính chất bắt buộc gần nhƣ tuyệt đối. Viết đúng CT là một yêu cầu phổ biến đối với mọi ngƣời chứ không chỉ riêng ai. Đối với CT, yêu cầu cao là sự thống nhất, cần có những chuẩn CT đƣợc xác định rõ ràng, tránh những trƣờng hợp mập mờ, hạn chế những trƣờng hợp trung gian.

b. Nói đến chuẩn CT là nói đến vấn đề ổn định, ít thay đổi. Chữ viết CT thƣờng có tính bảo thủ. Tính ổn định cao của chữ viết và CT cũng kéo theo sự ổn định cao của những quy định chuẩn CT. Vì thế, trên thực tế sử dụng ngôn ngữ chúng ta thƣờng thấy những thói quen viết chữ đã ăn sâu vào tiềm thức của ngƣời sử dụng nên khi có sự biến đổi nào đó, ngƣời sử dụng cảm thấy khó khăn trong cách viết, khó thay đổi ngay đƣợc cách viết mới. Tính ổn định cao của chữ viết đôi khi cũng gây rắc rối cho CT. Khi ngôn ngữ đã có sự thay đổi và phát triển khác trƣớc (mặt ngữ âm) mà CT vẫn giữ nguyên không thay đổi thì rất dễ nảy sinh các mâu thuẫn, tạo nên những bất hợp lý. Chẳng hạn trƣớc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

25

đây, trong Tiếng Việt có sự phân biệt phát âm giữa D và Gi nhƣng đến nay không còn sự phân biệt nữa. Ở góc độ chữ viết, việc phân biệt giữa D và Gi vẫn là quy định về CT. Điều này tạo nên sự khó khăn về CT mà trên thực tế, chuẩn CT cũng đành để ở dạng trung gian.

c. Mặc dù có tính ổn định cao, song chuẩn CT không phải là bất biến. CT có tính ổn định cao, tuy nhiên trong quá trình vận động nó vẫn có sự biến đổi với mức độ chậm. Sự biến đổi của CT ít nhiều kéo theo sự thay đổi về chuẩn CT. Những chuẩn CT trong thời điểm này đƣợc coi là hợp lý nhƣng đến một thời điểm khác không còn phù hợp nữa thì tất yếu phải thay đổi.

d. Chuẩn CT thƣờng mang tính truyền thống và số đông. Điểm xuất phát của chuẩn CT là những thói quen phổ biến trong xã hội, vì thế, chuẩn CT thực chất là kết quả của một sự lựa chọn - lựa chọn của nhiều hình thức CT đang tồn tại. Chẳng hạn do thói quen phát âm của đa số ngƣời trong xã hội mà có thể tạo thành những chuẩn thể hiện trên chữ viết nhƣ: "chỏng ngọng" (tuy theo từ nguyên phải là "chổng gọng"); "đại bàng" (tuy theo từ nguyên phải là "đại bằng").

Đặc trƣng số đông thể hiện rõ nhất trong chuẩn CT Tiếng Việt là "khi trong thực tế đang tồn tại hai hai hình thức ngữ âm mà chƣa xác định đƣợc một chuẩn duy nhất thì có thể tạm thời chấp nhận hai hình thức ấy, cho đến khi nào thói quen nghiêng hẳn về một hình thức" [27, tr.265]. Chẳng hạn nhƣ nghĩa "eo sèo" và "eo xèo"; "sứ mạng" và "sứ mệnh".

Một phần của tài liệu Lỗi chính tả của học sinh tiểu học huyện hải hậu - nam định (Trang 30 - 32)