- Lỗi thanh điệu: rất ít, chỉ có:
2.2.3.3 Chấm bài, tính lỗi, tổng hợp lỗ
Sau khi khảo sát qua hình thức điền từ vào chỗ trống, chúng tôi tiến hành chấm và phân loại và tổng hợp lỗi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
65
Các trƣờng hợp đối lập trong nhóm HS rất dễ sai, chẳng hạn: "rừng rực"
HS viết thành "dừng dực" hoặc "lừng lực", đó là sự nhầm lẫn cặp phụ âm đầu R - D và R - L. Chấm bài thuộc nội dung yếu tố nào chúng tôi chỉ xác định lỗi theo yêu cầu của yếu tố đó. Ví dụ: "rừng rực" yêu cầu điền đúng là yếu tố R , nếu HS có điền "dừng dực" hoặc "lừng lực" thì chúng tôi cũng chỉ tính sai ở yếu tố R mà thôi, không tính sang yếu tố D hoặc L. Đây là nguyên tắc để đảm bảo tính bình đẳng, bình quân giữa các yếu tố, trên cơ sở đó khi tính tỷ lệ phần trăm giữa các yếu tố phụ âm đầu mới có sự chuẩn xác. Nghĩa là, yêu cầu khảo sát yếu tố nào thì quy lỗi vào "chuẩn CT" của chữ thuộc yếu tố đó.
Chấm bài theo phiếu khảo sát đòi hỏi phải kiên trì và tỷ mỉ, phải thƣờng xuyên đối chiếu với phiếu có tính chất nhƣ bài mẫu thì mới biết chữ đúng trong phiếu là gì để quy lỗi. Trong mỗi phiếu, chúng tôi quy ƣớc các yếu tố theo thứ tự, ví dụ: (1)L, (2)N, (3)R1
v.v. Khi gặp lỗi trong bài thuộc phụ âm nào, chúng tôi đánh số bằng mực đỏ dƣới chân chữ đó. Ví dụ: phiếu khảo sát yêu cầu HS điền đúng là: "Nông dân làm việc nặng nhọc, không nhàn rỗi" thì HS viết:
Lông dân Nàm việc Rặng nhọc, không nhàn Lỗi. (2) (1) (2) (3)
Cuối mỗi bài chúng tôi cộng lỗi theo từng số đã quy ƣớc xếp theo số thứ tự của từng yếu tố lỗi. Kết quả thu đƣợc thể hiện ở Bảng 2.13 và Bảng 2.14
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
66
Bảng 2.13: BẢNG TỔNG HỢP LCT PHỤ ÂM ĐẦU CỦA HSTH HẢI HẬU XẾP THEO THỨ TỰ ĐIỀU TRA
Trƣờng
Yếu tố HĐ HL HQ HH HP YĐ Tổng lỗi
L 49 45 36 31 26 23 210 N 27 26 21 20 19 18 131 R1 10 11 7 8 6 7 49 S 25 24 20 21 18 15 123 X 14 12 18 17 19 21 101 Th 21 19 12 14 9 7 82 CH 20 21 19 19 16 17 112 TR 53 57 39 36 26 23 234 D 30 27 26 23 17 22 145 GI 19 21 13 11 12 9 85 R2 13 11 7 13 6 7 57 C 11 12 9 8 5 6 51 Q 29 26 23 24 19 15 136 K 8 12 6 5 7 5 43 G 17 17 9 11 10 8 72 GH 35 26 29 17 22 25 154 NG 18 23 12 13 12 11 89 NGH 41 36 29 25 27 29 187 Tổng lỗi 440 426 335 316 276 268 2061
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
67
Bảng 2.14: BẢNG TỔNG HỢP LCT PHỤ ÂM ĐẦU CỦA HSTH HẢI HẬU XẾP THEO THỨ TỰ NHỎ DẦN STT Yếu tố lỗi Trƣờng Tổng lỗi Tỷ lệ % HĐ HL HQ HH HP YĐ 1 TR (T) 53 57 39 36 26 23 234 11,35 2 L 49 45 36 31 26 23 210 10,19 3 NGH 41 36 29 25 27 29 187 9,07 4 GH 35 26 29 17 22 25 154 7,47 5 D 30 27 26 23 17 22 145 7,04 6 Q 29 26 23 24 19 15 136 6,60 7 N 27 26 21 20 19 18 131 6,36 8 S 25 24 20 21 18 15 123 5,97 9 CH 20 21 19 19 16 17 112 5,43 10 X 14 12 18 17 19 21 101 4,90 11 NG 18 23 12 13 12 11 89 4,32 12 GI 19 21 13 11 12 9 85 4,12 13 Th 21 19 12 14 9 7 82 3,98 14 G 17 17 9 11 10 8 72 3,49 15 R2(D-GI) 13 11 7 13 6 7 57 2,77 16 C 11 12 9 8 5 6 51 2,47 17 R1(N-L) 10 11 7 8 6 7 49 2,38 18 K 8 12 6 5 7 5 43 2,09 Tổng lỗi 440 426 335 316 276 268 2061 100 Tỷ lệ % 21,35 20,67 16,25 15,33 13,39 13,01 100
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
68
Nhận xét và phân tích
Kết quả khảo sát qua phiếu điều tra đã cho chúng ta một cái nhìn khách quan hơn về thực trạng LCT của HSTH huyện Hải Hậu. Điều này đƣợc thể hiện qua các khía cạnh sau:
* Thứ nhất: Kết quả khảo sát một lần nữa khẳng định tính khách quan của kết quả điều tra ở bài thi chất lƣợng và vở ghi bài của HS
- Các yếu tố sai CT ở HSTH Hải Hậu là mang tính quy luật, ổn định chứ không phải ngẫu nhiên, tự phát, cứ gặp yếu tố sai thì trong điều kiện, hoàn cảnh nào cũng đều viết sai nhƣ nhau, cho dù có viết trên bài thi chất lƣợng, trên vở ghi hay qua phiếu khảo sát có chủ ý của ngƣời nghiên cứu.
- Các yếu tố HS mắc phải với tần suất cao ở bài thi chất lƣợng và vở ghi bài thì vẫn tiếp tục mắc phải với tần suất cao ở kết quả trả lời qua phiếu điều tra. Do chỉ khảo sát bằng phiếu trên đối tƣợng khối lớp 5 nên để khách quan, chúng tôi lấy kết quả điều tra trên bài thi chất lƣợng và vở ghi bài của khối lớp 5 để so sánh. Ví dụ yếu tố L và N, ở bài thi chất lƣợng chiếm 26,8%, ở vở ghi bài chiếm 27,38% LCT phụ âm đầu thì ở kết quả phiếu điều tra, hai yếu tố này vẫn chiếm tỷ lệ cao là 16,55% LCT phụ âm đầu. Hoặc yếu tố CH - TR - T ở bài thi chất lƣợng chiếm 17,58%, ở vở ghi bài chiếm 17,86% LCT phụ âm đầu thì ở kết quả phiếu điều tra, ba yếu tố này cũng vẫn chiếm tỷ lệ cao là 16,78% LCT phụ âm đầu đƣợc khảo sát v.v.
* Thứ hai: Có sự thay đổi về vị trí xếp hạng của các yếu tố CT
- Do các đề tài mà HS viết ở bài thi chất lƣợng và vở ghi không bao quát hết đƣợc các yếu tố CT hoặc không thể hiện tính bình đẳng trong tần suất xuất hiện giữa các yếu tố trong bài viết của HS nên tỷ lệ phần trăm sai CT của các yếu tố CT không đƣợc phản ánh trung thực. Yếu tố nào xuất hiện nhiều thì sai nhiều, yếu tố nào xuất hiện ít thì sai ít, không xuất hiện thì không sai.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
69
- Khi thiết kế phiếu chúng tôi chủ ý để HS điền vào mỗi yếu tố CT số lần nhƣ nhau (5 lần/yếu tố) để đảm bảo tính bình đẳng giữa các yếu tố. Và đúng nhƣ dự kiến, thứ tự xếp hạng tỷ lệ phần trăm từ cao xuống thấp giữa các yếu tố đã có sự hoán đổi vị trí. Cụ thể: Xếp số 1 là yếu tố TR: 11,35% LCT phụ âm đầu, tiếp đến là yếu tố L: 10,19%, NGH: 9,07%, GH: 7,47%, D: 7,04% v.v. Trong khi đó, ở bài thi chất lƣợng thì cao nhất là các yếu tố L - N: 26,8% LCT phụ âm đầu, tiếp đến là các yếu tố S - X - TH: 19,6%, tiếp đến là các yếu tố CH - TR - T: 17,58% v.v.
Yếu tố TR, HS sai nhiều nhất là có nguyên nhân sau:
Qua khảo sát bài thi chất lƣợng và vở ghi bài, chúng tôi thấy HS chỉ viết sai từ TR sang T mà không viết sai ngƣợc từ T sang TR nên khi thiết điền phiếu cho hai yếu tố này, chúng tôi không thiết kế điền phiếu cho yếu tố T mà chỉ thiết kế cho yếu tố TR, do vậy riêng yếu tố TR đƣợc thiết kế cho HS điền 10 lần, thay vì 5 lần nhƣ các yếu tố khác.
Mặt khác, TR là một trong những yếu tố CT bị ảnh hƣởng nặng nề nhất bởi thổ ngữ. Âm TR thƣờng đƣợc HS phát âm thành T. Ví dụ: "Trời mƣa to, nƣớc trút xối xả làm thành trì bị đổ" HS đọc là "Tời mƣa to, nƣớc tút xối xả
nàm thành tỳ bị đổ" v.v.
Sai CT yếu tố L chiếm 10,19% cũng có nguyên nhân chủ yếu ảnh hƣởng từ thổ ngữ, các em thƣờng phát âm L thành N nên viết L thành N. ví dụ câu: "Nam, nữ học sinh lớp em chăm lo học tập" HS đọc là: "Nam, nữ học sinh nớp em chăm no học tập" v.v.
Sai CT các yếu tố NGH: 9,07%, GH: 7,47%, D: 7,04% v.v. thì lý do chủ yếu do các em không phân biệt đƣợc cấu tạo của chữ viết và quy tắc của nó hoặc không nắm vững nghĩa của từ (ở dạng chữ viết) nên đã không phân biệt đƣợc khi viết.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
70
Nhƣ vậy, kết quả điều tra qua bài thi chất lƣợng và vở ghi bài của HS là khách quan, song không thể coi là đầy đủ. Bởi vì chủ đề của bài thi chất lƣợng và vở ghi hạn hẹp không chứa đựng đầy đủ các yếu tố CT, mặt khác tần suất xuất hiện của chúng không đồng đều nhau. Do vậy, kết quả nghiên cứu thực trạng LCT của HS trở nên đầy đủ và khoa học khi chúng ta tiến hành điều tra bằng phiếu khảo sát. Phiếu khảo sát cho phép ngƣời nghiên cứu điều tra các yếu tố CT một cách bình đẳng, không yếu tố nào nhiều hơn yếu tố nào, vì thế tỷ lệ phần trăm của các yếu tố lỗi sẽ đƣợc phản ánh trung thực nhất.