- Lỗi thanh điệu: rất ít, chỉ có:
3.4.1 Đảm bảo tính giáo dục toàn diện, rèn luyện cho HS các đức tính và kỹ năng cần thiết trong môn học CT.
và kỹ năng cần thiết trong môn học CT.
Nét chữ là nết ngƣời, chữ viết phần nào phản ánh trình độ, ý thức, óc thẩm mỹ và tính cách của ngƣời viết nó. Đúng nhƣ cố Thủ tƣớng Phạm Văn Đồng đã từng nói: "Chữ viết cũng là một sự biểu hiện của nết ngƣời. Dạy HS viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, tính kỷ luật, lòng tự trọng đối với mình cũng nhƣ đối với thày và bạn đọc bài, đọc vở của mình" [8, tr.7]. Bởi vậy, dạy CT không chỉ đơn thuần là giúp HS phát triển trí thông minh, khả năng tƣ duy (vì phải sử dụng các thao tác tƣ duy nhƣ: phân tích, so sánh, đối chiếu, khái quát hóa, trừu tƣợng hóa để rút ra quy tắc CT...) và khả năng ghi nhớ máy móc (các trƣờng hợp bất quy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
84
tắc CT) cho các em mà còn góp phần giáo dục ý chí và những đức tính tốt nhƣ tính kỷ luật, tính cẩn thận, cần cù, nhẫn nại (vì phải viết nhiều cho quen, viết sao cho đúng, không đƣợc thừa, thiếu nét, phải nhớ các hiện tƣợng LCT để không bị sai), phát triển óc thẩm mỹ (viết phải thẳng hàng, ngay ngắn, sạch, đẹp), ngoài ra còn bồi dƣỡng cho các em lòng yêu quý tiếng mẹ đẻ, cách biểu thị tình cảm tốt đẹp khi giao tiếp ("Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau") v.v.
Chức năng của môn học CT là giúp HS không viết sai CT, nhƣng nếu chỉ có vậy mà coi nhẹ các mặt giáo dục khác thì chức năng hàng đầu của môn học sẽ khó thực hiện đƣợc. Trong môn học CT, chúng ta cần rèn luyện cho HS đức tính cẩn thận, tính chính xác; giáo dục cho các em những tƣ tƣởng, tình cảm biết trân trọng, yêu quý cái đúng, cái chuẩn mực trong CT; biết xấu hổ khi viết sai CT. Trên thực tế các LCT do viết thừa thiếu nét, thừa thiếu chữ là do tính không cẩn thận, tính thiếu chính xác và sự lơ đãng của các em gây ra. Do vậy khi dạy CT cần phải chú ý giáo dục cho các em thái độ đúng đắn đối với môn học: biết tự phê bình khi mắc LCT, biết trân trọng đề cao bản thân và các bạn khi viết đúng CT.
Đảm bảo tính giáo dục toàn diện trong môn học CT, chúng ta cần lƣu ý hai điểm nhƣ sau:
- Thứ nhất: Xuất phát từ đặc điểm bộ môn để giáo dục một số đức tính và kỹ năng cần thiết.
Hiện nay, đa số các GV của chúng ta chƣa chú ý đến việc giáo dục thái độ cho HS trong dạy học môn CT. Giáo dục thái độ đúng đắn cho HS đối với môn học CT thể hiện ở việc GV chú ý đề cao các đức tính nhƣ: nhớ lâu, cẩn thận, bình tĩnh, không hấp tấp, tính chính xác, tính kỷ luật, tính trung thực và tự giác v.v. Các đức tính này có ảnh hƣởng trực tiếp và rất lớn đến đến sự viết đúng hoặc sai CT. Ví dụ, khi viết CT rất cần sự định hình chính xác vị trí của âm,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
85
vần, thanh điệu, nếu không cẩn thận HS rất dễ sai, nhƣ thanh điệu khi viết phải chú ý đến vị trí của nó trong âm tiết, nếu viết sai sẽ làm ảnh hƣởng đến nghĩa của từ vì chức năng của thanh điệu là làm biến đổi âm sắc của âm tiết.
Tính kỷ luật đƣợc thể hiện trƣớc hết qua các quy tắc CT, nếu nhƣ các em không có tính kỷ luật đồng nghĩa với các em coi việc sai CT là chuyện bình thƣờng. Ví dụ, quy tắc viết hoa yêu cầu sau dấu chấm phải viết hoa, xuống dòng phải viết lùi vào một chữ cái và viết hoa chữ cái đầu tiên...Nếu không có tính kỷ luật, các em sẽ không chú ý đến quy tắc viết hoa, do vậy sẽ viết hoa lung tung, bừa bãi. Ngoài ra, chúng ta còn phải chú ý rèn luyện cho các em tƣ thế, tác phong khi viết CT nhƣ tƣ thế ngồi viết, cách để vở, cách cầm bút; kỹ năng nghe đúng, viết đúng, kỹ năng viết đẹp, kỹ năng viết nhanh v.v.
- Thứ hai: Xuất phát từ nội dung từng bài học CT để giáo dục
Nội dung bài học CT không chỉ đơn thuần là giúp HS rèn luyện CT mà trong đó bao giờ cũng mang nội dung giáo dục và tƣ tƣởng hay. Việc giảng giải các nội dung tƣ tƣởng có tính giáo dục đó sẽ giúp HS có ý thức phải viết và đọc đúng CT, vì nếu viết sai, đọc sai CT thì sẽ làm mất đi nội dung tƣ tƣởng tốt đƣợc chứa đựng trong nội dung bài CT. Ví dụ, câu thơ:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
trong bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh thể hiện tình yêu quê hƣơng đất nƣớc của tác giả đƣợc gửi gắm vào trong bức tranh thủy mặc với những nét chấm phá rất tinh tế. Nếu nhƣ HS viết sai CT dù chỉ một từ, ví dụ các em viết thành: "Tiếng hát chong nhƣ tiếng hát sa" sẽ làm hỏng đi ý nghĩa của câu thơ,
làm mất đi vẻ đạp lãng mạn của nó. Việc phân tích ý nghĩa của câu thơ nhƣ vậy đã có tác dụng giáo dục cho HS có tình cảm, rung động trƣớc cái hay, cái đẹp và vì thế HS sẽ có ý thức cao hơn khi viết. Vì vậy, việc bồi dƣỡng tƣ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
86
tƣởng, tình cảm tốt đẹp cho HS thông qua bài học là việc làm không nên xem nhẹ để khắc phục LCT cho HS.