TIỂU KẾT CHƢƠN G

Một phần của tài liệu Lỗi chính tả của học sinh tiểu học huyện hải hậu - nam định (Trang 39 - 40)

Âm tiết có vị trí hết sức quan trọng trong tiếng Việt. Âm tiết là sự biểu hiện tập trung nhất, đầy đủ nhất những đặc điểm của tiếng Việt về phƣơng diện ngữ âm. Tiếng Việt là ngôn ngữ phân tiết tính: các âm tiết đƣợc tách bạch rõ ràng trong dòng lời nói. Vì thế, khi viết các chữ biểu thị âm tiết đƣợc viết rời, cách biệt nhau. Âm tiết tiếng Việt có cấu trúc chặt chẽ, thƣờng bao gồm các thành phần âm vị có vị trí cố định kết hợp theo một trật tự không thay đổi.

Chữ Quốc ngữ là chữ ghi âm đƣợc xây dựng theo nguyên tắc ngữ âm học, tức nói sao viết vậy. Tuy nhiên có những âm vị lại đƣợc biểu thị bằng nhiều con chữ khác nhau khiến cho ngƣời viết CT khó phân biệt khi viết. Mặt khác, mỗi âm tiết Tiếng Việt đều

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

33

mang một thanh điệu nhất định. Khi viết chữ phải đánh dấu ghi thanh điệu lên âm chính (hoặc bộ phận chính, đối với âm chính là nguyên âm đôi) của âm tiết, v.v. Những trở ngại này chỉ có thể khắc phục khi ngƣời viết CT tuân thủ các nguyên tắc, quy tắc CT hiện hành. Việc tuân thủ các nguyên tắc, quy tắc CT hiện hành còn khắc phục đƣợc vấn đề CT do ảnh hƣởng của phƣơng ngữ, thổ ngữ (nói sai so với phát âm chuẩn).

Nhƣ vậy, chuẩn CT là một vấn đề cần phải đƣợc chú trọng trong dạy CT cho HS. Nó là thƣớc đo để đánh giá chất lƣợng CT - mức độ đúng/sai CT của HS. Căn cứ chuẩn chúng ta có thể phân loại, đánh giá chất lƣợng CT của HS, là cơ sở cho việc dạy học CT Tiếng Việt đạt chất lƣợng và hiệu quả cao.

Đối với HSTH Hải Hậu, các em đƣợc sinh ra và lớn lên ở một vùng quê có lịch sử anh hùng: qua nhiều đời quai đê lấn biển, kiên cƣờng trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc, con ngƣời Hải Hậu luôn vƣợt khó vƣơn lên, biết giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa và truyền thống tốt đẹp đƣợc hun đúc qua nhiều thế hệ. Nhân dân huyện Hải Hậu luôn tự hào vì thành tích 31 năm liên tục giữ vững danh hiệu điển hình văn hóa cấp huyện của cả nƣớc. Tuy nhiên, do ảnh hƣởng của tính chất vùng miền, trong văn hóa giao tiếp (nói và viết), ngƣời dân Hải Hậu phát âm theo thổ ngữ địa phƣơng rất khu biệt (giọng Hải Hậu trộn trấu không lẫn). Và lẽ tất nhiên HSTH cũng bị ảnh hƣởng từ thổ ngữ mẹ đẻ trong viết CT với các đặc trƣng cơ bản mà chúng tôi đã trình bày ở mục 1.4.2 - đặc điểm về tiếng nói của nhân dân Hải Hậu. Đây chính là các dấu hiệu để nhận biết văn hóa và giọng nói của ngƣời dân Hải Hậu, và nó cũng chính là một trong những nguyên nhân gây nên LCT của HSTH Hải Hậu. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để vẫn giữ gìn đƣợc bản sắc văn hóa tiếng nói của địa phƣơng, vừa đảm bảo các nguyên tắc, quy tắc CT hiện hành trong dạy học CT cho HSTH ở Hải Hậu. Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà chúng tôi muốn hƣớng tới trong luận văn tốt nghiệp của mình.

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu Lỗi chính tả của học sinh tiểu học huyện hải hậu - nam định (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)