5.1. KẾT LUẬN
1) Năng suất sinh sản của lợn nái F1(L × Y) phối với đực lai PiDu có thành phần di truyền khác nhau.
- Sử dụng lợn đực lai PiDu75 phối với nái F1(L × Y) thì số con đẻ ra có xu hƣớng cao hơn so với sử dụng lợn đực lai PiDu25 và PiDu50 phối với lợn nái F1(L × Y) (11,53 so với 11,33 và 10,93 con).
- Sử dụng lợn đực lai PiDu75 phối với nái F1(L × Y) thì số con cai sữa tồn ổ cũng có xu hƣớng cao hơn so với sử dụng lợn đực lai PiDu25 và PiDu50 phối với lợn nái F1(L × Y) (10,04 con so với 9,90 và 9,91 con).
- Sử dụng lợn đực lai PiDu50 phối với nái F1(L × Y) có khối lƣợng trung bình lợn con sơ sinh là 1,58 kg, khối lƣợng trung bình lợn con cai sữa là 6,59 kg, đạt cao nhất, tiếp đến là tổ hợp lai PiDu75 × F1(L × Y), tƣơng ứng với 1,54 kg và 6,41 kg và thấp nhất là tổ hợp lai PiDu25 × F1(L × Y), tƣơng ứng với 1,36 và 6,39 kg/con. Nhƣng sử dụng lợn đực lai PiDu75 có tác dụng nâng cao khối lƣợng lợn con sơ sinh của toàn ổ và khối lƣợng cai sữa toàn ổ so với các tổ hợp lai PiDu50 × F1(L × Y) và PiDu25 × F1(L × Y).
2) Khả năng sinh trƣởng và hiệu quả chuyển hóa thức ăn của lợn thịt
- Lợn thịt của tổ hợp lai PiDu25 × F1(L × Y) có khả năng tăng khối lƣợng cao nhất với mức 829,42 g/ngày, tiếp đến là tổ hợp lai PiDu50 × F1(L × Y) là 797,78 g/ngày và thấp nhất là tổ hợp lai PiDu75 × F1(L × Y) là 765,79 g/ngày.
- Lợn thịt của tổ hợp lai PiDu25 × F1(L × Y) có mức tiêu tốn thức ăn cho mỗi kg tăng khối lƣợng là thấp nhất với 2,31 kg, tiếp đến tổ hợp lai PiDu50 × F1(L × Y) với 2,33 kg với và cao nhất là tổ hợp lai PiDu75 × F1(L × Y) với 2,38 kg.
3) Năng suất thân thịt
- Tổ hợp lai PiDu75 × F1(L × Y) nâng cao đƣợc diện tích cơ thăn, giảm độ dày mỡ lƣng so với hai tổ hợp lai PiDu25 × F1(L × Y) và PiDu50 × F1(L × Y).
- Tổ hợp lai PiDu75 × F1(L × Y) có tỷ lệ thịt nạc là cao nhất, đạt 59,97%, tiếp theo là tổ hợp lai PiDu50 × F1(L × Y) đạt 56,32% và thấp nhất là tổ hợp lai PiDu25 × F1(L × Y) đạt 54,66%.
- Tổ hợp lai PiDu75 × F1(L × Y) đạt các chỉ tiêu chất lƣợng thân thịt cao hơn so với tổ hợp lai PiDu50 × F1(L × Y) và tổ hợp lai PiDu25 × F1(L × Y). 4) Chất lƣợng thịt
- Ba tổ hợp lai PiDu25 × F1(L × Y), PiDu50 × F1(L × Y) và PiDu75 × F1(L × Y) có phẩm chất thịt tƣơng đƣơng nhau, đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn về chất lƣợng thịt nhƣ độ pH, tỷ lệ mất nƣớc, màu sắc thịt và độ dai của thịt.
- Tỷ lệ vật chất khô và tỷ lệ mỡ thô của cơ thăn trong ba tổ hợp lai tƣơng đƣơng nhau, tỷ lệ vật chất khô từ 26,23 - 26,30%, tỷ lệ mỡ thô trong khoảng 2,02 - 2,06%.
- Tổ hợp lai PiDu75 × F1(L × Y) có tỷ lệ protein thơ và tỷ lệ khoáng tổng số cao hơn hai tổ hợp lai PiDu25 × F1(L × Y) và PiDu50 × F1(L × Y).
5.2. ĐỀ NGHỊ
- Cho phép sử dụng các kết quả nghiên cứu này vào mục đích giảng dạy, nghiên cứu trong lĩnh vực chăn nuôi lợn.
- Qua kết quả nghiên cứu, chúng tôi khuyến cáo rằng: Có thể phát triển và sử dụng lợn đực lai PiDu (Piétrain Re-Hal × Duroc) nhƣ là đực cuối cùng phối với nái F1(L × Y) rộng rãi trong chăn ni trang trại. Khuyến khích sử dụng lợn đực lai PiDu25 để nâng cao năng suất sinh trƣởng. Khuyến khích sử dụng lợn đực lai PiDu50 và PiDu75 để nâng cao năng suất sinh sản, năng suất thân thịt và chất lƣợng thịt trong chăn nuôi lợn ở miền Bắc Việt Nam.