Tình hình nghiên cứu ở trong nƣớc

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của lợn đực lai có thành phần di truyền khác nhau đến năng suất sinh sản của nái lai F1(Landrace Yorkshire) và năng suất, chất lượng thịt của các con lai thương phẩm (Trang 43 - 48)

h mAB: Hiệu quả ƣu tế lai của mẹ giữa giốn gA và B.

2.4.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nƣớc

Nghiên cứu lai giống lợn đã đƣợc tiến hành từ năm 1958 tại Học viện Nơng-Lâm và sau đó là Viện Khoa học Nơng nghiệp. Các nghiên cứu ở nƣớc ta liên quan đến tổ hợp lai ngoại  ngoại trong những năm gần đây đều tập trung theo hƣớng đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái thuần, nái lai; so sánh năng suất và chất lƣợng thịt của các tổ hợp lai 2, 3 và 4 giống.

Kết quả nghiên cứu của Đinh Văn Chỉnh và cs. (1999) cho thấy nái lai F1(L  Y) có nhiều chỉ tiêu sinh sản cao hơn so với nái thuần L. Nái lai F1(L  Y) có số con sơ sinh sống, số con cai sữa tƣơng ứng là 9,25-9,87; 8,50-8,80 con/ổ; khối lƣợng sơ sinh và khối lƣợng cai sữa/con là 1,32kg và 8,12 kg. Nái L có số con sơ sinh sống, số con cai sữa tƣơng ứng là là 9,00-9,83 và 8,27-8,73 con/ổ.

Phùng Thị Vân và cs. (2002) cho biết: Lai hai giống giữa đực Y và nái L và ngƣợc lại đều có ƣu thế về nhiều chỉ tiêu sinh sản so với giống thuần, F1(Y 

L) và F1(L  Y) có số con cai sữa/ổ tƣơng ứng là 9,38 và 9,36 con; Khối lƣợng cai sữa/ổ ở 35 ngày tuổi là 79,30 và 81,50kg. Trong khi đó, nái thuần Y và L có số con cai sữa/ổ tƣơng ứng là 8,82 và 9,26 con; khối lƣợng cai sữa/ổ ở 35 ngày tuổi chỉ đạt 72,90kg cho cả hai giống .

Theo Phan Xuân Hảo (2006) năng suất sinh sản của lợn nái F1(L  Y) là tƣơng đối cao, tuổi phối giống lần đầu, tuổi đẻ lứa đầu và khoảng cách lứa đẻ lần lƣợt là 249,13; 365,97 và 159,02 ngày. Tổng số con sơ sinh/ổ, số con sơ sinh sống/ổ, số con để nuôi/ổ, số con 21 ngày/ổ, số con cai sữa/ổ lần lƣợt là 10,97; 10,41; 9,88; 9,35 và 9,32 con/ổ. Tỷ lệ sơ sinh sống 95,32%, tỷ lệ nuôi sống 94,17%. Khối lƣợng sơ sinh/ổ; khối lƣợng 21 ngày /ổ, khối lƣợng cai sữa/ổ lần lƣợt là 14,6; 49,01 và 52,28kg/ổ. Khối lƣợng sơ sinh/con, khối lƣợng 21 ngày/con và khối lƣợng cai sữa/con lần lƣợt là: 1,41; 5,27 và 5,67 kg/con.

Theo Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2006b), năng suất sinh sản của lợn nái F1(L  Y) khi phối đực Pi và Du có số con đẻ ra/ổ tƣơng ứng là 10,05 và 9,63 con; Số con 21 ngày tuổi/ổ là 9,7 và 9,23 con; Số con cai sữa/ổ tƣơng ứng là 9,39 và 9,13 con; Khối lƣợng 60 ngày tuổi/con tƣơng ứng là 19,72 và 19,70kg.

Đặng Vũ Bình và cs. (2005) cho biết, nái F1 giữa hai giống L và Y, ƣu thế lai rõ nhất ở số con đẻ ra/ổ, số con để ni/ổ, khối lƣợng sơ sinh/ổ, sau đó là các tính trạng số con cai sữa/ổ và khối lƣợng cai sữa/ổ. Năng suất sinh sản nái F1(L  Y) có ƣu thế lai cao hơn nái F1(Y  L).

Theo Đồn Văn Soạn và Đặng Vũ Bình (2011), nái F1(L  Y) và F1(Y  L) phối với đực L19 có số con đẻ ra, số con để ni cao hơn khi phối với đực Du, nhƣng khối lƣợng sơ sinh, khối lƣợng cai sữa/ổ thấp hơn.

Năng suất sinh sản của các tổ hợp lai giữa nái L, Y và F1(L  Y) phối với đực PiDu là tƣơng đối cao, ổn định và khơng có sự sai khác rõ ràng giữa 3 tổ hợp lai (Phan Xuân Hảo và Hoàng Thị Thuý, 2009). Tác giả cũng khẳng định rằng con lai có sự tham gia của đực PiDu có sức sinh trƣởng tƣơng đối cao, đặc biệt con lai 4 giống (PiDu  LY) có xu hƣớng thể hiện đƣợc ƣu thế lai về tăng trọng so với con lai 3 giống (PiDu  Y và PiDu  L).

Các kết quả nghiên cứu của Lê Thanh Hải (2001) cũng cho biết tổ hợp lai ba, bốn giống ngoại đạt mức tăng khối lƣợng và tỷ lệ thịt nạc cao. Con lai ba giống Du  (L  Y) có mức tăng khối lƣợng trung bình 634g/ngày, tỷ lệ thịt nạc

55,9%, tiêu tốn thức ăn 3,3 kg thức ăn/kg tăng khối lƣợng; con lai ba giống Pi  (L  Y) có mức tăng khối lƣợng trung bình đạt 601g/ngày, tỷ lệ thịt nạc 58,8%, tiêu tốn thức ăn là 3,1kg/kg tăng khối lƣợng. Con lai bốn giống (PiDu)  (L  Y) đạt tăng khối lƣợng trung bình 624g/ngày, tỷ lệ thịt nạc 57,9% tiêu tốn thức ăn 3,2kg/kg tăng khối lƣợng.

Lai ba giống giữa đực Du với nái lai F1(L  Y) hoặc F1(Y  L) có tác dụng nâng cao các chi tiêu sinh sản, giảm chi phí thức ăn để sản xuất 1kg lợn con ở 60 ngày tuổi; số con cai sữa đạt 9,6-9,7 con/ổ và khối lƣợng con cai sữa/ổ tƣơng ứng là 80,0-75,7 kg ở 35 ngày tuổi. Con lai giữa 3 giống Du  (L  Y) có mức tăng khối lƣợng trung bình 655,9 g/ngày; tỷ lệ thịt nạc 61,81% và tiêu tốn thức ăn 2,98 kg; con lai ba giống Du  (Y  L) có mức tăng khối lƣợng trung bình 655,7g/ngày, tỷ lệ thịt nạc 58,71%, tiêu tốn thức ăn 2,95 kg thức ăn/kg tăng khối lƣợng (Phùng Thị Vân và cs, 2002).

Phùng Thị Vân và cs. (2002) cho thấy con lai giống F1(L  Y) đạt mức tăng khối lƣợng từ 650,90 đến 667,70 g/ngày, tỷ lệ thịt nạc 58,8%, con lai F1(Y  L) đạt mức tăng khối lƣợng từ 601,50 đến 624,40 g/ngày, tỷ lệ thịt nạc 56,5%. Nguyễn Thiện (2002) cho biết lợn lai F1(L  Y) và F1(Y  L) đạt tỷ lệ thịt nạc so với thịt xẻ tƣơng ứng là 58,00% và 56,50%.

Kết quả nghiên cứu của Lê Thanh Hải và cs. (2006) cho biết một số chỉ tiêu năng suất thịt phụ thuộc vào khối lƣợng lợn và thời gian nuôi thịt, khối lƣợng giết mổ 91,2 và 89,6 kg cho tỷ lệ móc hàm 70,5% và 69,2%; tỷ lệ thịt xẻ 70,7% và 70,4%; tỷ lệ thịt nạc 59,9% và 59,5%.

Nghiên cứu của Trƣơng Hữu Dũng (2004) cho thấy các kết quả của tổ hợp lai giữa 2 giống Y, L và ngƣợc lại 3 giống Y, L và Du đạt mức tăng khối lƣợng và tỷ lệ thịt nạc cao. Con lai F1(L  Y) đạt mức tăng khối lƣợng từ 650,90 đến 667,70g/ngày và tỷ lệ thịt nạc từ 57,96 đến 60,00%; con lai F1(Y  L) đạt mức tăng khối lƣợng từ 601,50 đến 624,40 g/ ngày, tỷ lệ thịt nạc từ 56,24 đến 56,80%. Con lai ba giống Du  (L  Y) đạt mức tăng khối lƣợng từ 617,80 đến 694,10 g/ngày và tỷ lệ thịt nạc từ 57,00 đến 61,81%; Con lai ba giống Du  (Y  L) đạt mức tăng khối lƣợng từ 628,40 đến 683,10 g/ngày và tỷ lệ thịt nạc từ 56,86 đến 58,71%.

Kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Kim Dung và cs. (2004) cho biết khả năng tăng khối lƣợng của các giống lợn ngoại L, Y, Du và các tổ hợp lai F1(L  Y), F1(Y 

L), Du  (L  Y), Du  (Y  L) đạt mức tƣơng ứng 613,07; 616,21; 624,01; 661,26; 663,03; 667,28; 669,12 g/ngày. Tiêu tốn thức ăn của các giống lợn ngoại L, Y, Du và các tổ hợp lai F1(L  Y), F1(Y  L), Du  (L  Y), Du  (Y  L) đạt mức tƣơng ứng là 3,14; 3,09; 2,87; 3.05; 3,04; 2,94; 2,93 kg/kg tăng khối lƣợng.

Kết quả nuôi thịt các tổ hợp lai Du  (L  Y), Du  (Y  L), L19  (Y  L), L19  (L  Y) tại Xí nghiệp Chăn ni Đồng Hiệp – Hải Phòng đƣợc tác giả Đặng Vũ Bình và cs. (2005) cho biết, tăng khối lƣợng/ngày lần lƣợt tƣơng ứng đạt 485,15; 525,42; 484,65 và 494,43 g/ngày với mức tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lƣợng là 2,40; 2,40; 2,61 và 2,56 kg; tỷ lệ móc hàm tƣơng ứng ở các tổ hợp lai đạt 78,14; 79,70; 78,60 và 80,02%.

Lê Thanh Hải (2001) đã cho biết, đối với tăng khối lƣợng của các tổ hợp lợn lai giữa các giống Du, L và Y thì giá trị di truyền cộng gộp đóng góp vào chúng là 573,576 và 580 g/ngày, trong khi đó di truyền cộng gộp của bố chỉ đóng góp 15; - 8 và -7 g/ngày và di truyền cộng gộp của mẹ đóng góp -17; 9 và 8 g/ngày. Nhƣ vậy bố là lợn Du cho kết quả cao nhất nhƣng nếu mẹ thì Du sẽ cho kết quả thấp nhất trong các tổ hợp lai có ba giống Du, L và Y. Tác giả kết luận hiệu ứng từ bản thân lợn mẹ cần thiết đƣợc xem xét trong việc đánh giá di truyền đối với các tình trạng năng suất ở lợn nái.

Theo Nguyễn Thị Viễn và cs. (2003) khi nghiên cứu về tốc độ tăng khối lƣợng của các tổ hợp lai giữa ba giống L, Du, Y, giá trị di truyền cộng gộp trực tiếp, bố và mẹ đều tăng khối lƣợng của các tổ hợp lai giữa ba giống này tƣơng ứng là 573; 576; 580 g/ngày.

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Đức (2003) trên các tổ hợp lai Du  (L  Y), Du  (Y  L), (Du  L)  (L  Y) và (Du  L)  (Y L) đã cho biết tổ hợp lai ba giống của Du ni thịt có tốc độ tăng khối lƣợng cao, đặc biệt khi sử dụng đực lai (Du  L) đã nâng cao tính trạng tăng khối lƣợng vì chúng đƣợc thừa hƣởng thêm ƣu thế lai của bố lai. Tác giả khẳng định sử dụng đực lai (Du  L) tạo lợn lai nuôi thịt tăng hơn 3,19 g/ngày so với sử dụng đực thuần Du khi lợn nái đều là tổ hợp lai F1(Y  L) hoăc F1(L  Y). F1(Y  L) hoăc F1(L  Y).

Phan Xuân Hảo (2007) cho biết, tăng khối lƣợng tuyệt đối của lợn L; Y; F1(L  Y) lần lƣợt là 710,56; 664,87 và 685,31 g/ngày, tiêu tốn thức ăn tƣơng ứng là 2,91; 3,07 và 2,83 kg. Tỷ lệ thịt nạc tƣơng ứng 56,17; 53,86 và 55,35 %. Cũng theo Phan Xuân Hảo và cs. (2009) cho biết, các tổ hợp lai PiDu  Y, PiDu  L, PiDu  F1(L 

Y) có tỷ lệ thịt nạc tƣơng ứng là 56,21; 56,88 và 56,51%, tỷ lệ mất nƣớc tổng tƣơng ứng 28,35; 28,46 và 28,82%; độ dai của thịt tƣơng ứng 4,29; 4,28 và 4,26 N.

Nghiên cứu của Phan Xuân Hảo và Nguyễn Văn Chi (2010) trên tổ hợp lợn lai Omega  F1(L  Y) có tỷ lệ móc hàm là 81,28%; tổ hợp lợn lai PiDu  F1(L  Y) là 80,64%; tỷ lệ thịt nạc tƣơng ứng của hai tổ hợp lai 61,54% và 57,09%.

Trịnh Hồng Sơn và cs. (2013) cơng bố về khả năng sinh trƣởng của dịng đực tổng hợp VCN03 cho thấy, khả năng tăng khối lƣợng trung bình hàng ngày (829,80 g/ngày), tỷ lệ móc hàm (84,30%), tỷ lệ nạc (61,14%) của thế hệ 1 sau chọn lọc đạt cao hơn so với thế hệ xuất phát (769,51 g/ngày, 84,12% và 59,74%). Các chỉ tiêu về chất lƣợng thịt của thế hệ xuất phát và thế hệ 1 sau chọn lọc đều đạt tiêu chuẩn tốt.

Vũ Đình Tơn và Nguyễn Công Oánh (2010) cho biết tổ hợp lai Du  F1(Y  MC) có tỷ lệ thịt nạc, khối lƣợng cai sữa, khối lƣợng 60 ngày tuổi cao hơn tổ hợp lai L  F1(Y  MC) và F1(L  Y)  F1(Y  MC).

Nghiên cứu của Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tơn (2010) cũng cho rằng năng suất sinh sản, sinh trƣởng và năng suất thịt của tổ hợp lai 4 giống cao hơn và tiêu tốn thức ăn thấp hơn so với tổ hợp lai 2 giống. Nên sử dụng lợn đực PiDu phối với nái F1(LY) để đạt đƣợc năng suất cao hơn trong thực tế (Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tơn, 2010). Việc sử dụng đực PiDu phối với nái ngoại (L, Y và LY) đạt đƣợc năng suất cao nhƣng vẫn đảm bảo đƣợc chất lƣợng thịt tốt (Phan Xuân Hảo và cs., 2010; Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tơn, 2010).

Các cơng trình cơng bố trong và ngoài nƣớc nêu trên đã nghiên cứu tƣơng đối toàn diện về khả năng sản xuất của lợn đực lai PiDu, nhƣng chƣa có nghiên cứu nào đƣợc thực hiện một cách có hệ thống và đầy đủ, đặc biệt là chƣa xác định đƣợc thành phần di truyền thích hợp của lợn đực lai PiDu trong việc nâng cao năng suất sinh sản, sinh trƣởng, tỷ lệ thịt nạc và đảm bảo đƣợc chất lƣợng thịt của các tổ hợp lai.

Nhƣ vậy việc nghiên cứu nhằm xác định đƣợc lợn đực lai PiDu có thành phần di truyền thích hợp khi phối giống với nái lai F1(L  Y) cho tổ hợp lai có năng suất, chất lƣợng thịt cao, phù hợp với điều kiện chăn nuôi trang trại, gia trại đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trƣờng là rất cần thiết. Nghiên cứu này cũng góp phần thực hiện mục tiêu chiến lƣợc của tồn quốc nói chung, tỉnh Hải Dƣơng, Hƣng Yên nói riêng đó là tăng tỷ lệ đàn lợn hƣớng nạc trong cơ cấu đàn lợn.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của lợn đực lai có thành phần di truyền khác nhau đến năng suất sinh sản của nái lai F1(Landrace Yorkshire) và năng suất, chất lượng thịt của các con lai thương phẩm (Trang 43 - 48)