h mAB: Hiệu quả ƣu tế lai của mẹ giữa giốn gA và B.
2.2.2.2. Các yếu tố ngoại cảnh
Nhiều kết quả nghiên cứu đã khẳng định có nhiều yếu tố ảnh hƣởng tới khả năng sinh sản của lợn nái nhƣ: chế độ nuôi dƣỡng, tuổi, khối lƣợng phối, phƣơng thức phối, lứa đẻ, mùa vụ, nhiệt độ môi trƣờng, thời gian chiếu sáng, bệnh tật... (Riha et al., 2000; Sohst, 1997).
- Chế độ nuôi dƣỡng
Dinh dƣỡng là yếu tố hết sức quan trọng để đảm bảo khả năng sinh sản của lợn nái. Lợn nái và lợn cái hậu bị có chửa cần đƣợc cung cấp đủ về số và chất lƣợng các chất dinh dƣỡng để có kết quả sinh sản tốt.
Rothschild and Bidanel (1998) cho biết các mức ăn khác nhau trong giai đoạn từ cai sữa đến phối giống trở lại có ảnh hƣởng tới tỷ lệ thụ thai. Yamada et al.
(1998) nhận thấy nuôi dƣỡng hạn chế lợn cái trong giai đoạn hậu bị sẽ làm tăng tuổi động dục lần đầu, tăng tỷ lệ loại thải so với nuôi dƣỡng đầy đủ. Nuôi dƣỡng tốt lợn nái trƣớc khi động dục có thể làm tăng số lƣợng trứng rụng, tăng số phôi sống (Ashworth et al., 2000).
Các nghiên cứu của Flowers et al. (1989), Rhoder et al. (1991) và Cassar
et al. (1994), cho biết áp dụng chế độ dinh dƣỡng ―Flushing‖ trong pha sinh
trƣởng của buồng trứng của lợn nái nên đã làm tăng số lƣợng trứng rụng (85% so với 64%) và tăng lƣợng progesteron trong máu (10,5 ng so với 4,5 ng/ml) (dẫn theo Gordon, 1997). Lodge and Hardy (1968) cho biết: tăng lƣợng thức ăn thu nhận trong thời kỳ động dục có ảnh hƣởng đến số trứng rụng (dẫn theo Gordon, 1997). Brooks and Cole (1972) cho biết, lợn nái ăn gấp đôi lƣợng thức ăn ở giai đoạn trƣớc khi phối giống và ở ngày phối giống so với bình thƣờng có tác dụng làm tăng số lƣợng trứng rụng và số con đẻ ra /ổ (dẫn theo Gordon, 1997).
Nuôi dƣỡng lợn nái với mức cao ở thời kỳ chửa đầu có thể làm tăng tỷ lệ chết phôi ở lợn nái mới đẻ (Prunier et al., 2000), làm giảm 20-30% số phôi khi ni với mức dinh dƣỡng bình thƣờng (Whaley et al., 1997). Theo nghiên cứu của Cozler et al. (2000) và Pettigrew and Tokach (1991) cho biết nuôi dƣỡng lợn nái với mức năng lƣợng cao trong thời kỳ có chửa sẽ làm giảm mức thu nhận thức ăn trong thời kỳ tiết sữa nuôi con và ngăn cản sự phát triển của tuyến vú (dẫn theo Gordon, 1997).
Nên cho lợn nái nuôi con ăn tự do để đáp ứng nhu cầu dinh dƣỡng. Giảm lƣợng thức ăn thu nhận khi nuôi con sẽ làm giảm khối lƣợng cơ thể, hậu quả là thời gian động dục trở lại dài, giảm tỷ lệ thụ tinh và giảm số phôi sống (Brand et
al., 2000; Graham et al., 2000). Theo Chung et al. (1998), tăng lƣợng thức ăn thu
nhận ở lợn nái tiết sữa sẽ làm tăng sản lƣợng sữa và tăng khả năng tăng trọng của lợn con. Gordon (2004) cho biết: tăng lƣợng thức ăn thu nhận cho lợn nái tiết sữa ở giai đoạn đầu và giữa chu kỳ tiết sữa sẽ có tác dụng giảm thời gian động dục trở lại hơn là tăng lƣợng thức ăn thu nhận cho lợn nái tiết sữa ở giai đoạn cuối, tăng lƣợng thức ăn thu nhận cho lợn nái tiết sữa ở giai đoạn giữa và cuối chu kỳ tiết sữa sẽ có tác dụng tăng khối lƣợng cai sữa hơn là tăng ở giai đoạn đầu.
Mục tiêu của nuôi dƣỡng lợn nái là làm sao cho số ngày không sản xuất ít nhất, khối lƣợng cơ thể tăng phù hợp trong thời kỳ có chửa và có đƣợc khối lƣợng cơ thể thích hợp trong thời kỳ nuôi con.
Robinson (1991), cho biết nuôi dƣỡng lợn nái trong thời kỳ tiết sữa nuôi con với mức protein thấp trong khẩu phần sẽ làm tăng thời gian động dục trở lại (dẫn theo Gordon, 1997). Theo Close et al. (1985) và Cole (1990), mức dinh
dƣỡng protein thấp trong thời kỳ chửa cuối sẽ làm cho lợn nái phải huy động dinh dƣỡng của cơ thể để nuôi thai (dẫn theo Clowes et al., 2003). Theo Pike and Boaz (1969), mức dinh dƣỡng protein thấp trong thời kỳ chửa cuối sẽ làm giảm khả năng tiết sữa của lợn mẹ, do đó dẫn đến lợn nái sinh sản kém (dẫn theo Gordon, 1997). Nuôi dƣỡng lợn nái trong thời kỳ tiết sữa nuôi con với mức lyzin thấp và protein thấp sẽ làm suy yếu sự phát triển của bao noãn, giảm khả năng trƣởng thành của tế bào trứng, giảm số con đẻ ra và số con sơ sinh sống/ổ (Yang et al., 2000), tăng tỷ lệ hao hụt của lợn mẹ và giảm tốc độ sinh trƣởng của lợn con (Cheng et al., 2000). Podtereba (1997) xác nhận có 9 axit amin cần thiết đóng vai trị quan trọng trong q trình sinh sản và trong q trình phát triển của phơi.
- Mùa vụ
Mùa vụ là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến khả năng sinh sản của lợn nái. Gaustad-Aas et al. (2004) cho biết mùa vụ có ảnh hƣởng đến số con đẻ ra/ổ. Mùa có nhiệt độ cao là nguyên nhân làm kết quả sinh sản ở lợn nái nuôi chăn thả thấp, tỷ lệ chết ở lợn con cao (Akos et al., 2004). Theo Quiniou et al. (2000), nhiệt độ cao làm lợn nái thu nhận thức ăn thấp, tỷ lệ hao hụt lợn nái tăng và tỷ lệ động dục trở lại sau cai sữa giảm.
Tỷ lệ thụ thai bị ảnh hƣởng bởi nhiệt độ và mùa vụ. Lợn nái phối giống vào các tháng nóng có tỷ lệ thụ thai thấp, làm tăng số lần phối giống, giảm khả năng sinh sản từ 5-20%. Nhiệt độ cao làm tăng tỷ lệ lợn nái không động dục, giảm tỷ lệ thụ thai, giảm khả năng sống của thai (Pistoni, 1997). Nhiều nghiên cứu đã chỉ rõ ảnh hƣởng của stress nhiệt đến khả năng sinh sản của lợn nái. Theo Pastison (1980) nhiệt độ cao làm cho tỷ lệ loại thải nái cao (30-50%) và làm thiệt hại về kinh tế trong chăn nuôi nái sinh sản (dẫn theo Gordon, 1997). Nghiên cứu của Mauget (1982) nhận thấy từ tháng 7 đến tháng 11, lợn nái dễ dàng không động dục (dẫn theo Gordon, 1997). Số con đẻ ra/ổ khi phối giống vào mùa hè có thể ít hơn một con so với khi phối giống vào mùa thu, mùa đông (Peltoniemi et al., 2000; Koketsu et al., 1998).
Các tác giả nhận thấy về mùa hè, nhiệt độ cao làm giảm tính nhạy cảm bình thƣờng của chu kỳ động dục. Claus and Weiler (1985) cho biết từ tháng 5 đến tháng 8 khoảng cách từ khi cai sữa đến động dục trở lại ở lợn nái tăng so với các tháng khác (dẫn theo Gordon, 1997) .
Prunier et al. (1994) cho thấy nhiệt độ cao làm giảm thu nhận thức ăn của lợn nái đẻ (dẫn theo Gordon, 1997). Stress nhiệt có thể làm giảm tỷ lệ thụ thai tới 20%, giảm số phôi sống 20% và do đó làm giảm thành tích sinh sản của lợn nái (Peltoniemi et al., 2000).
- Tuổi và lứa đẻ
Clark and Leman (1996) cho biết, tuổi và lứa đẻ đều là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến số con đẻ ra/ổ (dẫn theo Gordon, 1997). Lợn nái kiểm định có tỷ lệ đẻ thấp hơn so với lợn nái sinh sản (Koketsu et al., 1998). Số lƣợng trứng rụng thấp nhất ở chu kỳ động dục thứ nhất, tăng đến 3 tế bào trứng ở chu kỳ động dục thứ hai và đạt tƣơng đối cao ở chu kỳ động dục thứ ba (Deckert et al., 1998). Theo Warrick
et al. (1989) cho biết, số con đẻ ra tƣơng quan thuận với số lƣợng trứng rụng (dẫn
theo Gordon, 1997).
Lứa đẻ là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến khả năng sinh sản của lợn nái vì có sự khác nhau về chức năng theo tuổi của lợn nái. Khả năng sinh sản của lợn nái thƣờng thấp nhất ở lứa đẻ thứ nhất, đạt cao nhất ở lứa đẻ 3, 4, 5 và sau đó gần nhƣ là ổn định hoặc hơi giảm khi lứa đẻ tăng lên. Venanzi et al. (1997) cho biết số con đẻ ra/ổ tăng từ lứa đẻ một đến lứa đẻ thứ tƣ, ở lứa đẻ thứ tám trở đi số lợn con mới đẻ bị chết tăng lên. Số con đẻ ra/ổ có quan hệ chặt chẽ đến tuổi của lợn
nái và giảm nhanh sau 4-5 tuổi. Lợn mới đẻ lứa đầu thƣờng hay sợ hãi, do đó tỷ lệ thụ thai thấp và tỷ lệ chết thai cao (Grandinson et al., 2003). Lợn đẻ lứa đầu
tiên thƣờng có số con đẻ ra, khối lƣợng sơ sinh nhỏ hơn so với những lứa đẻ sau (Colin, 1998).
- Số lần phối và phƣơng thức phối giống
Nghiên cứu của Clark and Leman (1986) nhận thấy, số lần phối giống trong một lần động dục ở lợn nái ảnh hƣởng tới số con đẻ ra/ổ (dẫn theo Gordon, 1997). Clark and Leman (1986) cho biết, phối đơn trong một chu kỳ động dục ở lúc động dục cao nhất có thể đạt đƣợc số con đẻ ra/ổ cao, nhƣng phối hai lần trong một chu kỳ động dục làm tăng số con đẻ ra/ổ (dẫn theo Gordon, 1997). Tilton and Cole (1982) thấy rằng khi phối giống cho lợn nái trực tiếp ba lần, mỗi lần cách nhau 24 giờ tăng hơn 1,3 con/ổ so với phối hai lần (dẫn theo Gordon, 1997).
Theo Anon (1993), phối giống kết hợp giữa thụ tinh nhân tạo và nhảy trực tiếp có thể làm tăng 0,5 lợn con so với phối riêng rẽ (dẫn theo Gordon, 1997). Phối giống bằng thụ tinh nhân tạo, tỷ lệ thụ thai và số con đẻ ra/ổ đều thấp hơn (0-10%) so với phối giống trực tiếp (Colin, 1998), nhƣng kết quả nghiên cứu của Alexopoulos et al. (1997) lại ngƣợc lại.
- Thời gian cai sữa
Xue et al. (1993) phân tích 14.925 lứa đẻ của 39 đàn lợn nái ở Mỹ nhận
thấy, thời gian bú sữa của lợn con dài, lợn nái có số con sơ sinh và số con sơ sinh sống/ổ cao, thời gian động dục trở lại ngắn, khoảng cách từ khi đẻ đến phối giống trở lại dài, khoảng cách lứa đẻ dài (dẫn theo Gordon, 1997).
Gaustad-Aas et al. (2004) và Mabry et al. (1997) cho biết, phối giống sớm
sau khi đẻ, tỷ lệ đẻ và số con đẻ ra/ổ thấp hơn so với phối giống muộn. Theo Gordon (2004), giảm thời gian cai sữa từ 20 xuống 15 ngày sẽ làm giảm 0,2 con trong ổ, giảm thời gian cai sữa từ 15 xuống 10 ngày sẽ làm giảm trên 0,2 con trong ổ.
Lợn nái cai sữa ở 28-35 ngày, thời gian động dục trở lại 4-5 ngày, có thể phối giống và có thành tích sinh sản tốt (Colin, 1998). Theo các tác giả Newport (1977) và Cole et al. (1975) cho biết, không nên phối giống cho lợn nái sớm hơn ba tuần sau khi đẻ, phối giống sớm sẽ làm giảm khả năng sinh sản của lợn nái (dẫn theo Gordon, 1997).
Theo Tonn et al. (1995), lợn nái phối giống khi cai sữa lợn con sớm có số lƣợng trứng rụng thấp (15,9 so với 24,6) và số phơi ít ở ngày chửa thứ 11, lợn nái
cai sữa sớm có tỷ lệ thụ thai thấp, số phơi sống ít và thời gian động dục trở lại dài (dẫn theo Gordon, 1997).