Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của lợn đực lai có thành phần di truyền khác nhau đến năng suất sinh sản của nái lai F1(Landrace Yorkshire) và năng suất, chất lượng thịt của các con lai thương phẩm (Trang 50 - 53)

PHẦN 3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.1.2. Phương pháp nghiên cứu

Thí nghiệm đƣợc tiến hành theo phƣơng pháp bố trí theo nhóm. Lợn nái F1(L × Y) trong các tổ hợp lai đƣợc nuôi trong điều kiện chuồng hở tại các trang trại. Các lợn nái trên đƣợc đảm bảo các yếu tố đồng đều về khối lƣợng cơ thể, nuôi dƣỡng, chăm sóc, vệ sinh phịng bệnh và phƣơng thức phối giống.

Tiêu chuẩn thức ăn hỗn hợp cho lợn nái và lợn con theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 1547: 2007), thành phần dinh dƣỡng cơ bản của thức ăn ni lợn nái và lợn con trình bày trong bảng 3.2.

Bảng 3.2. Thành phần dinh dƣỡng của thức ăn nuôi lợn nái và lợn con

Loại lợn NL trao đổi (Kcal ME/kg TĂ)

Protein thô (%) Canxi (%) Phot pho (%) Nái có chửa 2900 14,0 1,0 0,6 Nái nuôi con 3000 16,0 1,0 0,6 Lợn con tập ăn và sau

cai sữa đến 15 kg 3200 20 1,2 0,5

84) 2,0 - 2,4 kg/ngày, lợn nái chửa kỳ 2 (từ ngày thứ 85 đến khi đẻ) 2,5 - 2,8 kg/ngày, trƣớc khi đẻ 3 ngày cho ăn giảm dần, ngày đẻ cho ăn 0,5 - 1,0 kg/con/ngày, từ ngày nuôi con thứ 7 đến khi cai sữa cho ăn theo công thức: P= [2,0 + (0,3 x số con/ổ)] kg.

Khẩu phần ăn cho lợn con tập ăn: tuần thứ 2 cho ăn 0,1-0,2 kg/con; tuần thứ 3 cho ăn 0,3-0,5 kg/con/ngày.

Các chỉ tiêu theo dõi và xác định năng suất sinh sản của lợn nái bao gồm: - Số con đẻ ra/ổ: là tổng tất cả số lợn con sinh ra bao gồm số con sơ sinh sống, số con chết khi sinh và số con chết lƣu (con).

- Số con sơ sinh sống/ổ: là số con sơ sinh sống sau khi lợn mẹ đẻ xong (con). - Số con để nuôi/ổ: Số con do lợn nái đẻ ra để lại nuôi (con).

- Số con cai sữa/ổ: Số con còn sống đến khi cai sữa (con). - Tỷ lệ sơ sinh sống (%).

- Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa (%). - Khối lƣợng sơ sinh/ổ (kg). - Khối lƣợng cai sữa/ổ (kg).

- Khối lƣợng sơ sinh trung bình/con (kg). - Khối lƣợng cai sữa trung bình/con (kg). - Thời gian cai sữa (ngày).

- Thời gian phối lại, khoảng cách lứa đẻ (ngày). - TTTĂ/1kg lợn con cai sữa (kg).

Phƣơng pháp theo dõi và đánh giá năng suất sinh sản đàn lợn nái F1(L  Y) phối giống với lợn đực lai PiDu25, PiDu50 và PiDu75:

- Dựa vào thẻ nái, sổ ghi chép tại trang trại để thu thập số liệu nghiên cứu khả năng sinh sản của lợn nái.

- Đếm số lƣợng lợn con ở các thời điểm: sơ sinh và cai sữa. Số con sơ sinh sống

Tỷ lệ sơ sinh sống (%) = x 100 Số con đẻ ra

Số con cai sữa sống

Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa (%) = x 100 Số con sơ sinh sống

- Cân khối lƣợng lợn sơ sinh từng con bằng cân đồng hồ 5 kg với phân độ nhỏ nhất 20g, sai số nhỏ nhất ± 10g, sai số lớn nhất ± 30g. Cân khối lƣợng lợn cai sữa từng con bằng cân đồng hồ 10 kg với phân độ nhỏ nhất 50g, sai số nhỏ nhất ± 25g, sai số lớn nhất ± 50g. Khối lƣợng sơ sinh/ổ, khối lƣợng cai sữa/ổ là tổng khối lƣợng toàn ổ tại thời điểm sơ sinh và cai sữa.

- Thời gian cai sữa (ngày): đƣợc tính từ ngày đẻ đến ngày cai sữa lợn con. - Thời gian phối lại (ngày): đƣợc tính từ ngày cai sữa lợn con đến ngày phối lại có chửa.

- Khoảng cách lứa đẻ (ngày): đƣợc tính từ ngày đẻ lứa trƣớc đến ngày đẻ lứa sau.

- TTTĂ/1kg lợn con cai sữa: dựa trên lƣợng thức ăn sử dụng cho lợn mẹ/lứa đẻ + thức ăn tập ăn của lợn con và khối lƣợng cai sữa toàn ổ.

- Tiêu tốn thức ăn/1kg lợn cai sữa đƣợc xác định theo công thức: Lƣợng thức ăn tiêu thụ (kg) Tiêu tốn thức ăn/1kg lợn con cai sữa =

Khối lƣợng cai sữa/ổ (kg)

Trong đó: Lƣợng thức ăn tiêu thụ = (lƣợng thức ăn cho nái chờ phối + lƣợng thức ăn cho nái mang thai + lƣợng thức ăn cho nái nuôi con + lƣợng thức ăn cho lợn con tập ăn/ổ).

Số liệu đƣợc xử lý bằng phần mềm SAS 9.1 (2002). Các tham số thống kê bao gồm: dung lƣợng mẫu (n), trung bình bình phƣơng nhỏ nhất (LSM) và sai số tiêu chuẩn (SE), so sánh các giá trị LSM bằng phƣơng pháp so sánh Duncan tại Bộ môn Di truyền – Giống vật nuôi, Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Sử dụng thủ tục GLM SAS 9.1 (2002) để phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến các tính trạng sinh sản của lợn nái. Ảnh hƣởng của các yếu tố đến các tính trạng sinh sản của lợn nái đƣợc phân tích theo mơ hình thống kê:

Trong đó:

yijklm : Giá trị về các chỉ tiêu năng suất sinh sản của lợn nái;  : giá trị trung bình của quần thể về năng suất sinh sản;

Di: ảnh hƣởng của đực giống có thành phần di truyền khác nhau (i = 3); Fj: ảnh hƣởng của trại chăn nuôi (j = 3);

Lk: ảnh hƣởng của mùa vụ (k = 2);

Tl: ảnh hƣởng của lứa đẻ (l = 6); ijklm: sai số ngẫu nhiên

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của lợn đực lai có thành phần di truyền khác nhau đến năng suất sinh sản của nái lai F1(Landrace Yorkshire) và năng suất, chất lượng thịt của các con lai thương phẩm (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)